Với người xung quanh

Một phần của tài liệu Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời kỳ đổi mới qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư (Trang 41)

5. Kết cấu

2.1.3. Với người xung quanh

Dân tộc Việt Nam với truyền thống nhân văn sâu sắc:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Tục ngữ

đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân quốc tế. Người phụ nữ Việt Nam duyên dáng, nhẹ nhàng, nhất mực yêu thương con người cũng đã đi

vào văn chương như một hình ảnh điển hình. Ở thời kỳ mới, dẫu đã có những tính cách, phẩm chất gần ra ngoài khuôn khổ truyền thống, người phụ nữ Việt Nam với trái tim nhạy cảm, suy nghĩ nặng tình vẫn rất được ngợi ca. Với gia đình thì yêu thương lo lắng, với người yêu thì đắm say khao khát. Với những người xung quanh, với những số phận đáng thương, người phụ nữ xin được bày tỏ niềm chia sẻ, cảm thông sâu sắc.

Được xếp vào hàng những cây bút sắc sảo và giàu nữ tính. Những thân phận người đàn bà, con người nhở bé trước bão lũ cuộc đời: “những người

rất riêng tư mà chẳng riêng tư chút nào”… là điều mà Võ Thị Hảo luôn trăn

trở trên các trang viết của mình. Bà Diễm với những dáng người bé loắt choắt, xấu xí, với chiếc đòn gánh nước đã «hợp thành một chỉnh thể của sự bất hạnh, hợp thành biểu tượng của một thân cây vừa mới ra đời đã bị mưa vùi dập» [4, tr 59]. Bầt hạnh, đáng thương, bị người đời coi thường, khinh ghét. Bà Diễm Người gánh nước thuê đi trong đời như kẻ mộng du, âm thầm lặng lẽ. May mắn thay cho ngưòi phụ nữ cô đơn khi ông Tiếu, một con người khốn khổ xuất hiện. Hai con người nghèo khổ đã dựa vào nhau để cùng vượt qua nhưng điều tiếng của thế gian “hai cái cây đã bị đánh bật hết rễ, biết dựa vào

nhau để đỡ đần thì sẽ lâu đổ hơn” (4, tr 64). Nỗi buồn chia đôi, nỗi buồn giảm

một nửa, ông Tiếu mất đi, bà Diễm âm thâm nuôi tiếp hi vọng tìm lại con cho

ông “Tôi tìm cả khi chờ thùng nước đầy, cả khi gánh nước, ngày này qua

ngày khác”[4, tr 67]. Nếu ai đó tính toán thiệt hơn, trao đi để được nhận lại

một điều tương xứng, người đó sẽ không bao giờ biết đến giá trị của niềm hạnh phúc sẻ chia. Nếu ai đó coi khinh những số phận bình dị, cơ hàn, ta sẽ vô tình hạ thấp giá trị của bản thân bởi bên trong những hình dáng, cuộc đời lặng lẽ rất có thể chứa đựng những hạt châu ngọc tâm hồn đáng quý, đáng trân trọng

Lòng bao dung độ lượng còn được bộc lộ ở tấm lòng cao cả của ngươi mẹ trong Chuông vọng cuồi chiều của Võ Thị Hảo, âm thầm nuôi nấng, chăm sóc đứa con riêng của chồng. Cũng như nhân vật người má trong Dòng nhớ của Nguyễn Ngọc Tư không ngừng tìm kiếm người phụ nữ một thời yêu

thương của người chồng “Nếu sống mà không gần được, chừng nào chết, mời

dì lên nằm trên đầt vườn nhà tôi” [7, tr 133].

Cũng bởi nhân ái vị tha mà con ngưòi luôn cảm thấy áy náy trước mỗi bữa ăn ngon vì đã trót bội bạc, không giữ trọn lời hứa với ả Tuynh. Đòi cho ả món tiền đền tai nạn của anh Lèn, món tiền trợ cấp thương tật của thằng Phục. Thân trong tác phẩm Dệt cỏ của Võ Thị Hảo mang trong lòng niềm day dứt khôn nguôi về số phận của những con người nhỏ bé. Phải chăng đó cũng là sự day dứt, trăn trở, ám ảnh của nhà văn đối với con người lầm than, đáng thương ... Ta cũng bắt gặp những điều tương tự trong trang viết Nguyễn Ngọc Tư nơi Nửa mùa Cánh đồng bất tận

Truy tìm căn nguyên bất hạnh của từng thân phận con người, nên đậm đặc trong trang văn của các nhà văn là sự lên án đôí với cái ác vẫn còn ẩn hiện đâu đó. Mà cái ác đôi khi cũng chính là sự thờ ơ với nỗi đau của đồng loại. Một cô gái xinh đẹp, hoc giỏi, giầu nhiệt huyết nhưng không thể xin được việc vì không có đủ tiền. Bán máu không đủ tiền, cô chấp nhận bán thân

“Nhưng mấy hôm sau, con quay lại. Hắn tiếp con lạnh băng: “Cơ quan không thể nhận ai. Chính tôi cũng đang bị đe doạ phải về đây”. Nhìn mặt

hắn, con biết không phải thế” [3, tr 154]. Đọc những lời tuyệt mệnh của cô

gái trẻ kia khi hoàn thành Vũ điệu địa ngục, ta đọc được sự xót xa, tiếc nuối, căm phẫn của người viết, một nhà văn, một nhà báo, một người phụ nũ, một ngươi mẹ đối với tình cảnh đáng thương của cô gái và với thái độ thờ ơ, nhẫn tâm của người đời. Càng xót xa hơn, đồng cảm hơn khi ngưòi mẹ hoá điên với câu nói đầy sức ám ảnh “Đó lên trời đó! Con ơi!. Câu nói như một tiếng

kêu tuyệt vọng, một tiếng lòng xót xa của một trái tim người mẹ trước nỗi đau quá lớn lao, phũ phàng.

Cõi mê, Còn lại một vầng trăng, Thiếu phụ chưa chồng của Nguyễn

Thị Thu Huệ cũng góp phần phê phán tố cáo cái xấu, cái ác trong xã hội. Lương y như từ mẫu nhưng có một số y bác sỹ đã lợi dụng nghề nghiệp khiến cho người đến khám trở nên khúm núm, sợ sệt, phải tìm cách lấy lòng họ bằng tiền bạc

Không bằng lòng với số phận là một cô gái nông thôn, My trong Thiếu

phụ chưa chồng muốn tìm mọi cách để lên thành phố. Trong con mắt cô, số

phận của người nông dân là số kiếp khốn nạn. Cuộc sống của người dân là cuộc sống phung phí, vô nghĩa, không được hưởng thụ. Coi thường quê hương chôn rau cắt rốn, My trở nên ích kỉ, tham lam, vô tâm với bất hạnh của người khác…

Từ truyền thống đến hiện đại, theo thời gian, người phụ nữ hôm nay đã có nhiều thay đổi, đã có thêm những phẩm chất mới, tính cách mới, bạo liệt, hoài nghi hơn về cuộc sông và con người. Đã dám dấn thân, chấp nhận thử thách, chấp nhận hy sinh, chấp nhân nỗi khổ đau. Song bao giờ cũng vẫn là người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Viết về quan niệm nhân sinh của người phụ nữ về con người, các nhà văn muốn bộc lộ một cái nhìn chia sẻ, cảm thông, nâng niu, trân trọng những tâm hồn nữ tính…

2.2.Quan niệm của người phụ nữ về cuộc sống.

Như chúng ta đã biết, nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên với đời sống xã hội. Những giá trị nghệ thuật chân chính đều là những sáng tác bắt rễ sâu xa trong mảnh đất thực tế của thời đại mình. Nhờ phản ánh trung thành thực tế đời sống, những sáng tác đó thực sự tham gia vào sự phát triển của tiến trình lịch sử như một vũ khí khám phá và sáng tạo đời sống

Trong thời đại đổi mới, cởi mở về tư duy, nền văn học chúng ta đã dám khẳng định: Văn học cách mạng còn nghèo nàn bởi sự phản ánh hiện thực cuộc sống, con người còn phiến diện, chung chung. Mọi vấn đề đều được nhìn nhận, đánh giá dưới góc độ chính trị nên có một số tác phẩm đôi khi phản ánh vấn đề còn khiên cưỡng, áp đặt. Tất nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò tích cực của văn học cách mạng trong việc cổ vũ, khích lệ con người kiên cường, dũng cảm, tận tâm trong cuộc kháng chiến trường kỳ vì độc lập, tự do của dân tộc

Sau 1975, cảm hứng anh hùng cách mạng trong văn học đã được thay thế bằng cảm hứng thế sự đời thường. Văn học là sự thật. Mà sự thật chủ yếu của văn học hôm nay là sự thật về con người. Nhiều năm qua, văn học chúng ta còn mắc nợ cuộc đời về sự thật, sự thật về người nông dân Việt Nam trong những cơn bão táp cách mạng và chiến tranh, về người lính với bao vinh quang, mất mát và hi sinh, về người trí thức cách mạng với lòng yêu nước và những ngộ nhận ngây thơ, với niềm tâm huyết, say mê và bao điều dằn vặt, về người phụ nữ với bao trăn trở, khát khao hạnh phúc đến cháy bỏng.

Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống nên văn học rất cần sự thật. Nhưng sự thật trong văn học không phải chỉ là sự thật của các tính cách và sự thật được mô tả mà còn là sự thật của cách nhìn, của thái độ, cách đánh giá của nhà văn đối với những hiện tượng được khám phá. Yêu cái đáng yêu, ghét cái đáng ghét cũng là một biểu hiện quan trọng của sự thật trong văn học, của chân lí nghệ thuật. Khi xã hội còn tồn tại những vấn đề nóng bỏng, khi đời sống còn nhiều bất công, không hợp lí, khi sự thật về quá khứ vẫn còn nằm trong kho lưu trữ bí mật của kí ức con người, nhiều việc còn bị bưng bít, văn học khi muốn phản ánh được chân thực hiện thực cuộc sống và con người, nhà văn cần lắm một thái độ dũng cảm, một cách nhìn đời từng trải, đa dạng. Nhà văn Nga I.Turghenher đã nói: «Nghệ sĩ mà bị tước mất khả năng

nhìn thấy cái trắng cái đen - cả ở bên phải và ở bên trái – thì nghĩa là anh ta

đã đứng trên lằn ranh của cái chết”. Chúng ta hiểu văn học là lương tâm của

xã hội, vì vậy tự nó đã xa lạ với những gì phi đạo đức. Những tình cảm xa lạ với lương tâm con người, dù thành thật đến đâu cũng đều có hại cho nghệ thuật

Bàn về thái độ của người cầm bút đối với hiện thực cuộc sống, người đàn bà viết văn Võ Thị Hảo tâm sự “Có những nhà văn chỉ mượn văn chương để xu phụ, cam lòng lừa dối dân lành, xui kẻ khác nhảy vào chỗ chết trong khi biết rõ điều đó. Viết, biết mình đang lừa dối mà vẫn viết. Rao giảng đạo đức

trong khi mình đang vô đạo. Đó là điều tôi ghét” [3, tr 213]. Và với thái độ

thẳng thắn, trung thực, dũng cảm, quyết liệt, chị đã không ngần ngại lên tiếng bênh vực những người bị oan ức mà phần nhiều là dân nghèo, phụ nữ, trẻ em. Chị cũng không ngại khi phản ánh, lên tiếng cảnh báo sự gia tăng, ảnh hưởng xấu của các tệ nạn xã hội đối với con người. Nhiều tác phẩm của chị như,

Hoàng hôn màu cỏ úa, Dệt cỏ, Người sót lại của rừng cười, Miền bọt… là

một minh chứng hùng hồn khẳng định tấm lòng chân thành của chị với văn chương và cuộc sống.

Điểm chung của các nhà văn, các nữ văn sĩ thời kì đổi mới là thái độ thẳng thắn khi viết về đời sống. Mượn tiếng nói của các nhân vật nữ trên trang văn, các tác giả muốn giúp ta nhận diện được quan niệm của người phụ nữ vể cuộc sống.

Trái sầu riêng đặc biệt của vườn văn Nam bộ, Nguyễn Ngọc Tư bằng sự tích luỹ vốn sống, bằng sự trải nghiệm của chính mình và những người phụ nữ xung quanh xin tỏ niềm tri ân, đồng cảm với đời bằng những câu chuyện mang ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc. Xót xa biết bao khi người cha phải chứng kiến cảnh con gái mình bị làm nhục, người đàn bà vì mong cứu giữ đàn vịt, nguồn sống duy nhất của hai đứa trẻ nên đành chấp nhận đi hiến thân cho

một ông quan hàng xã (Cánh đồng bất tận). Cũng buồn biết bao nhiêu khi tâm huyết của những tấm lòng đam mê nghệ thuật cải lương chưa được đền đáp xứng đáng (Cuối mùa nhan sắc)… Song cũng đáng trân trọng bao nhiêu

những tâm hồn sông nước gắn bó với quê hương, xứ sở (Nhớ sông)…

Cũng như thế nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã cùng với Nguyễn Ngọc Tư, Võ Thị Hảo làm nên nét đặc sắc của văn chương phái nữ. Đồng thời xác định rõ hơn các vấn để cuộc sống, chiều sâu ý nghĩa của sự tồn tại con người.

Bản thân cuộc sống là một dòng chảy tự nhiên mà những nhu cầu, đam mê, khát vọng của người phụ nữ đều đáng được trân trọng. Trân trọng, bảo vệ cuộc sống tự nhiên với tất cả những gì hồn nhiên, tươi mát, sinh động là một thái độ sống, một quan điểm sống tích cực của những người phụ nữ.

Và để làm rõ quan niệm của người phụ nữ về cuộc sống, chúng tôi xin được trình bày với các khía cạnh cụ thể như sau :

- Trân trọng cuộc sống tự nhiên - Cơ chế do con người đặt ra

Qua đây, chúng tôi muốn làm rõ quan niệm của con người về cuộc sống. Đồng thời khẳng định những vẻ đẹp riêng, hương sắc riêng của người đàn bà trên trang viết cũng như trên cuộc đời

2.2.1.Trân trọng cuộc sống tự nhiên

2.2.1.1. Sự hình thành và phát triển của lịch sử

Con người làm nên lịch sử. Cũng chính lịch sử giúp con người nhận thức rõ hơn về chính mình. Người phụ nữ hôm nay hiện lên bạo liệt, hoài nghi hơn, dám sống thực với chính mình hơn nhưng vẫn như những năm xưa, phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội, gia đình, tình yêu. Nhận thức rõ tư tưởng trọng nam khinh nữ, tàn dư của chế độ phong kiến vẫn tồn tại dai dẳng trong tiềm thức mọi người, đang đè nặng lên số phận, đôi vai người phụ nữ. Hành

đói với người phụ nữ trong bất cứ thời đại lịch sử nào cũng khồng hề vơi đi, thậm chí ngày càng nặng nề hơn. Với một hành trang hệ thống triết lí, tôn ti, công dung ngôn hạnh, mỹ từ của thời đại, người đàn bà Âu Lạc nhiều khi muốn “quẳng đi vài thứ cho nhẹ bớt nhưng không thể bởi lúc nào cũng văng

vẳng những âm thanh “Đi nào! Đi nào! Người đàn bà của ta đi nào!?” [2, tr

84]. Phụ nữ hôm nay đã được tự do hơn, bình đẳng hơn, có nhiều cơ hội để phấn đấu hơn. Mối quan hệ giữa nam giới với phụ nữ cũng đã được cải thiện nhiều nhưng phụ nữ vẫn luôn là phụ nữ. Chấp nhận, chịu đựng mệt mỏi, cô đơn, khổ sở là nỗi khổ thiên định vò xé tâm can người phụ nữ. Các nhà văn nữ nói chung, Võ Thị Hảo nói riêng đã thay họ nói lên điều đó.

Chiến tranh dù bị bất cứ một lí do nào cũng là một bi kịch, một hiện tượng trái tự nhiên. Dẫu sau cuộc chiến tranh người lính trở về trong tiếng tiền hô hậu ủng, xênh xang trong mũ áo vua ban thì người vợ ở nhà vẫn mang một nỗi buồn nặng trĩu bởi “cân đai, mũ áo, bổng lộc vua ban…tất cả đều

đẹp nhưng đầu ta và ông ấy đã ngả màu sương” [3, tr 74] Còn chi giá trị

khi tuổi xuân, sức sống đã cùng qua đi với thời gian. Hai kiếp đàn bà sống trong mỏi mòn chờ đợi, tiếc nuối tuổi thanh xuân thầm hứa sẽ không để kiếp đàn bà thứ ba lập lại điều đó. Song trớ trêu thay kiếp đàn bà thứ ba cũng không hạnh phúc hơn. Người lính thứ ba ra đi và trở về với một ánh nhìn lạnh lẽo như thần chết và một khóe miệng mím chặt khắc nghiệt. Càng cố gắng cười, trông anh lại càng thêm vẻ dữ dằn đe dọa của một con sói. Sợ hãi, hoảng hốt, cô gái chết đi mà vẫn là một Hồn trinh nữ

Trước năm 1975, viết về chiến tranh, người ta chỉ được phép viết về những điều tốt đẹp bằng một cảm hứng lãng mạn, anh hùng cách mạng để ngợi ca, khích lệ, cỏ vũ con người hào hứng bước vào cuộc tham chiến vì lí tưởng tự do, độc lập, thống nhất nước nhà. Bất kỳ một người cầm bút nào viết về mặt trái của chiến tranh đều bị coi là thuộc tầng lớp tiểu tư sản, cần được

rèn luyện, chỉnh đốn về tư tưởng thì nay, với tư tưởng dân chủ, người cầm bút có thể đề cập dến mọi hiện tượng, mặt trái của tự nhiên, của chiến tranh…

Bến không chồng của Dương Hướng, Thời xa vắng của Lê Lựu… là những

tác phẩm tiêu biểu.

Với tư cách là một nhà văn, môt phóng viên quyết liệt, dữ dội khi phản ánh hiện thực, Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo thực sự là một bản án tố cáo tội ác của chiến tranh, tiếng nói khát khao hạnh phú đến cháy

Một phần của tài liệu Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời kỳ đổi mới qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)