Khao khát một mái ấm gia đình

Một phần của tài liệu Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời kỳ đổi mới qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư (Trang 76)

5. Kết cấu

1.4. Khao khát một mái ấm gia đình

Cuộc sống là những gì diễn ra dưới mái ấm gia đình. Đó là nơi trú ngụ bình yên nhất cho tâm hồn con người và là nơi cung cấp hành trang vào đời của mỗi cá nhân. Hạnh phúc khi gia đình hạnh phúc. Sẽ buồn biết bao khi gia đình rạn nứt.

Cô gái trong Thành phố không mùa đông của Nguyễn Thị Thu Huệ rất vui vì đã xin được một công việc ổn định để lập thân, lập nghiệp. Đang bắt đầu cuộc sống trên đất Sài Gòn, nhận tin bố mẹ chia tay nhau sau hơn hai mươi năm hạnh phúc khiến cô ngỡ ngàng ngê gớm. Tại sao bố mẹ yêu thương hạnh phúc bên nhau mà giờ lại chia tay? Tại sao bố mẹ sinh ra tôi trên đời, rồi lại phải sống vì tôi. Hay là bố mẹ vịn vào tôi như một thứ an ủi, một cứu cánh là họ cũng ghê lắm, giỏi giang lắm. Tại sao đến giờ bố mẹ lại tính chuyện bắt đầu một cuộc sống mới. Khi người lớn ao ước đi tìm những niềm khao khát cho riêng mìmh mà quên để ý đến nỗi niềm con trẻ không hiểu liệu họ có tìm được những cái đã mất hay lại mất thêm một lần nữa. Gia đình là

chốn quay về, nếu chốn về không còn thì khi vấp ngã ta biết về đâu. Hiểu được điều đó, cô gái biết rằng từ giờ cô khó có thể tìm được một chỗ dựa nơi bố mẹ. Phải tự chọn cho mình một cuộc sống mới không có người thân bên cạnh "Một mình trong cái thành phố không bao giờ có mùa đông. Lúc đó liệu

tôi có quên được những hạt ngô rang vàng suộm ngày ấy không?" [6, tr 301].

Chắc chắn cô sẽ không bao giờ quên những hạt ngô vàng đều, mềm dẻo trong những ngày đông giá rét Hà Nội bên bố mẹ nhưng cô muốn chắc chắn mình sẽ không có những sai lầm đáng tiếc trong tương lai. Tác phẩm thực sự là một lời cứu vãn đối với tình trạng gia đình trong xã hội hiện đại, cũng là một lời thiết tha kêu gọi những bậc làm cha mẹ hãy cẩn trọng trong suy nghĩ, việc làm tránh làm tổn thương những tâm hồn non trẻ .

Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, một thế giới thực mà như ảo, ở những con người tồn tại trong đó hằn lên cuộc sống nội tâm khắc khổ. Ba nhân vật chính: người cha, nhân vật tôi và Điềm là một gia đình đơn, có khát khao yêu thương, khát khao quan tâm chăm sóc, nhưng rốt cuộc họ như những thực thể tồn tại, không còn là những con người bình thường. Buộc phải lựa chọn một cuộc sống du mục kéo dài, lánh xa con người vì thiếu vắng người mẹ, thiếu sự quan tâm của cha. Bị bỏ giữa đời bơ vơ nhân vật tôi buộc phải tự học cách sống "buộc mình đừng yêu thương, quyến luyến bất cứ ai, để khỏi ngậm ngùi, để lòng dửng dưng khi cuốn lều, nhổ sào đi sang cánh

đồng khác, dòng sông khác" [7, tr 188]. Thiếu mẹ gia đình sẽ không còn thực

sự là một tổ ấm hạnh phúc. Mong bù đắp sự khuyết thiếu trong trái tim cha nhân vật tôi đã luôn tìm cách tạo cơ hội cho cha gặp gỡ những người phụ nữ khác xong vết thương lòng đã không bao giờ lành trong ông. Cứ thế cha đẩy nhân vật tôi trượt dài vào nỗi thiếu thốn triền miên.''Chúng tôi đánh mất cái quyền được đưa tiễn, được sao xuyến nhìn những cái vẫy tay, được nhân vài

sẽ không bị đau như yêu thương một con người... Không còn là những con người bình thường, mỗi người tự chọn cho mình một lối sống, liệu đó có phải là một gia đình.

Thiếu một người sự tồn tại của gia đình đã trở lên lạc lõng, khó khăn. Vậy khi chỉ có một người, bớt đi một mối lo, liều hạnh phúc có đến với gia đình? Với lối kể chuyện rành mạch trong cốt truyện, căng thẳng trong xung đột, Võ Thị Hảo viết Vũ điệu địa ngục như một lời quan tâm, chia sẻ với những con người bé nhỏ. Thùy Châu, một cô gái xinh đẹp, nhiều khao khát nhưng lại không có nhiều may mắn trong cuộc đời. Tấm bằng đại học không giúp cô xin được việc làm vì thiếu tiền lo lót. Hai mẹ con sống cuộc đời nghèo túng thì việc đó quả là một thách đố. Không chấp nhận thực tế, không muốn mẹ vất vả hơn, có quyết định bán máu. Bi đát thay, cô mắc bệnh suy tuỷ sau khi đã gom được một số tiền dành cho mẹ. Để mẹ bớt khổ vì ngèo túng, vì nhìn thấy con gái chết mòn mỏi, tiều tuỵ, cô quyết định ra đi. Cô nghĩ thế song thực tế người mẹ có bớt khổ? Hay suốt đời hoài vọng, xót xa khi chứng kiến con gái tự huỷ hoại thân mình.

Là người cầm bút, khi đi sâu viết về người phụ nữ, các nhà văn đã thực sự làm thay đổi bộ mặt văn đàn thời đổi mới. Cân nhắc, suy tư, hoài nghi, trăn trở về cuộc sống với những nỗi niềm xót xa, đau đớn buồn tủi, khao khát là tâm trạng phổ biến của người phụ nữ

2. Quan niệm của người đàn bà về bản thân

Nhà triết học Nga nổi tiếng Becđiep nhấn mạnh ''Theo bản chất nội tại của nó, mỗi con người cũng là một thế giới lớn, một vũ trụ vĩ mô, trong đó phản ánh và tồn tại toàn bộ thế giới hiện thực và tất cả những thời đại lịch sử lớn... chỉ trong chiều sâu của chính mình, con người mới có thể tìm thấy một cách thực sự chiều sâu của các thời đại bởi vì chiều sâu của các thời đại là những tầng bí ẩn thầm kín nhất ở ngay trong con người những tầng bị che

khuất, bị đẩy lùi sang binh diện thứ hai, thứ ba do sự hạn hẹp của ý thức'' [13, tr 231]. Đi sâu vào những bình diện thứ hai, thứ ba của người phụ nữ các tác giả muốn giúp người phụ nữ nhận ra chính mình. Qua đây giúp ta nhận ra chiều sâu của thời đại.

Trong thời kỳ chiến tranh mải mê với những vấn đề chung ngợi ca cổ vũ con người ra sức chiến đấu cái riêng của con người ít được đề cập tới. Mà có được đề cập cũng nhằm phục vụ cho mục đích chính trị ''vui duyên mới

không quên nhiệm vụ''. Sau chiến tranh đời sống bình ổn người ta có dịp khai

thác kỹ hơn đời sông riêng tư của người phụ nữ. Các tác giả nam, tác giả nữ, mỗi người có một thế mạnh riêng. Song với tư cách của người đồng giới tình cảm hướng nội tâm hồn phong phú nhạy cảm hơn, lý tưởng hướng ngoại phân tích chiếm lĩnh của cây bút nam, các bút nữ dễ đón nhận được sự tương đồng trong khao khát tiềm ẩn của giới nữ.

Trong mỗi trang viết của Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Võ Thị Hảo là mỗi trang trải nghiệm suy tư đầy sức ám ảnh của một người đàn bà về một người đàn bà. Trải qua những chông gai vẫn khẳng định được vẻ đẹp và nhân cách của người phụ nữ truyền thống.

Những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được triển khai với một lối viết nhẹ nhàng, sâu sắc. Người viết không đặt vấn đề trong sự va đập gay gắt của hoàn cảnh, cũng không đẩy tới tận cùng những sung đột tận cùng của tính cách mà đi sâu vào tâm trạng nhân vật làm nổi bật chủ đề mà bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, sự chịu đựng, đức hy sinh, lòng vị tha, bao dung qua gian nan thử thách.

Người ta bảo ''văn là người''. Cũng nhiều người nói ''các nhà văn nữ

hay đem chuyện mình ra làm văn''. Đọc truyện Võ Thị Hảo, cái tôi của tác giả

dường như chỉ thấp thoáng đâu đó để rồi người đọc thấy cái tôi của hiện hữu. Các nhân vật nữ của chị cũng thấp thoáng ở đâu đó trên mọi nẻo đường đời.

Đằng sau những số phận của những người phụ nữ biết đâu, biết yêu, biết nhân hậu, biết khao khát là gương mặt của đất nước, là số phận của những người dân nước Việt Nam sau nửa thế kỷ chiến tranh.

Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đưa ta lạc vào mê cung của cuộc đời... mà ở đó, người với người sống để yêu nhau, song cũng làm khổ nhau. Viết về những nỗi niềm đau khổ khao khát của người phụ nữ trong cuộc đời, người viết muốn khẳng định: khi người phụ nữ đã có những thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống cả đắng cay cả ngọt ngào, thì có nghĩa là họ đã tìm thấy chính mình, tìm thấy hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời kỳ đổi mới qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)