- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày12/02/2009 Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Thông tư 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
1.4.2. Quyền và trách nhiệm của các bên trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình công trình
1.4.2.1. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư
Người quyết định đầu tư có các quyền và trách nhiệm sau:
a. Đảm bảo đủ nguồn vốn đầu tư để thanh toán cho dự án, côngtrình theo thời gian, tiến độ đã được phê duyệt;
b. Tổ chức thẩm định hoặc quyết định thuê tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực để thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
c. Phê duyệt tổng mức đầu tư cùng với việc phê duyệt dự án và tổng mức đầu tư điều chỉnh theo quy định;
d. Quyết định áp dụng các định mức mới chưa có trong hệthống định mức đã công bố hoặccác định mức đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình để lập đơn giá trong các gói thầu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước áp dụng
hình thức chỉ định thầu;
e. Quyết định các hình thức giá hợp đồng, giá gói thầu; f. Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án;
g. Các quyền và trách nhiệm khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định hiện hành của pháp luật.
Tùy theo quy mô, tính chất của dự án, người quyết định đầu tư được ủy quyền hoặc phân cấp cho cơ quan cấp dưới trực tiếp thực hiện một hoặc một số công việc thuộc trách nhiệm của mình.
1.4.2.2. Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, CĐT có các quyền, trách nhiệm sau:
a. Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình và đưa ra các chỉ dẫn, yêu cầu, giới hạn vốn đầu tư làm cơ sở cho việc lập dự án. Lựa chọn phương án thiết kế, công nghệ, thiết bị, vật liệu xây dựng chủ yếu trình người quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận;
b. Được phép điều chỉnh và phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh trong các trường hợp điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư hoặc các trường hợp điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt;
c. Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình;
d. Tổ chức lập, quyết định áp dụng các định mức mới chưa có trong hệ thống định mức đã được công bố hoặc áp dụng, sử dụng các định mức điều chỉnh, định mức xây dựng tương tự ở các công trình khác;
e. Quyết định việc áp dụng, sử dụng giá vật liệu xây dựng công trình, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công làm cơ sở cho việc lập đơn giá xây dựng, dự toán xây dựng công trình; tham khảo giá do các tổ chức có chức năng công bố, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự và mặt bằng giá thị trường để áp dụng cho công trình;
f. Đề xuất việc lựa chọn hình thức giá hợp đồng, giá gói thầu trong hoạt động xây dựng trình người quyết định đầu tư;
g. Bảo đảm vốn, thanh toán và quyết toán hợp đồng đúng tiến độ và các quy định trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu;
h. Tổ chức kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định;
i. Quyết định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của giá trị đề nghị cơ quan thanh toán vốn đầu tư thanh toán vốn cho nhà thầu;
k. Được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn công tác quản lý chi phí để thực hiện các công việc về quản lý chi phí và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tư vấn này;
l. Được quyền đòi bồi thường hoặc khởi kiện ra Tòa hành chính hoặc Tòa kinh tế đòi bồi thường các thiệt hại do việc chậm chễ của cơ quan thanh toán vốn đầu tư; m. Chấp thuận hoặc từ chối các đề xuất, thay đổi biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật do nhà thầu đề xuất. Kiểm soát các thay đổi trongquá trình thi công xây dựng công trình có liên quan đến thay đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình hoặc đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng công trình;
n. Các quyền và trách nhiệm khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định hiện hành của pháp luật.
1.4.2.3. Quyền và trách nhiệm của các nhà thầu tư vấn quản lý chi phí
a. Được thực hiện tư vấn các công việc quản lý chi phí theo năng lực và phạm vi hoạt động đã quy định.
b. Được yêu cầu chủ đầu tư thanh toán các khoản chi phí theo hợp đồng đã ký kết; được thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán, được quyền đòi bồi thường hoặc khởi kiện ra Tòa hành chính hoặc Tòa kinh tế đòi bồi thường thiệt hại do việc chậm trễ thanh quyết toán của chủ đầu tư.
c. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả hoạt động quản lý chi phí và bồi thường thiệt hại gây ra cho chủ đầu tư (nếu có) theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
e. Không được tiết lộ các thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động quản lý chi phí do mình thực hiện khi chưa được phép của chủ đầu tư hoặc cấp có thẩm quyền.
f. Các quyền và trách nhiệm khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định hiện hành của pháp luật.
1.4.2.4. Quyền và trách nhiệm của nhà thầu xây dựng
a. Quyết định định mức, đơn giá và các chi phí khác có liên quan đến giá dự thầu khi tham gia đấu thầu.
b. Trong giai đoạn thi công xây dựng được thay đổi các biện pháp thi công sau khi đã được chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn lao động trên cơ sở giá trị trong hợp đồng đã ký kết.
c. Được đề xuất và thỏa thuận với chủ đầu tư về các định mức, đơn giá cho các công việc phát sinh trong quá trình xây dựng công trình.
d. Được chủ động sử dụng các khoản chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, trực tiếp phí khác cho các công việc phục vụ thi công. e. Được quyền yêu cầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán; được bồi thường về những thiệt hại do việc chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác không do lỗi của nhà thầu.
f. Nhà thầu chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ đầu tư và các bên có liên quan những thiệt hại gây ra do lỗi của nhà thầu (nếu có) trong việc thi công chậm tiến độ quy định.
g. Các quyền và trách nhiệm khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định hiện hành của Pháp luật.
Kết luận chương 1
Sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào công tác quản lý chi phí sản xuất, quản lý chi phí sản xuất là nhiệm vụ hành đầu của các doanh nghiệp kinh doanh xây dựng.
Quản lý chi phí là hệ thống logic quy mô, phức tạp gồm nhiều ban ngành tham gia, nhà nước, chủ đầu tư và nhà thầu. Quản lý chi phí sản xuất gắn liền với hệ thống chính sách quản lý chung của nhà nước, việc áp dụng đúng đắn khoa học các cơ chế chính sách này là nhân tố quan trọng quyết định mức thành công của công tác quản lý chi phí chung.
Quản lý chi phí phải đảm bảo cho nguồn vốn của doanh nghiệp được sử dụng hợp lý, với mỗi đồng vốn bỏ ra đều mang lại hiệu quả nhất định, là cơ sở cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí, tạo thương hiệu trên thị trường, mở rộng quy mô và thúc đẩy khả năng cạnh tranh phát triển. Ngày nay, công tác quản lý là yếu tố ưu tiên đầu tiên của mỗi doanh nghiệp và quản lý chi phí làmục đích của mọi hoạt động để mang lại thành công.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TAI TỔNG CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP