Đối với công tác bảo tồn và truyền bá ngôn ngữ dân tộc
Một là, cần tiến hành các cuộc khảo sát về nhu cầu sử dụng ngôn ngữ
thực sự của người dân tộc thiểu số theo địa bàn, theo lịch sử khi cụ thể hóa các chính sách về ngơn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là trong công tác bảo tồn và phát triển chữ viết của các ngôn ngữ dân tộc. Tránh làm theo kiểu phong trào, thấy dân tộc này làm được thì dân tộc khác cũng làm với những cách làm giống nhau.
Hai là, sớm xây dựng đề án triển khai thực hiện Nghị định số 82 của Chính phủ về dạy tiếng nói, chữ viết trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 38 của Chính phủ về đẩy mạnh dạy tiếng nói chữ viết cho cán bộ công chức đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ba là, tiếp tục nghiên cứu và chỉnh sửa bộ tài liệu dạy tiếng, chữ dân
tộc đã có hiện nay cho phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng; bổ sung thêm một số chuyên đề phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội đất nước.
Bớn là, đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo ở Tây Bắc tham mưu cho
Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm soạn thảo sách giáo khoa học tiếng, chữ một số dân tộc phổ biến ở Việt Nam cho các bậc học. Tiến hành dạy song ngữ từ lớp 1 đến lớp 3 ở các vùng dân tộc thiểu số và tại các trung tâm giáo dục thường xuyên đối với cán bộ công chức, giáo viên và người dân có nhu cầu.
99
Năm là, đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo ở Tây Bắc có kế hoạch
đào tạo giáo viên dạy tiếng, chữ dân tộc thiểu số. Trước mắt nên chọn những giáo viên là người dân tộc có bằng Cao đẳng Sư phạm trở lên học theo chương trình giáo dục thường xuyên. Sau đó lựa chọn trong số này những giáo viên học tốt tiếp tục học theo chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng nói chữ viết cho cán bộ công chức.
Sáu là, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp với từng đối tượng, phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Đối với cơng tác văn hóa - thơng tin tại vùng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc
Thứ nhất, đề nghị Chính phủ sửa đổi định mức phân bổ chi ngân sách
Nhà nước (theo quyết định số 139/2003 QĐ-TTg ngày 11/7/2003). Trong đó định mức kinh phí cho sự nghiệp văn hoá ở các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số cần tăng gấp từ 3 đến 4 lần định mức chi cho vùng đồng bằng.
Thứ hai, đề nghị Bộ Văn hố , Thơng tin và Du lịch , Bộ Kế hoạch và
đầu tư cần đổi mới vấn đề phân bổ kinh phí chương trình mục tiêu về văn hố nhằm tăng mức kinh phí cho các tỉnh miền núi “tiến kịp” các tỉnh miền xuôi.
Thứ ba, cần quan tâm tăng cường đội ngũ, tổ chức làm cơng tác văn hố
dân tộc thiểu số; đổi mới nội dung, tăng cường thời lượng các chương trình phát thanh và truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số để thu hút người xem.
Phải gắn kết cơng tác thực thi chính sách ngơn ngữ dân tộc với đảm bảo an ninh văn hóa tư tưởng trong đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Bắc, nhằm thực hiện tốt chính sách đồn kết của Đảng và Nhà nước.
Trước tiên, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
100
chống phá của các thế lực thù địch, nhất là thủ đoạn lợi dụng dân tộc, tơn giáo phá hoại khối đại đồn kết dân tộc. Cấp ủy đảng các cấp tổ chức nghiêm túc việc học tập, quán triệt và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra thực hiện các Nghị quyết của Đảng nhằm tuyên truyền, giáo dục theo chiều sâu, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng chính sách ngơn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước ngày càng tinh vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch.
Thứ đến, phải đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phản bác lại các
hoạt động chống đối của các thế lực thù địch, quản lý chặt chẽ các hoạt động dịch vụ thông tin, Internet, nhất là những thông tin tài liệu do phía nước ngồi cung cấp liên quan đến dân, chủ nhân quyền theo các giá trị phương Tây, kích động ly khai, như: “Một dân tộc - một quốc gia”. Thực hiện đề án phủ sóng phát thanh, truyền hình tới mọi thơn, bản vùng Tây Bắc, nâng cao chất lượng và thời lượng phát thanh và truyền hình bằng tiếng dân tộc; tiếp tục thực hiện tới Quyết định 975 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số loại báo chí, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi vùng đặc biệt khó khăn.
Cuối cùng, cần có những quyết sách mạnh mẽ, cụ thể về công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc tại khu vực Tây Bắc phù hợp với từng địa bàn; đặc biệt coi trọng bồi dưỡng cán bộ người dân tộc làm công tác tư tưởng, văn hóa, báo chí. Cần đẩy mạnh bồi dưỡng về tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, giáo viên công tác tại địa bàn dân tộc thiểu số./.
101