5. Kết cấu
2.1. Khao khát một hạnh phúc gia đình trọn vẹn
Cuộc sống hiện đại với bao nhiêu bộn bề, lo toan, cuốn người phụ nữ vào dòng thác cuộc đời, có khi dông bão có khi bình yên. Người phụ nữ hôm nay dẫu có mạnh mẽ, dẫu có nhẫn lại, hy sinh vẫn không thể không khao khát được quan tâm được yêu thương trìu mến, khát khao hạnh phúc một gia đình trọn vẹn. Hạnh phúc của người đàn bà, của người mẹ là có con cái, được con cái quan tâm ân cần chia sẻ... Làm mẹ của Nguyễn Ngọc Tư là tiếng lòng khát khao được ôm ấp vỗ về con trẻ, của dì Diệu. Với Của để dành của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng ta lại có dịp được chia sẻ, cảm thông với nỗi niềm của một người mẹ ở tuổi xế chiều.
Dì Diệu trong tác phẩm Làm mẹ của Nguyễn Ngọc Tư là một người phụ nữ rất mực đáng yêu, ít lo nghĩ lúc nào cũng trẻ con non nả, ít giận ai mà có giận thì cũng mau quên. Chỉ có một chuyện buồn khiến dì không thể quên là dì không thể có con ''Trẻ con đi ngang qua cửa lòng dì quặn lại, rối nùi, rát
như sát muối vào vết thương đang mở miệng” [22]. Thương chồng, thương
mình, dì nhờ dì Lành một người phụ nữ lỡ thời mập mạp, hịch hạc sống trong khu nhà gì cất cho sinh viên thuê giúp dì mang thai. Rất dịu dàng ấm áp, lòng hai người đàn bà chỉ hướng về đứa con đang hoàn thiện hình hài... Hạnh phúc
thay khi được mua sắm đồ cho con trẻ, khi cảm nhận được sự sống của đứa trẻ bằng cả trái tim. Nghe chị Lành khoe đứa trẻ bắt đầu đạp, bắt đầu báo hiệu sự sống, tim dì siết lại một nỗi đau ''dì thèm biết bao nhiêu cái cảm giác che trở một sinh linh sôngs trong mình để được thèm tới cùng, tới chảy nước dãi món ngọt, món chua, để có thể cảm nhận từ trái tim chứ không phải bằng bàn tay, bàn chân quẫy đạp bụng mình thon thót. Đó là nhữngthứ cảm giác
thiêng liêng, không vay mượn, không thuê mướn cảm giáclàm mẹ." [22]. Đối
với đứa trẻ, không riêng dì Diệu mà cả chị Lành cũng hết lòng thương yêu, quý hoá lên chuyện người trông cho mau đến ngày đứa bé ra đời , người trông đừng bao giờ đến cũng là một điều dễ hiểu. Chị Lành bỏ ra đi, không trách móc, không tiếc tiền của, công sức, không tiếc tình thương dồn đắp cho chị Lành, Dì đi cảm thấy xót xa "Làm người thì ai lại đi giành con vời người ta"
[22]. Hiểu, thông cảm với chị Lành và dường như chính chị Lành cũng xót xa, thương cho nỗi lòng dì Diệu. Thương mình rồi dẫn đến thương người và khi tình thương phát triển đến cao độ sẽ tạo lên điều hạnh phúc-Hạnh phúc được hy sinh được chia sẻ. Hai người mẹ, hai tấm lòng vị tha, nhân ái. Chính điều này đã giúp dì Diệu cảm nhận được từ trái tim, bàn chân bé bỏng của đứa bé đang lòi chòi trong bụng chị Lành. Rất cao thượng, dì Diệu lấy tờ hợp đồng và đốt chấy thành một tờ tro mỏng... Từ đây cuộc đời hết sóng gió, bình yên, hạnh phúc chấc chắn sẽ mỉm cười với hai người mẹ .
Hạnh phúc thay khi được là người mẹ. Song cũng bất hạnh cho một người mẹ hy vọng con cái là của để dành mà khi cần dùng đến lại quá khó khăn. Bà Vi trong Của để dành của Nguyễn Thị Thu Huệ có một gia tài khá lớn: Một ngôi nhà ở khu phố buôn bán sầm uất, với ba người con, hai trai, một giái. Tất cả đều học hành giỏi giang sáng sủa, xinh đẹp. Anh trai cả làm giám đốc công ty may. anh hai làm kế toán trong một nhà máy, cô út làm diễn viên của một đoàn kịch. Bà ở nhà chăm chỉ làm lụng, hoàn thành thực đơn...
"Ngày hai bữa, một thùng quần áo, lau một lượt nhà và hãm mấy ấm chè
xanh, cộng ít hoa quả tươi trong tủ lạnh" [6, tr 231]. Cuộc sống có lẽ cứ bình
lặng mà trôi qua nếu bà Vy không bị ngã và không thể đi lại bình thường. Trước tình huống này anh cả quyết định ăn cơm bụi, vừa tiện, vừa rẻ mà vẫn đủ chất, anh thử khẳng định " Côm bụi muôn năm" Cô út ý kiến "Em chịu thôi, ai lại diễn viên như em lên sân khấu toàn vai Vương phi công chúa rồi trợ lý giám đốc bây giờ lê la đầu đường xó chợ để ăn vài nghìn cơm đầu ghế"
[6, tr 232]. Nằm nghe các con bàn bạc, bà Vy lén tiếng thở dài xót xa. Xót xa vì các con chỉ biết nghĩ đến riêng mình, xót xa vì đã trót coi thường những đồng lương hưu ít ỏi... Không người chăm sóc, con cái đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, bà Vy càng thấy ân hận: “Biết thế này, ngày xưa tôi đừng bỏ nhà nước thì bây giờ đã được nằm viện. Ấy là tôi cứ nghĩ đến cái cuối cùng của con người làm gì? làm gì rồi cũng sinh, lão, bệnh, tử. Những tưởng tuổi già
chẳng gì bằng con. Con cái là của để dành của bố mẹ [6, tr 236]. Vào nằm
viện, bà cũng sợ, sợ nhìn thấy người chết, sợ phải xa ngôi nhà. Nhưng bây giờ nằm im một chỗ, hoàn toàn khác với phong cách làm việc luôn tay luôn chuân trước kia cuũg bà. Đó là một điều bi kịch làm bà đau đớn, khổ sở.
Khi hạnh phúc ở bên, người ta không nhận ra, khi kịp nhận ra giá trị của hạnh phúc thì đã muộn mằn. Bà Vy ra đi, cuộc sống của mọi người trở nên an nhàn hơn. Nhưng một cảm giác thiếu vắng, trống trải ân hận đã hằn sâu trong tâm trí mọi người.
Hạnh phúc nằm ngay trong những điều giản dị. Con người phải biết nắm bắt, nâng niu, trân trọng. Tác phẩm là một lời nhắc nhở, thức tỉnh lương tâm con người, là lời tri ân, đồng cảm với tấm lòng, ước vọng giản đơn của người phụ nữ.