Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nhìn chung vấn đề quản lý chi phí sản xuất kinh doanh cũng đều gặp nhiều khó khăn. Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh rất đa dạng cho nên công tác quản lý chi phí sản xuất cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tập hợp chi phí sản xuất.
Lãi vay phục vụ sản xuất kinh doanh tại các ngân hàng rất cao, thủ tục vay phức tạp dẫn đến việc thiếu vốnđể sản xuất.
Dựbáo nền kinh tế trong nước và Thế giới còn khó khăn và nhiều biến động nên việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh những năm tới là một thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp;
Đối với hoạt động xây dựng: Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra, xây dựng là một trong những ngành bị ảnh hưởng sớm nhất và sẽ phục hồi chậm hơn so với các ngành khác. Không có đơn vị, ngành nghề nào thoát khỏi thực trạng khó khăn kéo dài của nền kinh tế Đất nước. Tuy vậy, ngành xây dựng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhiều nhất từ khó khăn chung đó. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng đều phải hứng chịu khó khăn do việc chậm tiêu thụ, tồn đọng hàng hoá, thiếu việc làm.
Những năm gần đây, do tác động khủng hoảng của kinh tế thị trường làm cho giá cả nguyên vật liệu xây dụng bất ổn và biến động mạnh, tỷ lệ lạm phát tăng mạnh và đến nay chưa có dấu hiệu ổn định. Lạm phát gia tăng góp phần tác động làm cho giá cả tăng theo làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí xây dựng công trình của những nhà thầu, dẫn đến việc quản lý chi phí và khống chế chi phí gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý.
Theo hướng dẫn mới việc sử dụng chỉ số trượt giá theo chỉ số giá do Sở xây dựng ban hành (địa phương ban hành). Tuy nhiên việc công bố chỉ số giá này rất chậm. Công tác điều chỉnh giá do chế độ chính sách, giá cả thay đổi chủ yếu bằng công thức, nhiều hợp đồng quy định công thức trượt giá không rõ ràng, một số gói thầu sử dụng hệ số điều chỉnh giá không hợp lý.