Những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây (Trang 63 - 73)

Nghị quyết V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và các nghị quyết tiếp theo của Đảng như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, X và gần đây là XI vẫn tiếp tục chỉ rõ mục tiêu phấn đấu xây dựng nền văn hóa

64

Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc . Nhờ đó , các hình thức văn hóa dân tộc được dần dần được khôi phục để phục vụ cho đời sống tinh thần của nhân dân trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

1) Về công tác giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số

Hiện nay, ngành Giáo dục tỉnh Sơn La không áp dụng chế độ dạy song ngữ (tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt) cho học sinh tại các trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh mà áp dụng chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với học sinh bước vào lớp 1, Sơn La áp dụng giáo trình Tiếng Việt lớp Một - chương trình Cơng nghệ giáo dục do GS. Hồ Ngọc Đại làm chủ biên, từng được dạy thử nghiệm từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Đây là công nghệ dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở Việt Nam . Bản chất của chương trình này là để học sinh lớp Một chiếm lĩnh được ngữ âm tiếng Việt ngay từ đầu, giúp học sinh dân tộc thiểu số biết cách phân tích ngữ âm, đọc thơng viết thạo, nắm chắc các quy tắc chính tả, khơng tái mù chữ. Sau thời gian thí điểm, tài liệu này đã cho kết quả tốt.

Từ năm 2003 đến nay, tỉnh Sơn La đang triển khai thực hiện Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Dự án trẻ khó khăn) nhằm nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trang bị thêm cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục cho các trường tiểu học vùng sâu, vùng xa, tạo cơ hội cho trẻ em nghèo, trẻ khuyết tật được đến trường. Đây là dự án được triển khai ở 219 huyện có khó khăn về giáo dục ở 40 tỉnh trong cả nước, trong đó có Sơn La.

Sơn La có tổng cộng 201 xã, phường thì có đến 183 xã nằm trong dự án này với 268 trường tiểu học, 1.538 điểm trường, trong đó 267 điểm trường chính và 1.271 điểm trường lẻ tại 11 huyện, thị xã. Nhờ Dự án mà các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được cấp sách giáo khoa, vở, bút và tài liệu đọc thêm.

65

Qua khảo sát cho thấy, dự án này góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực cho giáo viên trường lẻ, hỗ trợ về cơ sở vật chất và huy động số đơng trẻ khó khăn được đến lớp và duy trì số lượng trẻ đi học đều. Sau hơn 2 năm thực hiện Dự án giáo dục tiểu học hỗ trợ trẻ khó khăn, tỷ lệ huy động học sinh bậc tiểu học tăng cao, số học sinh tiểu học trong năm học 2004-2005 gần 130.000 học sinh, trong đó học sinh nữ là hơn 57.000 em, học sinh dân tộc hơn 114.000 em; đáng chú ý là số học sinh bỏ học các năm trước đã trở lại lớp. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập học ở học sinh nữ dân tộc vùng cao, vùng sâu còn thấp và là đối tượng học sinh có nguy cơ thiệt thòi cao do đồng bào dân tộc thiểu số hầu hết sinh sống ở những vùng cao, vùng sâu khó khăn về kinh tế, đồng thời nhận thức của người dân còn hạn chế.

Nhờ kinh phí từ Dự án, Sơn La đã thực hiện sáng kiến nhân viên hỗ trợ giáo viên (có thể hiểu nôm na là phiên dịch) ở lớp 1. Nhân viên hỗ trợ được tuyển là người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn tốt nghiệp cấp II trở lên. Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ là làm phiên dịch giữa giáo viên và học sinh mới vào lớp 1 do các em chưa biết tiếng Việt, cịn cơ giáo thì chưa biết tiếng dân tộc. Cách làm này giúp cho giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức cho học sinh là người dân tộc thiểu số còn chưa biết tiếng Việt. Hơn nữa, nhân viên hỗ trợ cũng giúp cho các giáo viên học tiếng dân tộc, am hiểu được phong tục tập quán địa phương và giúp giáo viên vận động học sinh bỏ học quay lại trường. Mơ hình này tỏ ra rất có hiệu quả, nhất là đối với các điểm trường vùng sâu, vùng xa còn đặc biệt khó khăn chưa có trường mầm non. Dự án cịn hỗ trợ kinh phí để soạn thảo chương trình Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em chuẩn bị đến trường với 60 bài có nội dung phong phú dạy cho trẻ em dân tộc thiểu số trong vòng 2 tháng hè trước khi các em bước vào lớp 1 với mục đích giúp các em làm quen với tiếng Việt.

66

Nhờ được quan tâm đúng mức từ Trung ương đến địa phương, huy động được sức mạnh của toàn xã hội, trong những năm qua, nền giáo dục của tỉnh Sơn La đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là tình trạng bỏ học của học sinh trong những năm gần đây đã giảm rõ rệt (xem biểu 1).

Biểu 1: Tỷ lệ học sinh bỏ học qua các năm tại Sơn La

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La

Theo Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú dân ni được quan tâm xây dựng và hồn thiện. Tồn tỉnh có 11 trường phổ thơng dân tộc nội trú (gồm 10 trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và 1 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh) với 3.338 học sinh; mở mới 4 trường mầm non tại các xã đặc biệt khó khăn. Số trường phổ thông có học sinh bán trú dân nuôi là 280 trường (35%) với 23.856 học sinh; tăng 1.456 học sinh (6,5%) so với năm học trước.

Năm học 2010-2011, tỷ lệ học sinh dân tộc tăng. Học sinh dân tộc cấp mầm non, phổ thông, chiếm 84,40%; tỷ lệ học sinh dân tộc ở mầm non: 81,33% (tăng 2,96% so với năm học trước); tiểu học: 87,96 (tăng 0,56%); trung học cơ sở: 86,58% (tăng 2,28%); trung học phổ thông: 74,73% (tăng 1,83%); giáo dục thường xuyên: 81,6%; cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: 73% (tăng 1%). Cấp học Năm học 2010-2011 Năm học 2009-2010 Năm học 2008-2009 Năm học 2007-2008 Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Số học sinh bỏ học Tiểu học 37 0,03 227 0,21 663 0,62 755 0,69 THCS 230 0,32 665 0,86 1326 1,67 1.927 1,98 THPT 321 1,16 890 2,97 1009 3,10 1.495 4,40

67

2) Về bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, nhờ quán triệt tốt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, tỉnh Sơn La đã gặt hái được nhiều thành tựu trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc . Trong số những thành tựu đó, những thành công trong bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc riêng của địa phương.

Ngược dòng lịch sử, vào cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỉ XX, mới chỉ có chữ Mông, chữ Thái thống nhất và chữ Tày Nùng được ra đời và chính thức được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên, vài năm sau, chương trình này đã bị dừng lại do có nhiều bất cập. Từ năm 1980, với sự ra đời của Quyết định 53CP, Viện Ngôn ngữ học đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, biên soạn nhiều bộ chữ viết dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đến nay, trong số 12 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Sơn La thì 7 dân tộc gờm: Thái, Kinh, Mông, Tày, Lào, Hoa, Dao - đã có chữ viết; còn lại 5 dân tộc là: Mường, Xinh Mun, Khơ Mú, La Ha, Kháng - chưa có chữ viết.

Trên địa bàn Sơn La hiện nay, ngồi tiếng Việt là tiếng phổ thơng ra, tiếng Thái và tiếng Mơng cùng là những thứ tiếng có vị trí cao và có sự phát triển tốt, được người dân quan tâm bảo tồn và truyền bá.

Dân tộc Thái là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2009, dân tộc Thái có khoảng 1,4 triệu người, chiếm 1,7% dân số cả nước, đứng thứ 3 trong tổng số 54 dân tộc về số lượng dân cư (sau dân tộc Kinh, Tày). Đồng bào dân tộc Thái cư trú chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc nước ta, trên một vùng lãnh thổ khá rộng. Tại một số địa phương, người Thái chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thành phần các tộc người (Sơn La: 555.456 người, chiếm 54,7%; Điện Biên: 185.674 người, chiếm 38,37%; Lai Châu: 113.513 người, chiếm 34,4%).

68

Là một trong những dân tộc có trình độ kinh tế - xã hội khá phát triển, người Thái sớm ý thức được sự tồn tại của họ với tư cách tộc người, ý thức được vị trí của cộng đồng Thái trong mối quan hệ với các cư dân khác tộc xung quanh. Họ tự hào về lịch sử lâu đời của cộng đồng Thái, về vị trí của người Thái, văn hoá Thái ở Việt Nam nói riêng và ở Đơng Nam Á nói chung; hình thành tâm lý, nhu cầu đồn kết để bảo vệ truyền thống văn hố dân tộc, đưa dân tộc Thái phát triển vươn lên, bình đẳng với các dân tộc khác... Ý thức tộc người đó đã in dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần của cư dân Thái. Văn hóa dân tộc Thái đã hoà nhập và đóng góp tích cực vào nền văn hoá chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần tạo dựng nền văn hoá Việt Nam phong phú, đang dạng, nhưng vẫn mang dấu ấn của nền văn hoá - văn minh lúa nước, đậm bản sắc riêng. Đây là một trong những dân tộc thiểu số ở nước ta có chữ viết riêng và ngôn ngữ Thái đã trở thành ngôn ngữ chung của các tộc người gần gũi với tộc người Thái. Trải qua các thời kỳ lịch sử và mặc dù nằm trong khu vực giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn, người Thái Việt Nam vẫn giữ gìn, bảo tồn sắc thái riêng về văn hố của mình. Đó là nền văn hố “phi Hoa, phi Ấn” (khơng bị ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ), đang được các học giả nước ngoài đánh giá cao, coi đó là khu vực “Tai

pure” (Thái nguyên gốc).

Cùng với những đặc điểm trên, người Thái nước ta còn có mối quan hệ quốc tế với các tộc người sử dụng ngôn ngữ Thái trên thế giới, chủ yếu là ở khu vực Đông Nam Á, với khoảng trên 80 triệu người. Người Thái, cộng đồng ngữ hệ Thái đã gắn với địa vực này khá lâu và trở thành dân tộc đa số, chủ thể của hai quốc gia là Thái Lan, Lào; hoặc tập trung tại các vùng tự trị (khu tự trị Choang, Sipsongpanna của Trung Quốc; bang Shan của Myanmar;…). Họ đã tạo dựng nền văn hoá riêng, với sự lan tỏa, ảnh hưởng nhất định và được khẳng định ở Đông Nam Á cũng như quốc tế.

69

Chữ Thái ở Tây Bắc nói chung, ở Sơn La nói riêng đã có lịch sử lâu đời. Người Thái đã sớm có ý thức ghi chép lịch sử dân tộc từ ngàn năm nay. Trải qua biết bao thế hệ, chữ Thái vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho tới ngày nay. Nó đã trở thành một di sản văn hoá quý giá của dân tộc này. Bộ chữ Thái đã thể hiện tương đối đầy đủ, toàn diện về hệ thống ngữ âm, từ vựng và ngữ nghĩa của ngôn ngữ Thái. Tuy vậy, nó vẫn có một số hạn chế là không có dấu thanh và chưa thống nhất cao giữa các vùng.

Vì vậy, từ năm 1954 đến năm 1963, nhóm tri thức người Thái của Sở Giáo dục Tây Bắc đã thống nhất lại hệ thống chữ Thái và cải tiến chữ Thái cho phù hợp. Mặc dù việc đưa chữ Thái đến thống nhất và cải tiến lại bộ chữ rất khoa học, nhưng khi đưa ra giảng dạy thì bị nhiều người phê phán vì nó khơng giống chữ Thái cổ. Cho nên, đến năm 1969, việc dạy chữ Thái đã phải tạm dừng để nghiên cứu lại.

Năm 2002, nhóm nghiên cứu Hoàng Trọng Đinh và Lương Hải Nhì cùng với Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh Sơn La đã hồn chỉnh lại bộ chữ Thái trên cơ sở bộ chữ thống nhất của Sở Giáo dục Khu Tây Bắc, biên soạn thành giáo trình để giảng dạy trong tỉnh Sơn La. Đề tài này đã được Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Hội đồng khoa học tỉnh phê duyệt và đưa vào giảng dạy cho cán bộ, nhân dân và học sinh tại một số nơi trong tỉnh từ năm 2004.

Năm 2005, nhóm nghiên cứu Lò Mai Cương đã tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh đưa bộ chữ trên vào máy tính và xây dựng bộ gõ chữ Thái trên máy tính. Sau khi thành cơng, nhóm này đã phối hợp cùng Viện Công nghệ thông tin (thuộc Viện Khoa học Việt Nam) với sự hỗ trợ của UNESCO, đề xuất đưa chữ Thái vào Unicode. Hiện nay, nhóm kỹ thuật Unicode đã chấp nhận đưa bộ chữ Thái Việt vào phần mềm Unicode.

70

Từ năm 2007, Mạng lưới Bảo tồn tri thức bản địa dân tộc Thái Việt Nam (VTIK) đã tập hợp các nhóm này và tổ chức nhiều cuộc hội thảo để thống nhất cách biên soạn tài liệu. Mạng lưới đã đề nghị và hướng dẫn các nhóm địa phương biên soạn tài liệu theo khung của Bộ Giáo dục, đồng thời đề nghị sử dụng font chữ Thái Việt Nam để soạn tài liệu. Nhìn chung việc biên soạn tài liệu học chữ Thái mới đang bắt đầu thống nhất. Như vậy, mặc dù còn một số hạn chế nhất định, nhưng chữ Thái hiện nay là bộ chữ chuẩn thể hiện tương đối đầy đủ, toàn diện về hệ thống ngữ âm, từ vựng và ngữ nghĩa của ngôn ngữ Thái.

Những năm gần đây, phong trào dạy và học chữ, tiếng dân tộc ở Sơn La có sự chuyển biến rõ nét, chủ yếu là tiếng, chữ dân tộc Thái và Mông. Hội đồng nhân dân Tỉnh đã có Nghị quyết phê duyệt quy hoạch tổng thể sự nghiệp phát triển ngành văn hóa từ nay đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh việc tổ chức học chữ và tiếng dân tộc Thái và Mông.

Trong những năm qua, Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn La đã hai lần tổ chức biên soạn sách dạy chữ Thái cho học sinh ở các trường phổ thơng và đã tổ chức dạy thí điểm ở thành phố Sơn La và huyện Mai Sơn, nhưng chưa triển khai rộng rãi. Phong trào tự nguyện học tiếng dân tộc khá mạnh, người dân tộc Thái ở các huyện, nhất là ở nông thôn đã tự động tổ chức học chữ Thái cho con em mình, như Phù Yên, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mộc Châu, Yên Châu, bằng tài liệu tự biên soạn. Nhiều cán bộ công chức nhà nước tình nguyện đóng góp tiền để được đi học thi lấy chứng chỉ biết tiếng, chữ Thái, Mông để thi vào biên chế các cơ quan nhà nước hoặc thi nâng bậc lên chuyên viên chính. Hai cơ quan Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng đã tự mở lớp học chữ, tiếng Mông, Thái cho sỹ quan và chiến sỹ làm nhiệm vụ ở cơ sở.

71

Từ năm học 2000 - 2001 đến nay, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La đã mở được 9 khoá (11 lớp) học tiếng, chữ dân tộc Thái - 499 học viên. Riêng trong năm 2010, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La đã mở được ba lớp học tiếng , chữ Thái cho cán bộ công chức với 94 học viên và bốn lớp học chữ, tiếng Thái cho các giáo viên dạy tiểu học , mầm non, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, cán bộ quản lý của các phòng giáo dục và đào tạo , trung tâm giáo dục thường xuyện huyện với 174 học viên. Trong đó, huyện có số học viên tham gia đông nhất là Q uỳnh Nhai - 24 người; huyện ít nhất là Sốp Cộp - 5 người. Đây là lực lượng nòng cốt sẽ mở các lớp

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây (Trang 63 - 73)