Tiểu kết chƣơng

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây (Trang 45)

Như vậy, đến đây chúng ta đã nắm được các lớp khái niệm liên quan đến chính sách ngôn ngữ dân tộc. Từ đó giúp chúng ta hiểu rõ về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về ngôn ngữ dân tộc trong thời gian qua. Những kiến thức cơ bản đó giúp chúng ta có được định hướng đúng đắn và cơ sở đánh giá khoa học khi tiến hành khảo sát tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước tại những vùng cụ thể.

Phải nói rằng, không có chính sách ngôn ngữ chung cho mọi dân tộc, bởi vì mỗi ngôn ngữ tồn tại trong một cảnh huống khác nhau. Tuy nhiên, nhờ nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia, dân tộc có cảnh huống ngôn ngữ tương tự với nước ta, chúng ta có thể rút ra được những bài học quý báu để áp dụng vào giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến chính sách ngôn ngữ dân tộc trong nước. Thông qua tìm hiểu chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và

46

Nhà nước ta trong những năm qua, cũng như kinh nghiệm xây dựng chính sách ngôn ngữ dân tộc của các nước trên thế giới, có thể nói rằng, quan điểm, chủ trương, chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện đại là tôn trọng quyền bình đẳng về ngôn ngữ của mọi dân tộc trên cơ sở chỉ có một ngôn ngữ quốc gia. Điều này giúp điều hòa tốt các mối quan hệ xã hội trong một quốc gia đa dân tộc trong khi vẫn giữ được sự thống nhất về mọi mặt của đời sống trong nước, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề tốt cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vì sự thịnh vượng chung của đất nước và cộng đồng quốc tế.

47

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây (Trang 45)