Các văn bản trực tiếp và gián tiếp liên quan đến chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc thời gian gần đây

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây (Trang 37 - 45)

ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc thời gian gần đây

Với chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất và bước vào một giai đoạn mới do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Chính sách ngơn ngữ nói chung, chính sách ngơn ngữ dân tộc nói riêng của Đảng và Nhà nước ta cũng thể hiện được tinh thần đó.

Giai đoạn này có 02 bản Hiến Pháp sửa đổi là Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Cả hai bản Hiến pháp đều khẳng định, nước nhà thống nhất, cả nước bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Điều 5 của hai bản Hiến pháp này đã khẳng định sự bình đẳng giữa các dân tộc trong đó có sự bình đẳng về ngơn ngữ và quyền ngơn ngữ của công dân Việt Nam.

“Điều 5: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập qn, truyền thống và văn hố tốt đẹp của mình”.

38

“Điều 133 của Hiến pháp 1992: Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Tồ án”.

Trong q trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhiều bộ luật đã ra đời, được Quốc hội thông qua và đi vào cuộc sống, trong đó có Luật Giáo dục. Theo đó, ngôn ngữ là một trong những điều khoản của Luật Giáo dục và được quy định như sau: tiếng Việt là ngơn ngữ chính thức trong nhà trường; các dân tộc thiểu số được quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình trong giáo dục; một số tiếng nước ngoài được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế là các ngoại ngữ trong nhà trường.

Luật Giáo dục tiểu học (1991):

“Điều 4: Giáo dục tiểu học được thực hiện bằng tiếng Việt. Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học”.

Luật giáo dục tiểu học (1998):

“Điều 5. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường

Tiếng Việt là ngơn ngữ chính thức dùng trong nhà trường”.

“Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.

Luật giáo dục (2005):

“Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ:

1. Tiếng Việt là ngơn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác;

39

2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ;

3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả”.

Trong thời gian gần đây, quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc rất rõ ràng và trước sau như một, đó là chủ trương bình đẳng giữa các dân tộc, đồn kết các dân tộc, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc đa số, cùng nhau góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước; coi văn hoá của mỗi dân tộc là một phần văn hố của cả dân tộc Việt Nam, vì thế cần phải bảo tồn và phát huy làm cho nền văn hoá Việt Nam giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó tiếng nói chữ viết là một bộ phận của văn hoá.

“Đồn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. (...) Tơn trọng tiếng nói và có chính sách đúng đắn về chữ viết đối với các dân tộc. Đặc biệt có chính sách khắc phục tình trạng suy giảm dân số đối với một số dân tộc ít người”. (Báo cáo chính trị của BCH TW khố VI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII).

“Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam

40

bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xố đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc”. (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố IX tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X của Đảng).

“Về xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: (...) Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tơn tạo các di tích lịch sử, văn hố. Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hoá của nhân loại” (Báo cáo của BCHTW Đảng khoá VIII về các văn kiện tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, năm 2001).

“Chọn lọc, giữ gìn và nâng cao tinh hoa văn hố của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của từng dân tộc; bảo tồn, phát triển ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc; tiếp thu những giá trị văn hoá, khoa học của nhân loại” (Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000).

“Các dân tộc thiểu số: thực hiện tốt chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; chống kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc. Tập trung phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xố đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc”. (Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khố IX về phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc vì dân giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh).

Chính sách ngơn ngữ đối với người dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số một mặt nắm vững và sử dụng được tiếng phổ thông (tiếng Việt, chữ

41

quốc ngữ) đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện để học và sử dụng tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số, trước hết là tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình.

“Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng tiếng nói, chữ viết của tất cả các dân tộc, và tất cả các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải học và dùng tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ là ngôn ngữ chung của cả nước, để có điều kiện mau chóng tiếp thu kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật”. (Chỉ thị của Ban Bí thư số 23-CT/TW, ngày 15/11//977 về cơng tác dân tộc ít người ở các tỉnh miền Nam trong tình hình hiện nay). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thơng, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc).

“Ngoài tiếng phổ thông, các dân tộc có chữ viết riêng được khuyến khích học chữ dân tộc” (Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010)

Cụm từ “Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc được chính thức đưa vào trong văn kiện của Đảng: “phải bảo tồn và phát huy tiếng nói chữ viết các dân tộc thiểu số”. (Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc).

Trên tinh thần đó, Đảng đã có những chỉ đạo cụ thể đối với từng vấn về tiếng nói chữ viết dân tộc và phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Đó là:

+ Tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng nguyện vọng của người dân tộc thiểu số trong việc kết hợp học xen kẽ chữ quốc ngữ và chữ dân tộc.

42

“Chú ý giải quyết tốt nhu cầu của một số dân tộc về học chữ dân tộc mình xen kẽ với học chữ phổ thông”. (Nghị quyết của Bộ Chính trị số 22- NQ/TW, ngày 27/11/1989 Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi).

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tộc thiểu số có nguyện vọng học chữ dân tộc của họ.

“Đối với đồng bào có nhu cầu học chữ dân tộc, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để việc học tập của đồng bào đạt hiệu quả thiết thực”. (Nghị quyết của Bộ chính trị số 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi).

+ Chỉ đạo về tình hình tiếng nói chữ viết dân tộc khi Miền Nam mới được giải phóng, Đảng chủ trương, đối với những ngơn ngữ đã có chữ viết thì có thể dạy; xố mù cho đồng bào bằng chữ viết dân tộc, tổ chức dạy chữ cho đồng bào dân tộc.

“Đối với những dân tộc ít người đã có chữ viết riêng, các ngành có trách nhiệm và các địa phương phải thực hiện những điều đã được quy định trong Nghị quyết l53-CP của Hội đồng Chính phủ phù hợp với tình hình miền Nam”. (Chỉ thị của Ban Bí thư số 23-CT/TW, ngày l5/11/1977).

+ Tăng cường phát huy tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số trong giao tiếp xã hội như sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các hoạt động văn hố xã hội.

“Tăng cường các hình thức hoạt động văn hoá như phát hành sách báo, phát thanh, triển lãm, văn công, điện ảnh, đèn chiếu...; chú ý sử dụng tiếng nói, chữ viết dân tộc và các hình thức hoạt động lưu động để đi sâu vào các vùng cao, xa xôi, hẻo lánh”. (Chỉ thị của Ban Bí thư số 23-CT/TW, ngày 15/11/1977 Về cơng tác dân tộc ít người ở các tỉnh miền Nam trong tình hình hiện nay).

43

“Dùng tiếng nói dân tộc và chữ viết của các dân tộc có chữ viết trên các phương tiện thông tin đại chúng ở vùng đồng bào dân tộc”. (Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010)

Căn cứ vào tình hình cụ thể, Đảng đã có chủ trương với một số ngôn ngữ cụ thể như tiếng Hoa, tiếng Khmer, tiếng Chăm - đó là những ngôn ngữ dân tộc thiểu số có liên quan đến hai nước láng giềng là Trung Quốc và Campuchia.

Chẳng hạn, năm 1991 là năm quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trở lại sau những năm gián đoạn, Đảng đã chủ trương đối với ngôn ngữ dân tộc của người Hoa và người Khmer.

“Bảo đảm cho người Hoa hưởng mọi quyền và nghĩa vụ cơng dân, tơn trọng văn hố, chữ viết, tạo điều kiện để bà con người Hoa yên tâm làm ăn, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam và vun đắp quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt - Trung. Tơn trọng văn hố, tơn giáo của đồng bào Khơme, có chính sách giúp đỡ bà con người Khơme về đời sống, nhất là ở những vùng đồng bào có nhiều khó khăn”. (Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, ngày 27/6/1991).

Năm 2000, Đảng đã có chủ trương đối với tiếng nói chữ viết Chăm, đó là thực hiện dạy chữ Chăm cổ trong nhà trường và tiếp tục nghiên cứu chữ Chăm Latinh để tạo thuận lợi cho người Chăm học chữ Chăm; tạo điều kiện tốt cho giáo viên dạy tiếng Chăm.

“Tiếp tục thực hiện việc dạy chữ Chăm cổ, tái bản bộ sách giáo khoa chữ Chăm đáp ứng nhu cầu các trường học ở bậc tiểu học. Tiếp tục cơng trình nghiên cứu Latinh hố chữ Chăm đáp ứng nguyện vọng đồng bào Chăm ở An Giang”. (Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000).

“Có chế độ trợ cấp thích đáng cho đội ngũ giáo viên người Chăm, nhất là đối với giáo viên dạy song ngữ”. (Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000).

44

Chính phủ đã có các văn bản chỉ đạo về việc các cán bộ công tác tại vùng dân tộc thiểu số phải biết tiếng dân tộc thiểu số.

“Uỷ ban nhân dân các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số: xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức các cấp, các ngành đang và sẽ công tác ở vùng dân tộc, miền núi tại địa phương; đề xuất các thứ tiếng dân tộc cần đào tạo, bồi dưỡng ở địa phương và phối hợp với Bộ Nội vụ, Uỷ ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức việc biên soạn giáo trình, tài liệu tiếng dân tộc theo các trình độ, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu đào tạo đối với cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị lực lượng giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc, chú trọng đối với giáo viên là người dân tộc thiểu số; nghiên cứu, giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức cho các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh quản lý; chủ động nghiên cứu, ban hành và thực hiện các chế độ khuyến khích đối với người dạy và người học tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính”. (Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 05/03/2003 và quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07/01/2004).

Cung cấp sách dạy chữ dân tộc cho các trường cấp I có yêu cầu. (Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ số 525/CT-TTg ngày 2/11/1993 Về một số chủ trương, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế xã hội miền núi).

Đồng thời, Chính phủ đã có các văn bản chỉ đạo phát triển phát thanh, truyền hình, báo chí ở miền núi và vùng dân tộc.

“Hết năm 1995, hồn chỉnh việc phủ sóng truyền hình cho các huyện; nâng cao chất lượng các buổi phát thanh bằng tiếng dân tộc, đi vào các nội dung thiết thực như hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, sinh hoạt theo nếp sống mới, chống các hủ tục mê tín dị đoan...; sản xuất nhiều máy thu thanh loại

45

nhỏ, giá rẻ để đủ bán cho đồng bào (có thể áp dụng chính sách trợ giá đối với một số vùng quá khó khăn)”. (Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ số 525/CT- TTg về một số chủ trương, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế xã hội miền núi ngày 2/1l/1993).

“- Ngôn ngữ thể hiện trong Bản tin ảnh Dân tộc và miền núi, số chuyên đề Dân tộc và miền núi của Thông tấn xã Việt Nam: tiếng Việt, Khơme, Giarai, Bana, Êđê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngôn ngữ thể hiện trong Chuyên đề của báo Thiếu niên tiền phong: tiếng Việt, mỗi số báo ít nhất có 2 trang tiếng dân tộc thiểu số.

- Ngôn ngữ thể hiện trong Chuyên đề của báo Nhi đồng: tiếng Việt, các

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây (Trang 37 - 45)