23 ThS Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, 2007, Giáo trình quản trị nhân lực, NXB ĐH KTQD
3.4.3. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh
Một môi trường làm việc lành mạnh là môi trường trong đó người lao động hiểu về nhau, tập thể nhân viên là một khối không có tình trạng chia bè phái trong Khối. Trong đó mọi thành viên được bình đẳng tạo cơ hội phát huy năng lực, sở trường. Là nơi mọi thành viên được công bằng trong đánh giá và tạo cơ hội thăng tiến. Là nơi mọi thành viên được khuyến khích, động viên kịp thời, được quan tâm chăm lo vật chất, động viên tinh thần, sẻ chia vui buồn trong công việc và trong cuộc sống. Là nơi bình đẳng, công tâm trong khen thưởng và kỷ luật, khen xứng đáng, kỷ luật nghiêm khắc, lý lẽ phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
Đó là những gì mà chúng ta đều muốn hướng đến. Lý thuyết là như vậy, song việc xây dựng một môi trường làm việc tốt không phải là điều dễ dàng, và cũng cần phải có định hướng, các công cụ để có thể xây dựng và thực hiện nó.
Ngày nay, việc làm không đơn thuần chỉ là cách người lao động tìm kiếm thu nhập mà còn nơi người lao động tìm kiếm niềm vui, nơi khẳng định giá trị của bản thân. Vì thế có không ít người lao động ra đi vì môi trường làm việc không phù hợp với họ.
Theo quan điểm cá nhân, cần thực hiện hai yêu cầu sau để bước đầu nâng cao sự lành mạnh trong môi trường làm việc:
Thứ nhất: cái tâm và tầm của người lãnh đạo
“Cái tâm đòi hỏi” người lãnh đạo phải có ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức đối
với công việc, xem công việc chung của tập thể như công việc của cá nhân mình, nhưng không vì thế mà đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, lấy thành tích của tập thể để vun vén, đánh bóng cho tên tuổi cá nhân của mình. Cái tâm của người lãnh đạo còn thể hiện ở yếu tố tâm lý, mối quan hệ thân thiết, gần gũi đối với nhân viên cấp dưới. Người lãnh đạo đồng thời là người bạn, là đồng chí của nhân viên, qua đó mọi người có thể thổ lộ những tâm tư, nguyện vọng của mình để cùng nhau chia sẻ những khó khăn, trở ngại trong công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật.
Cái Tầm của người lãnh đạo đòi hỏi phải có tầm nhìn xa, trông rộng, phải biết cách tổ chức, sắp xếp công việc, phân công, bố trí nhân viên đúng người, đúng việc. Đó chính là “nghệ thuật dùng người” của người lãnh đạo. Điều này thể hiện rõ nét ở khả năng nhìn nhận, đánh giá nhân viên cấp dưới. “Nghệ thuật dùng người” của người lãnh đạo còn thể hiện ở khả năng lôi kéo nhân viên thành một khối đoàn kết, thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của tập thể.
Thứ hai: Giao tiếp nội bộ
Đây là quá trình thông tin được chuyển tải từ người gửi tới người nhận.
Giao tiếp là con đường ngắn nhất để người lao động trong tập thể có thể hiểu hơn về nhau và phối hợp công việc một cách nhịp nhàng. Đó có thể là giao tiếp giữa cấp dưới với cấp trên hay giao tiếp giữa các đồng nghiệp với nhau.
Có nhiều cách để chúng ta giao tiếp đó là lời nói, chữ viết hay ngôn ngữ hình thể, tất cả tạo nên một sự đa dạng trong việc chúng ta giao tiếp. Tùy thuộc trong những hoàn cảnh và bối cảnh cụ thể mà chúng ta sử dụng cách giao tiếp nào cho phù hợp và phát huy tối đa hiệu quả của nó.
Ngày nay, cùng với cuộc sống bận rộn thì nơi làm việc như là ngôi nhà thứ hai của mỗi người, với nhiều người nơi làm việc là môi trường quan hệ chính, vì vậy đây là nơi người lao động bày tỏ cảm xúc thái độ và sâu xa hơn là nơi đáp ứng những nhu cầu xã hội khác của họ. Như vậy, giao tiếp ghóp phần hoàn thiện môi trường làm việc và cả thúc đẩy động lực nữa.
KẾT LUẬN
Con người vừa là mục đích vừa là động lực cho sự phát triển. Ở hình thái xã hội nào đi nữa thì việc chúng ta sống và làm việc chung quy cũng vì trung tâm của vũ trụ “con người”.
Không khó để nhận thấy tầm quan trọng của con người trong bất kỳ một tổ chức nào đó, song việc phát huy hết tiềm năng, năng lực của họ thì không phải tổ chức nào cũng làm được, nhà lãnh đạo nào thực hiện được.
Người lao động làm việc trong một doanh nghiệp đều có những mối quan tâm và mong muốn riêng được thể hiện qua các mối quan hệ. Mức độ thỏa mãn các mong muốn của người lao động được đánh giá bằng sự so sánh với những mong muốn cần đạt được khi thực hiện công việc với thực tế mà người lao động đạt được.
Xét trên tổng thể, việc thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của người lao động sẽ tạo ra động lực và tinh thần lao động tốt. Đó là yếu tố rất quan trọng để khuyến khích người lao động.
Cùng với những lý luân trên, em hy vọng rằng những giải pháp đưa ra về hoạt động tạo động lực, sẽ trở thành một tài liệu có ích mỗi khi Ngân hàng cần tham khảo để khắc phục những khó khăn trong hoạt động này.
Em xin cảm ơn lãnh đạo Ngân hàng VPBank và các anh chị trong Khối Quản trị Nguồn nhân lực đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này!