Mục tiêu phát triển của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất trong kinh doanh của Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp (Trang 62)

a. Công tác đổi mới doanh nghiệp

Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, xây dựng và phát triển Tổng công ty thành Tổng công ty mạnh, bền vững, có tiềm lực kinh tế, có tốc độ tăng trưởng nhanh và có tính cạnh tranh cao.

Liên doanh, kết hợp với các tổ chức tư vấn nước ngoài trong việc triển khai các dự án lớn nhằm nâng cao năng lực của Tổng công ty, tạo sức mạnh trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.

Nghiên cứu mở rộng phạm vi và ngành nghề kinh doanh khác khi có điều kiện và hiệu quả dựa trên ưu thế sẵn có về nguồn lực, kinh nghiệm, thị trường và thương hiệu của Tổng công ty. Các ngành nghề dự kiến phát triển thêm: Đầu tư xây dựng các dự án các dự án với quy mô từ nhỏ đến trung bình và kinh doanh bất động sản. Mở rộng quy mô tổ chứckinh doanh các sản phẩm phân bón.

b. Công tác quản lý bộ máy tổ chức

Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành giữa các phòng ban trong Tổng công ty. Tăng cường công tác hạch toán sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các chi phí sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tích luỹ vốn để phát triển.

Phân cấp và giao quyền chủ động cho các đơn vị trực thuộc trong quátrình sản xuất kinh doanh, gắn trách nhiệm và quyền lợi đối với cán bộ quản lý.

Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, hợp lý, có hiệu quả; duy trì đội ngũ lao động, đặc biệt là cán bộ cán bộ kỹ thuật có trình độ, năng lực và công nhân lành nghề trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính.

c. Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh

Tiết kiệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Sau khi nhập nguyên vật liệu về kho, theo kế hoạch đã đề ra, Tổng công ty sẽ chuyển một số nguyên vật liệu tương ứng xuống cho bộ phận sản xuất phải chấp hành về định mức tiêu hao nguyên vật liệu... nhằm đảm bảo được tiết kiệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Có chế độ khen thưởng hay xử phạt đối với cá nhân, tập thể tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Ngoài việc quản lý về số lượng và chất lượng để giảm chi phí vật tư Tổng công ty còn phải quản lý về mặt giá cả, tức là trong khâu khai thác.

Tăng năng suất lao động: Tăng năng suất lao động là giảm hao phílao động cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Để thực hiện được vấn đề này, Tổng công ty cần nghiên cứu, tổ chức các biện pháp sản xuất một cách khoa học và liên tục không để quá trình sản xuất bị gián đoạn. Vật liệu phải cung cấp một cách kịp thời cho sản

xuất, Tổng công tynên thường xuyên quan tâm đổi mới phương thức sản xuất, máy móc thiết bị vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Tổng công tynên sử dụng các đòn bẩy kinh tế để kích thích phát triển.

Giảm chi phí sử dụng máy móc, thiết bị: Có thể giảm chi phí sử dụng xe, máy bằng cách nâng cao năng suất sử dụng, tiết kiệm chi phí nguyên, nhiên vật liệu sử dụng cho xe vận tải, máy móc khai thác. Tuy nhiên, cần tận dụng hết công suất chạy máy, không nên sử dụng quá định mức công suất cho phép. Khi máy móc hết khả năng sử dụng nên thanh lý ngay để đầu tư thêm máy mới, tiêntiến hiện đại hơn cho phù hợp với xu hướng của khoa học, kỹ thuật vào quá trình khai thác, sản xuất. Đối với máy móc thuê ngoài, Tổng công tynên quan tâm đến chất lượng và giá cả.

Giảm chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là chi phí gồm nhiều khoản chi rất phức tạp nên Tổng công ty đã có những phương hướng cơ bản để giảm bớt chi phí chung của Tổng công tylà rút ngắn thời gian khai thác và sản xuất, nâng cao năng suất laođộng và tập trung hoá công tác sản xuất.

d. Xây dựng và phát triển thương hiệu

Xây dựng chiến lược truyền thông bài bản, làm nổi bật thương hiệu và các giá trị cốt lõi của Tổng công tyVật tư Nông nghiệp.

Thực hiện có hiệu quả "Đề án xây dựng và phát triểnthương hiệu Tổng công ty đến năm 2017"; Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự ántrọng điểm có mỹ thuật, chất lượng cao, vượt tiến độ để quảng bá thương hiệu. Giáo dục cho cán bộ, công nhân viên nêu cao ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ hình ảnh, thương hiệu của Tổng công ty.

3.2. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của Tổng công ty Vật tư Nông nghiệptrong giai đoạn tới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất trong kinh doanh của Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp (Trang 62)