LỘ TRÌNH CÔNG DANH CỦA VPBANK Chuyên

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao lao động cho Khối quản trị Nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 40)

18 Bộ phận phát triển chính sách, Khối Quản trị Nguồn nhân lực, “Báo cáo Hội đồng Quản trị”, Tháng2 năm 2011.

LỘ TRÌNH CÔNG DANH CỦA VPBANK Chuyên

Chuyên gia cao cấp + Lãnh đạo Chuyên gia + Quản lý cao cấp Chuyên viên chính + Quản lý cấp trung Chuyên viên + Tổ trưởng, Kiểm soát viên Nhân viên

(Nguồn: Bộ phận phát triển chính sách, Khối Quản trị Nguồn nhân lực, “slide giới thiệu chính sách nhân sự của VPBank”.)

Lộ trình này sẽ là động lực cho nhân viên phấn đấu và là đích đến của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Qua điều tra 21 nhân viên của Khối, khi được hỏi về sự thường xuyên được đào tạo thì không có người nào cho rằng mình thường xuyên được đào tạo, điều đó cho thấy việc đào tạo cho Khối còn gặp nhiều bất cập. Liệu lộ trình công danh trên có phải là sự tưởng tượng của các nhà quản lý? Rõ ràng nếu nhìn vào bề ngoài thì lộ trình này là rất hoàn hảo, song để những nấc thang đó biến thành hiện thực thì cần nhiều công sức hơn nữa trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Do đó, việc đào tạo hiện nay chưa tạo động lực cho người lao động.

2.2.3.4. Môi trường và điều kiện làm việc

Môi trường và điều kiện làm việc, theo Herzberg nằm trong nhóm những yếu tố duy trì. Tức là, sự hiện diện của nó không mang lại một sự đột biến tích cực trong tạo động lực, song nếu vắng mặt nó thì sẽ tạo nên sự bất mãn lớn từ phía người lao động.

Điều kiện làm việc ở đây được đánh giá là đầy đủ về mặt hình thức với phòng làm việc tập trung hiện đại, các trang thiết bị tiên tiến đáp ứng nhu cầu làm việc. Do đó nó ghóp phần duy trì động lực cho người lao động trong Khối.

Điều khiến người lao động băn khoăn nhất về điều kiện là việc là các công cụ hỗ trợ chuyên sâu. Thật vậy, người lao động ở đây đang làm việc với khối lượng công việc rất lớn nhưng thiếu các phần mềm nhân sự hiện đại để làm giảm bớt những công việc chân tay của họ. Những nhân viên ở đây làm việc chủ yếu trên hai cộng cụ phổ biến của Microsoft là excel và word. Đây là hai công cụ quan trọng song những công việc ở đây phức tạp hơn so với hai công cụ này, do đó người lao động đang phải rất cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình, điều này giảm giảm sự đối thoại trong công việc, gây căng thẳng và quan trọng hơn là nhân viên không có thời gian để thực hiện những sự sáng tạo khác.

Theo điều tra của Mckinsey tại VPBank22 về môi trường làm việc có 52/100 người, tương đương 52% số người được hỏi cho rằng họ muốn làm việc ở đây do văn hóa và môi trường làm việc tốt. Có 57/100 người tương đương 57% số người được hỏi nghĩ rằng Ngân hàng có bầu không khí làm việc tốt. Cũng theo điều tra này khi được hỏi “ Văn hóa Ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến cách hành xử của mọi người?”, thì có 75/100 người trả lời có ảnh hưởng.

Qua cuộc điều tra trên cho thấy môi trường làm việc của VPBank chưa thật sự tạo được động lực cho người lao động, khi mới chỉ có hơn 50% người được hỏi cho rằng môi trường và bầu không khí làm việc ở đây tốt.

Hiện nay Khối đang triển một số chương trình dành cho nhân viên của mình với mục đích tăng sự gắn kết và hoàn thiện bản thân. Trong đó có chương trình “ Văn hóa làm việc”, chương trình hướng cho mọi người cách làm việc chuyên nghiệp, mọi sự than phiền hay nói xấu đều được nhắc nhỏ bởi những người xung quanh. Đây là một chương trình hay, hy vọng chương trình sẽ được sự hưởng ứng từ phía người lao động.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao lao động cho Khối quản trị Nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 40)