Mức độ hài lòng của ngƣời lao động đối với công việc

Một phần của tài liệu i động việc làm của người lao động giữa các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Thái Việt và Công ty cổ phần truyền thông TV Shoping (Trang 73)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3. Mức độ hài lòng của ngƣời lao động đối với công việc

Mức độ hài lòng đối với công việc có lẽ là một trong những khía cạnh quan trọng cần phải bàn đến khi nghiên cứu di động xã hội của người lao động giữa các doanh nghiệp bởi nhiều lý do khác nhau. Trước hết, mức độ hài lòng đối với công việc phản ánh mức độ ổn định của công việc mà người lao động đang đảm nhiệm. Nếu mức độ hài lòng với công việc thấp, nhiều khả năng, người lao động sẽ tìm kiếm chỗ làm việc mới. Thứ hai, mức độ hài lòng đối với công việc phản ánh kỳ vòng của người lao động khi họ chuyển từ chỗ làm việc cũ sang chỗ làm việc mới. Thực tế là, có khi người ta đạt thỏa mãn được mong muốn của mình, có khi không thỏa mãn được mong muốn khi

chuyển sang việc mới. Thứ ba, mức độ hài lòng đối với công việc liên quan

đến năng suất lao động, và cả sức khỏe thể chất và tâm lý của người lao động. Dưới đây, chúng tôi chỉ bàn đến mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại (công việc mà người lao động đang đảm nhiện khi cuộc khảo sát được tổ chức) so với công việc trước đó của người lao động. Hai câu chuyện dưới đây của người lao động cũng nói lên nhiều điều thú vị về mức độ hài lòng của họ đối với công việc hiện tại.

Trường hợp 1

Nếu em hỏi anh về có hài lòng với công việc hiện nay không thì anh có thể nói là vừa hài lòng vừa không hài lòng. Anh hài lòng về điều kiện, môi trường làm việc, công việc giờ giấc thoải mái, không bị gò bó, anh có thể làm thêm các công việc khác mà không bị phát hiện. Chế độ của công ty tuy có không được ưu đãi nhưng nhìn chung như vậy cũng tạm được. Duy chỉ có vấn đề lương và thu nhập là anh không hài lòng lắm. Bản thân anh là đàn ông lại đang phải nuôi vợ con nên thu nhập luôn là mục tiêu anh đặt ra hàng đầu. Anh là nhân viên kinh doanh, thu nhập tháng được tháng không, rất bấp bênh vả lại cứ làm nhân viên đi làm thuê mãi như thế này không bao giờ giàu được, có kiếm được cũng chỉ đủ trang trải chi tiêu thôi. Trước anh học Công nghệ thông tin nhưng anh lại thích kinh doanh vì gia đình anh toàn làm kinh doanh, từ bé anh đã nhiễm máu kinh doanh rồi nên ra trường sau khi làm vài nơi về IT anh chuyển sang làm kinh doanh vì không thích cả ngày ngồi lì một chỗ bên cái máy tính. Anh cũng xác định đi làm thuê vài năm nữa thôi, rồi sẽ tích lũy kinh nghiệm ít nhất là xin vào được công ty nước ngoài với vị trí quản lý và xa hơn là anh sẽ mở công ty làm ăn riêng. Còn chắc là hiện tại anh sẽ tiếp tục làm việc cho công ty này vì nhìn chung công việc hiện tại anh cũng khá hài lòng về nhiều mặt, còn thu nhập thì trước mắt anh sẽ tìm nhiều cách để kiếm thêm vì giờ chuyển đi đâu tình hình cũng khó khăn thôi. Bây giờ mỗi tháng thu nhập cũng được gần 20 triệu nên anh nghĩ là sẽ làm thêm một thời gian nữa rồi tùy tình hình mà quyết định”(Nguyễn Văn Sỹ, 29 tuổi, nhân viên).

Câu chuyện của anh Sỹ cho chúng ta mấy nhận xét về sự hài lòng của anh với công việc hiện tại: Thứ nhất, anh Sỹ hài lòng về điều kiện, môi trường làm việc. Thứ hai, anh khá hài lòng về chế độ đãi ngộ của công ty. Thứ ba, anh Sỹ không hài lòng về mức lương nhưng không phải nguyên nhân là do công ty trả lương thấp mà như lời anh nói là do “lương kinh doanh bấp bênh” và “đi làm thuê không giàu được”. Thứ tư, tương lai gần anh sẽ không chuyển nơi làm việc, nhưng mục tiêu xa hơn anh sẽ chuyển đến một công ty nước ngoài với vị trí quản lý hoặc mở công ty riêng. Như vậy, đến đây ta có thể thấy với trường hợp anh Sỹ anh hài lòng với công việc hiện tại ở điều này nhưng lại không hài lòng ở điểm khác, trong tương lai anh sẽ chuyển việc vì lý do thu nhập.

Trường hợp 2

Em đang làm cho công ty truyền thông, về công việc thì tuy có vất vả vì em kiêm luôn cả vị trí trợ lý kinh doanh nữa nhưng nhìn chung em cũng thấy khá hài lòng với công việc. Công việc truyền thông được giao tiếp rộng rãi với nhiều đối tượng khác nhau, em cũng đang nuôi mơ ước được lên dẫn chương trình trên truyền hình nên công việc hiện tại em đang cố gắng tích lũy kinh nghiệm cả các mối quan hệ nữa để đạt được mục tiêu đó. Lương của em cũng không ổn định đâu, tiền thì lúc nào em cũng thiếu, em cũng phải mở thêm cửa hàng để kiếm thêm thu nhập vì lương của em ở công ty cũng chỉ 7 triệu 1 tháng thôi, có tháng kiếm được nhiều khi em ký được hợp đồng, có tháng lẹt đẹt vì không có hợp đồng. Điều kiện và môi trường làm việc ở đây rất chuyên nghiệp và hiện đại, so với các công ty em đã từng làm là hơn hẳn đấy. Còn mối

cũng không quan tâm lắm. Công việc của em đòi hỏi sự nhanh nhẹn và tính sáng tạo nên em không cảm thấy nhàm chán tuy cũng có lúc thấy mệt mỏi lắm vì công việc cũng áp lực, nhất là những lúc cuối tháng phải nộp báo cáo cho bao nhiêu cấp, rồi chỉ tiêu, doanh số. Nhìn chung là khá căng thẳng, đôi lúc cũng muốn chuyển sang chỗ nào đó cho nhà hạ nhưng sau khi giải quyết xong mọi việc thì em lại không muốn chuyển nữa”(Trần Lan Hương, 29 tuổi, nhân viên).

Với trường hợp của chị Hương ta cũng thấy một điều khá giống với anh Sỹ là cũng có điểm hài lòng và điểm không hài lòng về công việc hiện tại. Chị Hương có một điểm khác là “đôi khi cũng muốn chuyển” nhưng không phải là do yếu tố thu nhập thấp mà là do công việc căng thẳng, nhưng chị vẫn khẳng định là không chuyển việc. Chị Hương cũng hài lòng về điều kiện và môi trường làm việc, tính sáng tạo và thử thách của công việc cũng là một yếu tố chị rất hài lòng. Cũng giống như anh Sỹ, chị cũng không cảm thấy thỏa mãn về thu nhập từ công việc hiện tại, nhưng chị hài lòng vì chị yêu thích công việc và công việc đó hợp với sở thích, năng lực của chị.

Có thể nói rằng, mức độ hài lòng đối với công việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hay nói cách khác, có nhiều chiều cạnh khác nhau làm nên mức độ hài lòng của người lao động đối với công việc như thu nhập, điều kiện làm việc, bầu không khí và quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp, đặc điểm của công việc... Cuộc khảo sát tại hai công ty Cổ phần truyền thông TVShopping và Công ty TNHH Thái Việt phản ánh 14 khía cạnh khác nhau làm nên mức độ hài lòng của người lao động đối với công việc. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Mức độ hài lòng của ngƣời lao động đối với các khía cạnh cụ thể của công việc (Tỷ lệ %)

Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Bình thường Tương đối hài lòng Rất hài lòng T ổ n g 1. Lương 5,4 24,1 28,9 17,5 24,1 100

2. Cơ hội thăng tiến 8,3 20,6 34,2 23,7 13,2 100

3. Điều kiện làm việc 3,9 15,4 28,5 33,8 18,4 100 4. Môi trường làm việc 1,8 13,6 28,9 31,1 24,6 100 5. Quan hệ đồng nghiệp 2,7 10,1 22,8 42,5 21,9 100 6. Sự ổn định của công việc 5,3 11,4 29,8 32,5 21 100 7. Sự tự chủ trong công việc 5,3 14,5 21,9 33,3 25 100 8. Thử thách với công việc mới

6,6 12,7 25,9 31,1 23,7 100

9. Công việc phù hợp sở thích

10. Công việc phù hợp với năng lực 5,2 21,5 21,5 30,7 21,1 100 11. Công việc phù hợp với sức khỏe 5,3 14,9 20,2 34,6 25 100 12. Công việc đỡ vất vả hơn 7,0 13,6 33,8 27,6 18 100

13. Công việc thuận tiện chỗ ở

9,7 21,9 28,9 20,6 18,9 100

14. Lý do khác 11,4 19,7 28,5 25,0 15,4 100

Nhìn vào bảng số liệu này, rõ ràng chúng ta thấy rằng không thể đánh giá mức độ hài lòng của người lao động một cách chung chung được, mà phải đánh giá mức độ hài lòng của người lao động đối với từng chiều cạnh cụ thể của công việc. Với quan niệm như thế, có mấy nhận xét quan trọng có thể rút ra từ bảng số liệu này.

Trước hết, với mức độ rất hài lòng, chúng ta thấy rằng, có khoảng trên dưới một phần năm số người trả lời nói rằng họ rất hài lòng đối với “Lương”, “Môi trường làm việc”, “Sự tự chủ trong công việc”, “Thử thách với công việc mới”, “Công việc phù hợp với sức khỏe”. Trong đó, tiêu chí “Công việc phù hợp với sức khỏe” có tỷ lệ người rất hài lòng cao nhất (25%). Cũng phải nhấn mạnh thêm rằng có khoảng trên dưới 20% số người trả lời rất hài lòng với các khía cạnh sau: “Công việc thuận tiện chỗ ở”, “Công việc đỡ vất vả hơn”, “Công việc phù hợp với năng lực”, “Công việc phù hợp sở thích”, “Sự ổn định của công việc”, “Quan hệ đồng nghiệp”, “Điều kiện làm việc”.

Thứ hai, ở mức độ tương đối hài lòng, chúng ta thấy: với 9 trên 14 tiêu chí, có trên ba mươi phần trăm số người nói rằng họ tương đối hài lòng. Trong đó, số người nói họ tương đối hài lòng với “Quan hệ đồng nghiệp” có tỷ lệ cao nhất (42,5%). Ngoài tiêu chí lương (với 17,5% số người lao động nói hài lòng), các tiêu chí khác, mức độ hài lòng của người lao động dao động từ 20,6% đến 25,0% trong tổng số người trả lời.

Thứ ba, nói chung, ở nhiều tiêu chí, tỷ lệ người lao động cho rằng rất không hài lòng với công việc hiện tại so với công việc trước đó, chiếm tỷ lệ không lớn. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận đáng kể người lao động rất không hài lòng với tiêu chí: “Công việc thuận tiện chỗ ở” (9,6%), “Công việc đỡ vất vả hơn” (7,0%), “Công việc phù hợp sở thích” (7,9%), “Cơ hội thăng tiến” (8,3%).

Thứ tư, phải nhấn mạnh một điều ở đây rằng: một bộ phận đáng kể người lao động sau khi chuyển sang công việc hiện tại vẫn không hài lòng với công việc của họ trên nhiều phương diện. Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy, có trên 20% số người lao động không hài lòng với các tiêu chí sau: “Công việc thuận tiện chỗ ở”, “Công việc phù hợp với năng lực” “Cơ hội thăng tiến”, và “Lương”. Đặc biệt là sau khi “nhảy” sang công việc hiện tại, gần một phần năm số người lao động trong cuộc khảo sát (24,1%) vẫn không hài lòng với mức lương của mình.

Một trong những khía cạnh cần quan tâm ở đây là liệu có sự khác biệt giữa các nhóm người lao động (tuổi, giới tính, nơi cư trú, …) về mức độ hài lòng đối với công việc mới của họ hay không. Như chúng ta thấy ở bảng trên, có nhiều tiêu chí nói lên sự hài lòng của người lao động đối với công việc mới, ở đây chúng ta sẽ xem xét đến vấn đề lương. Kiểm định Chi-square cho

lương của người lao động khi chuyển sang công việc mới, χ²(8, n = 228) = 16,677, p = 0,0349, Cramer's V =0 .19110. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

Bảng 3.5. Tƣơng quan giữa mức độ hài lòng về lƣơng với độ tuổi của

ngƣời lao động (Tỷ lệ %) Độ tuổi Mức độ hài lòng Tổng Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Bình thường Tương đối hài lòng Rất hài lòng Từ 21 đến 25 4.8% 19.0% 33.3% 28.6% 14.3% 100.0% Từ 26 đến 35 5.5% 28.1% 30.1% 11.0% 25.3% 100.0% Từ 36 đến 55 5.0% 15.0% 20.0% 30.0% 30.0% 100.0%

Bảng số liệu này cho chúng ta mấy nhận xét sau đây. Thứ nhất, người

lao động càng nhiều tuổi thì càng có xu hướng đánh giá rất hài lòng với lương từ công việc mới (công việc hiện tại họ đang làm so với công việc trước đó). Cụ thể là, ở nhóm tuổi từ 21 đến 25, chỉ có 14,3% nói rằng họ rất hài lòng với mức lương có được từ công việc mới, trong khi đó có hơn một phần tư số

9

P là mức ý nghĩa thống kê.

người lao động ở nhóm tuổi từ 26 đến 35, và 30% số người lao động ở nhóm tuổi từ 36 đến 55 cho rằng họ rất hài lòng với mức lương của công việc mới.

Thứ hai, với nhận định tương đối hài lòng với mức lương của công việc mới, số người lựa chọn phương án này ở nhóm tuổi từ 21 đến 25 và nhóm tuổi từ 36 đến 55 là gần tương đương nhau (28,6% so với 30,0%). Thứ ba, tỷ lệ người không hài lòng với mức lương hiện tại ở nhóm tuổi từ 26 đến 35 cao hơn tỷ lệ người không hài lòng với mức lương của công việc hiện tại ở nhóm tuổi từ 21 đến 25 và từ 36 đến 55. Cụ thể là, trong khi có đến 28,1% số người ở độ tuổi từ 26 đến 35 không hài lòng với mức lương của công việc hiện tại, thì chỉ có 15.0% số người ở độ tuổi từ 36 đến 55 không hài lòng với mức lương hiện tại. Nói tóm lại, có sự khác nhau giữa các nhóm lao động về đánh giá những mức độ hài lòng với lương hiện tại của họ.

Tóm lại, những số liệu đã trình bày ở trên cho chúng ta nhận định rằng mức độ hài lòng với công việc hiện tại so với công việc trước đó của người lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có thể có người rất hài lòng, hay hài lòng với chiều cạnh này, hay chiểu cạnh khác của công việc. Nhưng, vẫn có tỷ lệ đáng kể người lao động không hài lòng, thậm chí là rất không hài lòng, với nhiều tiêu chí liên quan đến công việc mới, nhất là lương. Điều này cho thấy rằng di động việc làm của người lao động giữa các doanh nghiệp vẫn là xu hướng đáng lưu ý.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu i động việc làm của người lao động giữa các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Thái Việt và Công ty cổ phần truyền thông TV Shoping (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)