0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Khao khát tìm hiểu, khám phá cuộc sống, tình yêu

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NHÂN SINH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ QUA CÁC SÁNG TÁC VĂN XUÔI THỜI KỲ ĐỔI MỚI QUA SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ, VÕ THỊ HẢO, NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 70 -70 )

5. Kết cấu

1.1. Khao khát tìm hiểu, khám phá cuộc sống, tình yêu

Cuộc đời thì rộng lớn mà con người thì bé nhỏ. Khao khát tìm hiểu, hướng về cái rộng lớn là ước muốn không cùng của chúng ta. Đứng trước một thế giới khác lạ, ta không thể lơ đãng mà bước qua.

Với người đồng giới, trái tim người phụ nữ Nguyễn Thị Thu Huệ luôn hết mực đồng cảm, sẻ chia. Với những người con gái mới lớn, những đứa trẻ, chị luôn hết lòng thương yêu, xót thương cho những điều khổ đau mà chúng đã sớm phải va vấp. Cô bé 12 tuổi trong truyện ngắn Phù Thủy do sự thiếu

hụt của những kiến thức về đời sống nên khi chứng kiến cách hành xử lạ lẫm của bố mẹ, ngày cái nhau đêm lại trốn nó ngủ cùng nhau đã vô cũng ngỡ ngàng, thẫn thờ. Dần dần nó hiểu rằng: “Ngày và đêm là hai thế giới. Mà con

người thì phải thích nghi với hoàn cảnh” [6, tr 212]. Do hoàn cảnh gia đình,

cô bé đã sớm phải học cách khắc phục hoàn cảnh. Khắc phục mọi vấn đề bằng một vẻ mặt bình thản, cam chịu như không suy nghĩ gì. “Ở trường, nó bị bạn bè gọi là Patingơ, là đum -đum, đơ – đơ vì nó thường lạc ra khỏi đám bạn bè. Nó sống lập dị. Nó học không giỏi vì thường không tập trung. Nói chung. Nó

giống một bong hoa dại giữa một vườn đủ loại hoa” [6, tr 213]. Lơ đễnh, lạc

lõng giữa trường lớp, giữa cuộc đời bởi thế giới gần gũi nhất với nó là gia đình mà nó lại chẳng thể hiểu nổi. Nó không biết liệu mai kia lớn lên, lấy chồng, có phải như thế không?. Qua nhiều đêm trăn trở nghĩ suy, một điều không phù hợp với tuổi 12, cô bé ước mong được làm người lớn vì có thể làm phù thủy bất cứ ngày hay đêm, có thể làm vỡ mọi thứ mà không sợ ai hỏi đến. Buồn và trống trải vì bố mẹ luôn sợ phải nuôi nó khi li dị, vì bố mẹ không giải thích cặn kẽ cho nó hiểu về cuộc sống, lại luôn gọi nó là con dở người.

Giữa nó và bố mẹ bắt đầu có khoảng cách. Người lớn không hiểu được nó, nó cũng không bao giờ đồng ý cho nó làm theo ý muốn của mình. Ý thức cá nhân trỗi dậy, nó quyết làm theo ước muốn trở thành phù thủy mà không cần bos mẹ cho phép. Một cú chập điện, “Một cảm giác tê tê chạy dọc người.

Nó như thoát xác. Nó cười…Nó đã thành phù thủy” [6, tr 225]

Tình yêu là một thế giới mà không ai có thể hiểu tận cùng ý nghĩa của nó. Người trong cuộc không lí giải. Người ngoài cuộc thắc mắc hoài nghi. Nó kích thích trí tò mò, lòng ham muốn cái mới của những người con gái. Tình yêu đã thôi thúc bước chân Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du bước qua hàng rào ngăn cách của lễ giáo để hẹn ước với chàng Kim. Cô Lan ở Hồn Bướn Mơ Tiên của Khái Hưng cũng vì niềm xao xuyến

đầu đời mà phải chịu những trăn trở, buồn rầu bởi khối mẫu thuẫn giữa tình yêu và tôn giáo, bởi trò chơi ú tim của hai tâm hồn, hai thế giới riêng đầy xa

lạ “ái tình là bông hoa thơm không bao giờ kết quả”… Nguyệt, Mảnh trăng

cuối rừng của Nguyễn Minh Châu cũng ôm ấp trong lòng một tình cảm

thương mến với Lãm mà trải qua bom đạn chiến tranh vẫn lấp lánh ánh sáng một sợi chỉ xanh mong manh nhưng không hề đứt.

Người con gái trong truyện ngắn Vườn yêu của Võ Thị Hảo chia

sẻ“Tôi là một con bé thích mạo hiểm. Tôi dám liều mạng mặc chiếc áo đỏ

trong khi người ta chỉ mặc áo đen…Thế hệ mẹ và bà tôi quá khiêm cung…Họ đã kịp học được cách tiết kiệm cả mơ ước để ngày ngày chu đáo quét dọn

những gian thờ. Sẽ chẳng bao giờ dám đáp lại những lời yêu vẩn vơ” [3, tr

10]. Cô gái bộc lộ “yêu đương là một việc hay và cô muốn thử xem khi người

ta hôn nhau hai, chóp mũi có cộc vào nhau đau điếng hay không”. Bước vào

rồi, cô mới thấy lo lắng, sợ hãi bởi những “hành động kỳ quặc” của những kẻ yêu nhau. Tự trách mình đã không biết tiết kiệm mơ ước, cô bỏ chạy khỏi vườn yêu để về với vườn nhà… Hình ảnh người cô hiện về như một nhắc nhở con người trước những điều va vấp, trắc trở trong cuộc đời… Sử dụng những yếu tố kỳ ảo bên cạnh những yếu tố thực để giải thích mọi chuyện đã tạo nên nét riêng trong trang văn Võ Thị Hảo.

Những người con gái kháo khát tìm hiểu khám phá cuộc sống tình yêu những mong có được một hiểu biết sâu sắc về cuộc đời, một tâm thế tự tin, mạnh mẽ. Những câu truyện này, những nữ văn sĩ này mang cho những người phụ nữ luôn giữ vứng niềm tin yêu, lạc quan, vững vàng trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NHÂN SINH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ QUA CÁC SÁNG TÁC VĂN XUÔI THỜI KỲ ĐỔI MỚI QUA SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ, VÕ THỊ HẢO, NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 70 -70 )

×