Về địa giới hành chính, theo quen điểm trước đây của Đảng và Nhà nước, khu vực Tây Bắc có vị trí địa lý nằm dọc theo biên giới với Lào và Trung Quốc. Địa giới hành chính Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hịa Bình với tổng diện tích là 37,5 nghìn km2 chiếm 11,3% tổng diện tích tồn quốc.
Cịn theo quan điểm hiện nay của Đảng và Nhà nước, vùng Tây Bắc gồm 12 tỉnh miền núi, trung du phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang, Tun Quang, Bắc Kạn, Hồ Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng và các huyện phía Tây của 2 tỉnh Thanh Hố, Nghệ An. Tây Bắc có hai tuyến biên giới: Việt - Trung dài 1.460km, Việt - Lào dài 1.221km. Địa hình có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Dãy Hồng Liên Sơn dài tới 180km, rộng 30km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2.800m đến 3.000m. Dãy núi Sông Mã dài 500km, có những đỉnh cao trên 1.800m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sơng Đà (cịn gọi là địa máng sơng Đà). Ngồi sơng Đà là sơng lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà có một dãy cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ (Lai Châu)
52
đến Thanh Hóa, và chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Tây Bắc có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
Theo số liệu của Cục An ninh Tây Bắc, Tổng cục An ninh II, Bộ Cơng an, tổng diện tích tự nhiên của vùng Tây Bắc (mới) khoảng 91.291km2, chiếm 27,58% diện tích cả nước. Tính đến ngày 1/4/2009, dân số của vùng Tây Bắc khoảng 11,496 triệu người, chiếm 13,5% dân số cả nước - là khu vực có mật độ dân số thuộc diện thấp nhất cả nước (khoảng 105 người/km2). Vùng Tây Bắc có hơn 30 dân tộc sinh sống, trong đó 63% là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, đông nhất là dân tộc Tày với 1.477.514 người; Thái - 1.328.725 người; Mường - 1.137.515 người; Mông - 875.604 người; Nùng - 856.412 người; Dao - 620.538 người. Toàn vùng có 824 xã đặc biệt khó khăn, chiếm gần 50% (824/1.649) số xã đặc biệt khó khăn của cả nước; tỷ lệ hộ nghèo bình qn cịn 41% (cả nước là 19%) và 33% số dân chưa được xem truyền hình, hầu hết ở vùng dân tộc Mơng.
Nhân dân các dân tộc Tây Bắc và phụ cận có bản sắc văn hóa độc đáo. Truyền thống yêu nước, đoàn kết đấu tranh cách mạng kiên cường của nhân dân Tây Bắc đóng góp to lớn vào sự nghiệp giữ gìn độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sự ổn định và phát triển của đất nước ở mọi thời kỳ lịch sử, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày nay.
Theo số liệu của Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình tồn vùng Tây Bắc (GDP) từ năm 2005 đến năm 2008 đạt 11,7%; năm 2009, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng GDP toàn vùng vẫn đạt 9,38%, gấp 1,8 lần mức tăng GDP cả nước; 6 tháng đầu năm 2010 đạt 11,6%. Một số tỉnh đạt mức tăng trưởng cao như Lai Châu 14,4%, Tuyên Quang 14,3%, Phú Thọ 13,5%... GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11 triệu/người/năm.
53
Cơ cấu kinh tế của Tây Bắc đã dịch chuyển theo hướng tích cực qua từng năm với tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân của vùng giảm và tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng. Năm 2010, nông lâm ngư nghiệp chiếm 34,09%, công nhiệp và xây dựng chiếm 28,64%, dịch vụ chiếm 36,98%. Dự kiến 2011, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 31,72%, công nghiêp - xây dựng chiếm 31,29% và dịch vụ chiếm 36,99%.
Nhìn chung, sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế vùng Tây Bắc đã có những chuyển biến quan trọng, nhưng về cơ bản vẫn còn nghèo, các tiềm năng và lợi thế lớn chậm được khai thác. Để đánh thức những tiềm năng, lợi thế đó, cần có giải pháp huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, xây dựng các chính sách hỗ trợ để Tây Bắc phát triển bền vững, tiến tới hoà nhập với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
2.2.2. Cảnh huống ngôn ngữ vùng Tây Bắc
Tây Bắc có khoảng hơn 30 dân tộc anh em cùng chung sống, tương đương với khoảng trên 30 ngôn ngữ khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là ngôn ngữ của dân tộc Kinh - tiếng Việt với 37% dân số. Số còn lại, tuy chiếm 63% là người dân tộc thiểu số, nhưng tiếng Việt là ngơn ngữ mang tính quốc gia nên người dân ở vùng này giao tiếp với nhau chủ yếu bằng tiếng Việt. Thậm chí, có rất nhiều người dân tộc thiểu số khơng nói được tiếng dân tộc mình, mà chỉ biết nói tiếng Việt. Tuy vậy, cơ cấu dân số dân tộc cũng nói lên tỷ lệ người nói tiếng dân tộc trong cộng đồng Tây Bắc. Cũng theo số liệu của Cục An ninh Tây Bắc, tại vùng Tây Bắc, đứng sau tiếng Việt (với khoảng 4.253 triệu người sử dụng) là tiếng Tày (với 1.477.514 người); kế đến là tiếng Thái (1.328.725 người); tiếng Mường (1.137.515 người); tiếng Mông (875.604 người); tiếng Nùng (856.412 người); tiếng Dao (620.538 người)…
Như trên đã nói, Tây Bắc là vùng có địa hình nhiều đồi núi hiểm trở, giao thơng đi lại cịn nhiều khó khăn, nền kinh tế còn kém phát triển. Chênh
54
lệch giữa các vùng tập trung đông dân cư và các vùng hẻo lánh là khá lớn, cả về kinh tế và trình độ dân trí. Đặc biệt, tại nhiều vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp nên việc nắm và sử dụng tiếng Việt còn yếu dẫn đến tiếng Việt vẫn chưa thông dụng.
Do có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống nên phong tục tập quán ở từng vùng có nhiều điểm khác nhau. Trình độ phát triển của các dân tộc không đồng đều dẫn đến chất và lượng của các ngôn ngữ dân tộc ở vùng Tây Bắc có nhiều khác biệt: nhiều ngôn ngữ đã có chữ viết như tiếng Thái, tiếng Tày - Nùng, tiếng Mông,… nhưng đồng thời nhiều ngôn ngữ vẫn chưa có chữ viết như Dao, Hà Nhì…, thậm chí có những ngơn ngữ có nguy cơ diệt vong như La Chí, Klao... Tây Bắc là nơi tập trung chủ yếu của các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái - Cađai, Mèo - Dao, Hán - Tạng và Nhóm Việt - Mường (thuộc ngữ hệ Nam Á). Người Kinh có mặt ở tất cả các địa phương nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng và các khu đô thị lớn. Tại các địa phương, tình trạng đồng bào dân tộc cư trú đan xen, rải rác là khá phổ biến. Theo kết quả khảo sát của Viện Ngơn ngữ học thì tại Tây Bắc phổ biến nhất là có khoảng từ 4 đến 7 dân tộc khác nhau cùng cư trú trong một xã. Cá biệt có xã có tới trên 10 dân tộc cư trú. Nói chung, đặc điểm phân bố các dân tộc ở Tây Bắc là đan xen và phân tán. Một dân tộc có thể cư trú ở nhiều nơi và nhiều dân tộc cũng có thể cư trú ở một địa bàn nhất định.
Dân số dân tộc có vai trò quan trọng trong việc quyết định vị thế, vai trị của ngơn ngữ đó trong vùng và vị thế ngôn ngữ, đến lượt nó lại tác động tới quyết định sử dụng, học tập ngôn ngữ đó của chính cộng đồng dân tộc đó cũng như của các dân tộc khác trong vùng. Từ quan điểm này, có thể thấy phần lớn các ngôn ngữ ở Việt Nam đều thuộc nhóm tiềm ẩn hoặc trực tiếp có nguy cơ tiêu vong. Đặc biệt là các ngôn ngữ chỉ có vài trăm người sử dụng như La Chí, Klao.
55
Hiện nay, phần lớn các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Tây Bắc hiện đang bị thu hẹp dần phạm vi giao tiếp. Người dân tộc thiểu số hiện chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình trong gia đình và cộng đồng dân tộc mình. Ngơn ngữ phổ thơng vùng (chủ yếu là tiếng Thái) đang bị mất dần vai trị làm ngơn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc thiểu số trong vùng và dần nhường lại chức năng này cho tiếng phổ thông (tiếng Việt). Số liệu điều tra của Viện Ngôn ngữ học năm 2010 ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho thấy, trong số 120 người Thái được hỏi thì có 109 người cho biết họ dùng tiếng Việt khi giao tiếp với các dân tộc khác. Trong số 109 người này thì có 11 người dùng cả tiếng Thái (bên cạnh tiếng Kinh) trong bối cảnh này. Cũng có 11 người khác cho biết chỉ sử dụng tiếng Thái khi gặp người dân tộc khác. Thậm chí, ngay trong bối cảnh giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình thì hiện tượng sử dụng tiếng phổ thơng bên cạnh tiếng mẹ đẻ cũng đã xuất hiện và đang có xu hướng ngày càng tăng [xem 9, trang 101].
Có thể nói rằng, những đặc điểm vừa nêu đã tạo nên những nét đặc thù về cảnh huống ngôn ngữ ở Tây Bắc là: đa ngôn ngữ, đan xen và phân tán.