Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất trong kinh doanh của Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp (Trang 73)

3.4.2.1. Kiến nghị hoàn thiện định mức dự toán xây dựng công trình

Theo quy định tại Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì chủ đầu tư, nhà thầu và các tổ chức tư vấn căn cứ vào phương pháp xây dựng định mức theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng để tổ chức điều chỉnh đối với những định mức đã được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công, yêu cầu kỹ thuật của công trình, xây dựng các định mức chưa có trong hệ thống định mức đã được công bố hoặc vận dụng các định mức xây dựng tương tự đã và đang sử dụng ở công trình khác để áp dụng cho công trình. Tổng công ty sẽ kiến nghị với CĐT để xây dựng định mức mới, điều chỉnh định mức cũ, CĐT quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng được công bố hoặc điều chỉnh, xây dựng mới để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Xây dựng định mức dự toán mới cho công tác xây dựng chưa có định mức Bước 1: Lập danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới của công trình chưa có trong danh mục định mức xây dựng được công bố: Mỗi danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới phải thể hiện rõ đơn vị tính khối lượng và yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thicông chủ yếu của công tác hoặc kết cấu.

Bước 2: Xác định thành phần công việc: Cần phải nêu rõ các bước công việc thực hiện của từng công đoạn theo thiết kế tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành, phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc của công tác.

Bước 3: Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công: Việc xác định các hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công được tính toán theo các phương pháp, công thức trong Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Bước 4: Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, lao động, máy thi công.

liệu, nhân công và máy thi công, mỗi tiết định mức gồm 2 phần:

+ Thành phần công việc: Cần quy định rõ, đầy đủ nội dung các bước công việc theo thứ tự từ khâu chuẩn bị ban đầu đến khi kết thúc hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng, bao gồm cả điều kiện và biện pháp thi công cụ thể.

+ Bảng định mức các khoản mục chi phí: Cần mô tả rõ tên, chủng loại, quy cách vật liệu chủ yếu trong công tác hoặc kết cấu xây dựng, và các vật liệu phụ khác; loại thợ, cấp bậc công nhân xây dựng bình quân. Tên, loại công suất của các loại máy, thiết bị chủ yếu và một số máy, thiết bị khác trong dây chuyền công nghệ thi công để thực hiện hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng.

Trong bảng định mức, hao phí vật liệu chủ yếu được tính bằng hiện vật, các vật liệu phụ tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí vật liệu chính. Hao phí lao động tính bằng ngày công không phân chia theo cấp bậc cụ thể mà theo cấp bậc công nhân xây dựng bình quân. Hao phí máy, thiết bị chủ yếu được tính bằng số ca máy, các loại máy khác (máyphụ) được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí các loại máy, thiết bị chủ yếu.

Các tiết định mức xây dựng được tập hợp theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng và thực hiện mã hóa thống nhất.

Vận dụng có điều chỉnh các định mức dự toán công tác xây dựng đã có

Khi vận dụng các định mức dự toán đã có, nhưng do yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, hoặc biện pháp thi công của công trình có sự khác biệt so với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công đã nêu trong định mức dự toán thì tiến hành điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công có liên quan cho phù hợp. Phương pháp điều chỉnh:

- Điều chỉnh hao phí vật liệu

+ Đối với hao phí vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì căn cứ qui định, tiêu chuẩn thiết kế của công trình để tính toán hiệu chỉnh.

+ Đối với vật liệu biện pháp thi công thì hiệu chỉnh các yếu tố thành phần trong định mức công bố theo tính toán hao phí từ thiết kế biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức chuyên môn.

- Điều chỉnh hao phí nhân công

Tăng, giảm thành phần nhân công trong định mức công bố và tính toán hao phí theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức chuyên môn

- Điều chỉnh hao phí máy thi công

+ Trường hợp thay đổi do điều kiện thi công (điều kiện địa hình, khó, dễ, tiến độ nhanh chậm của công trình,...) thì tính toán điều chỉnh tăng, giảm trị số định mức theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức chuyên môn.

+ Trường hợp thay đổi do tăng hoặc giảm công suất máy thi công thì điều chỉnh theo nguyên tắc: công suất tăng thì giảm trị số và ngược lại.

a. Mở rộng quy định về phương thức lập và quản lý giá xây dựng

Theo quy định hiện tại của các văn bản quy phạm Pháp luật về quản lý chi phí “đơn giá xây dựng được lập trên cơ sở định mức KTKT” và như vậy bất kỳ công tác xây dựng nào luôn phải có định mức trước khi xây dựng đơn giá.

Thực tế cho thấy có nhiều công tác xây dựng mà đơn giá của nó có thể xác định theo giá thị trường hoặc đơn giá các công trình tương tự mà không nhất thiết phải xây dựng từ định mức. Cách xác định này phù hợp với cơ chế thị trường khi quan hệ mua bán dựa trên giá cả hình thành từ quan hệ cung cầu của thị trường, phù hợp với thông lệ Quốc tế, theo đó thị trường chỉ công bố hệ thống giá xây dựng. Mặt khác việc có đủ các định mức để lập đơn giá cho các loại công việc, các loại công trình là khó có thể thực hiện hoặc phải có chi phí, thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán, giải ngân.

Để giải quyết vấn đề này cần bổ sung quy định về lập và quản lý giá xây dựng tại các văn bản quy phạm Pháp luật về quản lý chi phí. Theo đó, đơn giá xây dựng ngoài việc được lập trên “cơ sở của định mức KTKT” còn được xác định căn cứ mức giá xây dựng thị trường do các tổchức tư vấn công bố hoặc cung cấp. Với cách xác định này chủ đầu tư có thể sử dụng giá xây dựng công trình phù hợp với giá thị

trường trong khi các nhà thầu mới là người phải quan tâm tới định mức để bảo đảm thực hiện được giá xây dựng của chủ đầu tư.

b. Bổ sung quy định về trách nhiệm công bố đơn giá xây dựng và các yếu tố chi phí

như giá vật liệu hiện trường, nhân công theo mặt bằng thị trường…

Theo quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật về quản lý chi phí, các yếu tố chi phí để lập đơn giá xây dựng như vật liệu, nhân công, máy thi công được căn cứ theo giá thị trường. Tuy nhiên hầu hết các công trình xây dựng đều được đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước do vậy chi phí xây dựng chịu sự giám sát của nhiều cấp, nhiều người cũng như nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau. Điều này làm cho các quy định về việc sử dụng giá thị trường gặp nhiều khó khăn từ việc thẩm định, phê duyệt, đến thanh toán. Để giải quyết vấn đề này cần có cơ quan cung cấp thông tin đủ độ tin cậy về các yếu tố chi phí thị trường để xây dựng đơn giá hoặc hệ thống đơn giá xây dựng, đặc biệt đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước.

Vì vậy, cần kiến nghị với Sở xây dựng bổ sung quy định về “trách nhiệm của Sở đối với việc tổ chức xây dựng và công bố đơn giá xây dựng, các yếu tố chi phí như giá vật liệu hiện trường, nhân công theo mặt bằng thị trường địa phương hàng quý, hàng tháng”. Sở xây dựng có thể hợp tác, sử dụng hoặc cho thuê các tổ chức tư vấn thực hiện việc xây dựng, xử lý các vấn đề đơn giá xây dựng, giá vật liệu, cả các thông tin về suất đầu tư, đơn giá tổng hợp… để công bố nhằm định hướng và quản lý chi phí trên đạ bàn, khu vực.

c. Bổ sung quy định về việc áp dụng chỉ số giá xây dựng trong việc điều chỉnh đơn

giá xây dựng và thanh toán giá xây dựng theo hợp đồng

Việc sử dụng chỉ số giá xây dựng trong việc điều chỉnh đơn giá xây dựng, dự toán xây dựng và thanh toán giá xây dựng theo hợp đồng là cần thiết, nhanh và phù hợp với thông lệ Quốc tế. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm Pháp luật về quản lý chi phí và các hướng dẫnkèm theo đã không chỉ rõ cách thức áp dụng và tính pháp lý của đơn giá xây dựng, dự toán xây dựng và thanh toán giá xây dựng theo hợp đồng sau khi sử dụng chỉ số giá xây dựng. Điều này dẫn tới vi phạm áp dụng chỉ số

giá xây dựng bị hạn chế trong khi nó đã có thể là công cụ rất tiện ích và nhanh chóng trong việc sử lý những biến động về giá xây dựng.

Để nâng cao hiệu lực pháp lý và làm rõ vai trò của chỉ số giá xây dựng, đề nghị sửa đổi, bổ sung vào các văn bản quy phạm Pháp luật về quản lý chi phí quy định về việc sử dụng chỉ số giá xây dựng trong việc điều chỉnh đơn giá xây dựng, dự toán xây dựng và thanh toán giá xây dựng theo hợp đồng cũng như trách nhiệm của Bộ Xây dựng hướng dẫn vấn đề này.

d. Xây dựng đơn giá xây dựng công trình

Đơn giá xây dựng chi tiếtkhông đầy đủ

- Nội dung: Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ bao gồm ba thành phần chính là: Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công.

- Cơ sở dữ liệu: Định mức dự toán xây dựng của công trình đã được xác định,giá vật liệu đến hiện trường công trình xây dựng, đơn giá nhân công của công trình, giá ca máy và thiết bị xây dựng công trình

- Trình tự lập:

Bước 1: Lập danh mục các công tác xây dựng và lắp đặt của công trình với những yêu cầu kỹ thuật, điều kiện và biện pháp thi công kèm theo

Bước 2: Tập hợpnhững định mức dự toán xây dựng công trình của các công tác xây dựng và lắp đặt theo các danh mục nêu trên

Bước 3: Lập bảng danh mục và tính giá vật liệu đến hiện trường công trình, giá nhân công công trình, giá ca máy công trình.

Bước 4: Xác định các thành phần chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công của đơn giá.

Bước 5: Tổng hợp kết quả tính toán, hoàn thiện tài liệu với hướng dẫn áp dụng và những ghi chú kèm theo.

- Xác định các thành phần chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được vận dụng theo các công thức trong Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Bảng 3.2. Bảng tính đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ Đơn vị tính : ... Mã hiệu đơn giá Mã hiệu VL, NC, M Thành phần hao phí Đơn vị tính Mức

hao phí Đơn giá Thành tiền [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] DG.1 Chi phí vật liệu VL1 Q1 GVL1 VL2 Q2 GVL2 … VLP % Cộng : vl

Chi phí nhân công

(theo cấp bậc thợ bình quân) công B GNC nc Chi phí MTC M.1 ca M.1 G1M M.2 ca M.2 G2M ... ... MP % Cộng : m

Đơn giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ

- Nội dung: Đơn giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ thể hiện chi phí trực tiếp cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm kết cấu xây dựng, gồm ba thành phần chi phí là: chi phí vật liệu, nhân công, máu thi công.

- Trình tự lập:

Bước 1: Xác định nhóm danh mục công tác xây lắp, bộ phận kết cấu cần xâu dựng đơn giá xây dựng tổng hợp của công trình đối với đơn vị tính phù hợp

Bước 2: Tính khối lượng xây lắp của từng loại công tác xây lắp cấu thành nên đơn giá xây dựng tổng hợp

dựng tổng hợp.

Bước 4: Xác định chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công cấu thành đơn giá xây dựng tổng hợp.

Bước 5: Tổng hợp kết quả theo từng khoản mục chi phí trong đơn giá xây dựng tổng hợp.

- Xác định các thành phần chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được vận dụng theo các công thức trong Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Đơn giá tổng hợp không đầy đủ có thể tính toán bằng cách lập bảng

Bảng 3.3. Bảng tính đơn giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ

Đơn vị tính:… Mã hiệu đơn giá Thành phần công việc Đơn vị tính Khối lượng Thành phần chi phí Tổng cộng Vật liệu Nhân công Máy [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] DG. DG. DG. ... Cộng VL NC M Σ

Đối với đơn giá xây dựng chi tiết, tổng hợp đầy đủ được lập trên cơ sở đơn giá xây dựng chi tiết, tổng hợp không đầy đủ, ngoài ra còn tính thêm các thành phần chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí lán trại để ở và điều hành thi công.

Áp dụngcác phương pháp nêu trên để xây dựng định mức, đơn giá cho các công tác xây lắp thuộc công nghệ thi công mới, và điều chỉnh các định mứccũ không còn phù hợp. Trên cơ sở số liệu các định mức mới đã được xây dựng và điều chỉnh để

lập đơn giá xây dựng công trình. Các định mức, đơn giá xây dựng công trình mới đã được phê duyệt là căn cứ cho việc quản lý chất lượng, quản lý chi phí trong quá trình thi công xây dựng công trình.

e. Xây dựng và thực thi những chính sách nhằm phát triển tư hệ thống tư vấn quản

lý chi phí như một ngành nghề chuyên nghiệp, hoạt động có điều kiệm nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả dự án đầu tư

Xây dựng cơ chế tiền lương tư vấn đầu tư xây dựng theo hướng tiền lương tư vấn được xác định phù hợp với nguồn vốn đầu tư, khả năng chi trả của chủ đầu tư, loại hình công việc thực hiện và không thấp hơn mặt bằng chi phí tiền lương tư vấn trong khu vực. Chính sách phát triển hệ thống tư vấn hướng tới việc nâng cao chất lượng công tác tư vấn, khuyến khích hoạt động chuyên nghiệp, độc lập của các tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng và tạo nguồn lực, điều kiện đào tạo để phát triển các nhân, tổ chức tư vấn ngang tầm với khu vực và Thếgiới.

3.4.2.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý vật tư trong kinh doanh xây dựng

a. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch cung ứng, quản lý cấp phát vật liệu cho công

trường xây dựng

Trong xây dựng công trình thì chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành xây dựng công trình, để cho quá trình quản lý thu mua, vận chuyển, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu được hợp lý thì cần phải tăng cường các giải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất trong kinh doanh của Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp (Trang 73)