Những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây (Trang 75 - 98)

Qua khảo sát cụ thể ở Sơn La - một tỉnh có cảnh huống ngơn ngữ điển hình trong khu vực Tây Bắc, kết hợp với những dữ liệu về thực thi chính sách ngơn ngữ dân tộc ở vùng Tây Bắc, có thể nói rằng, Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27/12/1989 về một số chủ trương, chính sách lớn phát

76

triển kinh tế - xã hội miền núi là một nghị quyết quan trọng về cơng tác dân tộc, xây dựng chính sách dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi tư duy trong chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi trong thời kỳ đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới. Cụ thể hóa Nghị quyết quan trọng trên, hàng loạt chương trình, chính sách, dự án đã được triển khai ở vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số như: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao phía Bắc, Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135), các chương trình Quốc gia về giáo dục, y tế, văn hóa, nước sạch và vệ sinh mơi trường, Chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình, cấp báo tạp chí đến các xã đặc biệt khó khăn. Trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình trên, nhiều phong trào thi đua yêu nước được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động đã thu hút được sự tham gia của đồng bào các dân tộc như: “Giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo”, “Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xóa mù chữ, phổ cập tiểu học”, “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”…

Nhờ thực hiện hệ thống chính sách dân tộc, các chương trình, dự án, với nguồn đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước và cố gắng, nỗ lực của đồng bào các dân tộc, công tác dân tộc ở nước ta đã thu được nhiều thành quả quan trọng: kinh tế - xã hội vùng dân tộc phát triển nhanh, đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện nhiều. Đến năm 2009, đã có 98,5% xã đặc biệt khó khăn có đường ô tô đến trung tâm xã. Mạng lưới điện quốc gia về các xã đặc biệt khó khăn được đầu tư phát triển nhanh chóng: 100% số huyện và 95% xã có điện, trên 70% số hộ được dùng điện... Đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào không ngừng được nâng lên. Đã có 95% số xã đặc biệt khó khăn có trạm truyền thanh, nhiều xã có trạm truyền thanh, phát thanh bằng tiếng dân

77

tộc. 90% số xã có điện thoại, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Đặc biệt công tác bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống được coi trọng, tiến hành đồng bộ việc xây dựng hương ước, quy ước làng, bản văn hóa với xóa bỏ những tập tục lạc hậu.

Về giáo dục, 100% các xã đặc biệt khó khăn đã có trường tiểu học, nhà mẫu giáo và các lớp bán trú. 95% xã đặc biệt khó khăn có trường trung học cơ sở kiên cố cấp 4 trở lên, các trường đều được tăng cường về cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện để đảm bảo chất lượng dạy và học. 100% các huyện đều có trường trung học phổ thông. Ở một số huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa có các trường Phổ thông Dân tộc nội trú và trường bán trú dân nuôi tại các cụm xã. 71% xã đặc biệt khó khăn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 80% xã đặc biệt khó khăn hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Công tác cử tuyển con em đồng bào dân tộc đi đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học được các địa phương rất quan tâm.

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nòng cốt, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số được quan tâm. Nhiều địa phương đã có chính sách chi trả phụ cấp cho các trưởng thơn, bản, bí thư các chi bộ, tổ chức các hội nghị với các già làng, trưởng thôn, bản và những người có uy tín trong dịng họ để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của đồng bào.

Những thành tựu trong sự nghiệp đổi mới của đất nước có vai trò, đóng góp to lớn của các dân tộc thiểu số, đổi lại, khơng phải ai khác, chính đồng bào đang được thụ hưởng những thành quả lớn lao của sự nghiệp này.

Nhờ quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, khu vực Tây Bắc đã đạt được những thành công đáng kể trong việc thực thi chính văn hóa dân tộc. Đời sống văn hố của đồng bào các dân tộc khơng ngừng được cải thiện và nâng cao. Nhiều di sản văn hoá được bảo tồn. Ngân sách đầu tư cho

78

sự nghiệp văn hố thơng tin ở miền núi tăng khá nhanh. Chương trình mục tiêu về văn hố được xây dựng và góp phần phát huy mạnh mẽ ở ở các tỉnh miền núi. Chỉ tính riêng các khu vực có đông đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc kinh phí sự nghiệp văn hoá từ 14.7 tỷ đồng năm 1999 đến 52.859 tỷ đồng năm 2004. Công cuộc đổi mới đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hoá vùng đồng các dân tộc thiểu số. Đời sống văn hoá của người dân được nâng cao nhất là trình độ học vấn.

Trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Bắc được nâng cao vừa là kết quả đồng thời cũng là tiền đề phát triển văn hoá. Với các chương trình mục tiêu về xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, cùng với phong trào xã hội hoá xây dựng nhà văn hố thơn bản, hệ thống thiết chế văn hoá ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc phát triển rất nhanh, nhất là hệ thống nhà văn hố thơn bản. Hệ thống nhà văn hố thơn bản phát triển với tốc độ nhanh ở các vùng miền núi, dân tộc thiểu số.

Tỷ lệ số gia đình, làng bản đạt tiêu chuẩn gia đình văn hố, làng văn hố ở vùng đơng đồng bào dân tộc thiểu số cũng tăng nhanh chóng. Năm 1999, Tây Bắc có 32,79% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa và 10% làng, bản đạt danh hiệu văn hóa thì đến năm 2004, tỷ lệ này tăng lần lượt là 51,65% và 25,32%.

Như vậy, văn hoá các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc trong những năm qua có những bước phát triển cả về lượng và chất. Đặc biệt với vấn đề tăng ngân sách sự nghiệp, thực hiện chương trình mục tiêu đã tạo ra những bước đột phá.

Nằm trong chính sách văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, trong những năm qua, chính sách về ngơn ngữ, dân tộc ở Tây Bắc cũng được cụ thể hóa và đã đạt được những thành tựu khả quan. Văn hóa của các dân tộc thiểu số được quan tâm bảo tồn. Song hành với đó, tiếng nói, chữ viết của các dân

79

tộc vùng Tây Bắc cũng được quan tâm lưu trữ, phát triển. Các cơ quan chính quyền và người dân đã nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của công tác bảo tồn văn hóa, ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. Mặc dù nước ta ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, nền kinh tế nước ta đã bước sang nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động của xã hội đều chịu sự chi phối của cơ chế thị trường, việc bảo tồn và phát huy văn hóa, ngôn ngữ dân tộc cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, song, nhờ quán triệt tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, phát huy tốt bản sắc văn hóa, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, những năm qua các tỉnh Tây Bắc đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; đáp ứng tương đối tốt những yêu cầu, đòi hỏi của công tác đảm bảo an ninh văn hóa - tư tưởng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc nói riêng và cả vùng chiến lược Tây Bắc nói chung.

Trong lĩnh vực thông tin - truyền thông, cơ quan chức năng các tỉnh Tây Bắc đã vượt qua những khó khăn thách thức, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao; các nguồn lực đầu tư được huy động, hệ thống cơ sở kỹ thuật thông tin và truyền thông phát triển với tốc độ nhanh, công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh, chất lượng các dịch vụ bưu chính viễn thơng được nâng cao, góp phần quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn. Các ấn phẩm báo chí, các kênh phát thanh, truyền hình, sách bằng tiếng dân tộc đã được quan tâm về cả số lượng và chất lượng; bám sát định hướng tuyên truyền của Đảng và Nhà nước; phản ánh kịp thời các nội dung trọng tâm, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Qua đó, giúp người dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp cận để nâng cao dân trí, nắm bắt tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tiếp cận được những kiến thức hiện đại để áp

80

dụng vào sản xuất, xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội; giúp đoàn kết các dân tộc anh em trên địa bàn, đảm bảo thực hiện chính sách đồn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước; đẩy lùi tư tưởng dân tộc hẹp hòi ở một số bộ phận dân cư nhất định; giúp người dân cảnh giác với các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, lôi kéo ly khai, tự trị của các thế lực thù địch. Nhờ đó, công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở vùng Tây Bắc về cơ bản đã được đảm bảo.

Công tác giáo dục và đào tạo đã quan tâm hơn đến hoạt động bảo tồn và truyền bá chữ viết của các dân tộc thiểu số. Các chương trình giáo dục đã chú trọng đến công tác dạy chữ dân tộc thiểu số, đặc biệt là tiếng Thái và tiếng Mơng. Các cơ quan chính quyền ngày càng có ý thức cao hơn về tầm quan trọng của việc yêu cầu cán bộ viên chức, giáo viên công tác tại các vùng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc phải học tiếng dân tộc để phục vụ công tác như một nhu cầu tất yếu. Từ đó thúc đẩy phong trào học và phổ biến ngôn ngữ các dân tộc thiểu số mạnh hơn, phục vụ tốt công tác bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tại các vùng dân tộc thiểu số, đáp ứng địi hịi giữ gìn bản sắc dân tộc của nước ta nói chung, của vùng Tây Bắc nói riêng trong quá trình hội nhập quốc tế tất yếu.

3.3.2. Những tồn tại, bất cập

Việc triển khai chính sách về ngơn ngữ các dân tộc thiểu số từ 1975 đến nay trong bối cảnh đất nước thống nhất, mở cửa và từng bước hội nhập đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn và phát huy tiếng nói chữ viết các dân tộc thiếu số ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng chính từ những thực hiện đó đã bộc lộ những vấn đề cần phải được tiếp tục cân nhắc.

Một là, khả năng sử dụng tiếng Việt của đồng bào dân tộc về cơ bản là

thông thạo, tuy có sự khác nhau nhất định giữa các dân tộc và giữa các vùng khác nhau trong một dân tộc. Ví dụ: ở người Mường là 85%, người Thái là 71%... Tuy nhiên, cũng dễ dàng nhận ra rằng khơng ít đồng bào dân tộc thiểu số không nói được tiếng Việt hoặc khả năng dùng tiếng Việt để diễn đạt còn

81

rất yếu. Năng lực viết của các em học sinh dân tộc còn nhiều hạn chế; mặc dù vậy, vẫn có thể khẳng định rằng, tiếng Việt đã trở thành một trong những công cụ giao tiếp quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Hai là, tỷ lệ tái mù chữ quốc ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số là một

điểm đáng chú ý. Theo một điều tra tình trạng mù chữ đối với đồng bào Mông ở xã Cán Hồ, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai vào những năm 1990 cho thấy: năm 1990 có tới 13.350 người mù chữ nhưng đến năm 1992 lại là 15.000. Trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến mù chữ và tái mù thì có một nguyên nhân đáng chú ý là chúng ta dùng chương trình dạy tiếng Việt cho trẻ em để xoá mù chữ cho người lớn, và dùng chương trình phổ thơng của người Kinh để dạy cho người dân tộc. Thậm chí, như trường hợp khả o sát ở Sơn La cho thấy , có nơi còn đồng nhất việc dạy tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ với tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của đồng bào dân tộc thiểu số.

Ba là, mặc dù khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt khá tốt, nhưng trong giao

tiếp gia đình cũng như trong giao tiếp cộng đồng của mình, hầu hết người dân tộc thiểu số đều sử dụng tiếng nói của dân tộc mình. Thậm chí, trong các cuộc họp thơn xóm nếu số đơng là người dân tộc thì họ sử dụng tiếng dân tộc. Chẳng hạn, khi đọc các văn bản thì bằng tiếng Việt, nhưng thảo luận nội dung văn đó lại bằng tiếng dân tộc. Lí do là vì, tiếng nói chữ viết của mỗi một dân tộc không chỉ là ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp trong nội bộ dân tộc mà còn là sợi dây gắn kết những người ở các vùng khác nhau trong cùng một dân tộc.

Cũng do khả năng song ngữ tiếng dân tộc - tiếng Việt nên trong giao tiếp gia đình và cộng đồng của mình, người dân tộc thiểu số thường chuyển mã hoặc trộn mã. Thông thường, như thành thói quen trong sử dụng ngôn ngữ, khi khách đến chơi nhà là người Kinh hoặc người khơng phải dân tộc mình, chủ nhà sẽ chủ động dùng tiếng Việt. Cũng có khi, trong giao tiếp gia đình, có những chủ đề giao tiếp người dân tộc cảm thấy sử dụng bằng tiếng

82

Việt thích hợp hơn dùng ngơn ngữ dân tộc như câu chuyện liên quan đến học tập của con cái, bàn luận về bóng đá hoặc một tiết mục nào đó trên truyền hình, v.v... Tình hình song ngữ của các em học sinh thuộc các dân tộc Mường, Tày, Dao, Chăm trong giao tiếp gia đình có sự phân bố sử dụng xấp xỉ 50:50 giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Điều này phản ánh một xu thế sử dụng tiếng Việt đang có chiều hướng gia tăng ở lớp người dân tộc thiểu số trẻ tuổi. Do nhu cầu mưu sinh, muốn thoát li địa phương và những tác động khác (chương trình truyền hình, du lịch,...) trong gia đình của những cặp vợ chồng trẻ đã chú ý tới việc giao tiếp bằng tiếng Việt hơn là giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ; khơng ít người trẻ tuổi “ngại” sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp. Điều này dẫn đến phạm vi giao tiếp bằng tiếng Việt được mở rộng và theo đó phạm vi giao tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số bị thu hẹp.

Bốn là, trong trạng thái giao tiếp đa ngữ tiếng Việt - tiếng dân tộc thiểu

số, các yếu tố của tiếng Việt như từ ngữ, cách diễn đạt đang tác động mạnh đến các ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Điều này tạo ra một áp lực rất mạnh đối với tiếng dân tộc thiểu số nhất là đối với các ngôn ngữ không hoặc chưa có chữ viết. Chẳng hạn, thành phần từ vựng của tiếng Mường hiện nay có một lượng rất lớn các từ ngữ của tiếng Việt.

Năm là, đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn

nhiều bất cập và thách thức. Khoảng cách về trình độ học vấn, mức hưởng thụ có giá trị văn hoá tinh thần giữa miền núi với đồng bằng, giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số không những không được thu hẹp mà ngày càng chênh lệch. Nhiều dân tộc thiểu số ngày càng có nguy cơ mai một bản sắc văn hố,

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây (Trang 75 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)