Những tồn tại, bất cập

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây (Trang 73)

Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đều chỉ rõ mục tiêu phấn đấu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Các hình thức văn hóa của mọi dân tộc trong cả nước được cần được khôi phục phục vụ cho đời sống tinh thần của nhân dân trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng với quốc tế. Nhưng trên thực tế, mỗi ngôn ngữ dân tộc ở Sơn La có điều kiện, trình độ phát triển riêng nên có số phận khác nhau.

Như trên đã nêu , mặc dù trên địa bàn Sơn La có 12 dân tộc anh em tương ứng với 12 nền văn hóa, ngôn ngữ khác nhau, nhưng mới 7 ngôn ngữ có chữ viết, 5 ngôn ngữ còn lại chưa có chữ viết. Hơn nữa, tại Sơn La, sau tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông, chỉ có tiếng Thái và tiếng Mông là được bảo tồn và phát triển tốt, còn các thứ tiếng khác vẫn chưa được chú trọng phát triển. Hiện nay, việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc tại Sơn La phải đương đầu với những tồn tại, bất cập sau:

Thứ nhất, bộ chữ Thái Việt Nam đang được sử dụng hiện nay mặc dù đã có các căn cứ khoa học và thực tiễn, đã được các nhà Thái học 7 tỉnh miền núi có người Thái nghiên cứu, thảo luận từ nhiều năm nay qua nhiều cuộc hội thảo; đã được thống nhất và thiết kế phần mềm gõ bộ chữ đó trên vi tính - nhưng vẫn chưa có căn cứ pháp lý theo quy định tại Nghị định số 82 của Chính phủ.

Thứ hai, hiện nay chưa có trường nào đào tạo giáo viên dạy tiếng, chữ dân tộc Thái, Mông, do vậy việc triển khai thực hiện trong các trường phổ thông là rất khó khăn.

74

Thứ ba, tỉnh Sơn La chưa có đề án tổ chức triển khai dạy học tiếng, chữ dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức, lực lượng vũ trang và giáo viên, học sinh, sinh viên theo tinh thần Chỉ thị số 38 ngày 9/11/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức ở các vùng dân tộc, miền núi; Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Thứ tư, tỉnh Sơn La c hưa có kế hoạch đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số và tổ chức triển khai trong trường học. Hiện nay số giáo viên công tác tại các vùng dân tộc thiểu số tham gia học tiếng dân tộc còn hạn chế. Toàn tỉnh có 11 trung tâm giáo dục thường xuyên thì chỉ duy nhất Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh có đủ khả năng tổ chức dạy tiếng Mông và Thái cho giáo viên và cán bộ, viên chức. Các trung tâm còn lại chưa đủ khả năng tổ chức các lớp này phần vì cơ sở vật chất còn hạn chế, phần vì không có giáo viên đủ trình độ đứng lớp dạy tiếng dân tộc. Vì vậy số lớp được tổ chức chưa nhiều do chỉ tiêu của tỉnh bị hạn chế bởi mức kinh phí phân bổ hàng năm. Hơn nữa, hiện nay, trên toàn tỉnh Sơn La vẫn còn từ 1600-1700 phòng học dưới cấp 4 (gỗ, tranh, tre, nứa, lá…) tại các trường và điểm trường. Hầu hết số này đều ở các vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn cả về kinh tế - xã hội lẫn giao thông, liên lạc. Tỷ lệ giáo viên tiểu học ở các vùng dân tộc thiểu số Sơn La đạt chuẩn trung cấp trở lên là trên 90%, trong đó tỷ lệ giáo viên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ tương đối cao so với các tỉnh khác trong khu vực. Tuy nhiên, căn cứ vào Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Nội vụ về

“Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập” thì hiện Sơn La vẫn còn thiếu giáo viên, nhất là tại các vùng dân tộc thiểu số.

75

Thứ năm, trong công tác thông tin, tuyên truyền, tại các vùng dân tộc của tỉnh Sơn La, đa phần cán bộ là người bản địa, tuy nhiên số cán bộ là người Kinh không biết nói tiếng dân tộc cũng rất nhiều. Vì vậy, công tác dân vận còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, hiện số lượng và thời lượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc còn quá ít và đơn điệu. Đồng thời, mới có hai thứ tiếng dân tộc được xây dựng chương trình phát thanh, còn lại các tiếng dân tộc khác vẫn chưa được quan tâm phát triển. Người dân của các dân tộc đó nếu không nghe - nói được tiếng phổ thông thì coi như mù thông tin hoặc buộc phải theo dõi các chương trình của nước ngoài. Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí mua sắm trang thiết bị, nhưng do là địa bàn đồi núi nên với cơ sở trang thiết bị phát thanh và truyền hình hiện nay Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Sơn La mới phủ sóng phát thanh được 97% diện tích lãnh thổ tỉnh, sóng truyền hình được 93 - 95%. Do đó, còn nhiều đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa chưa thể tiếp cận được các chương trình phát thanh, truyền hình trong nước. Hơn nữa, các vùng dân tộc thiểu số còn nghèo, tỷ lệ số hộ có chưa có tivi và đài thu thanh còn cao, vì vậy mặc dù đã được phủ sóng phát thanh, truyền hình nhưng nhiều người chưa được tiếp cận với các chương trình phát thanh và truyền hình.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây (Trang 73)