Hoàn thiện công tác trả lương

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao lao động cho Khối quản trị Nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 44)

22 Bộ phận phát triển chính sách, khảo sát của công ty tư vấn chiến lược Mckinsey tại VPBank, 8/2010.

3.3.1. Hoàn thiện công tác trả lương

Tiền lương luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của người lao động, trước khi quyết định làm việc ở bất cứ tổ chức nào. Như đã nêu ở trên còn rất nhiều hạn chế mà Khối cần phải khắc phục. Khối có thể cân nhắc một số yếu tố sau nhằm hoàn thiện công tác trả lương tạo động lực cho người lao động:

 Mặt bằng lương chung của xã hội và ngành ngân hàng

Lương của người lao động nằm trong danh mục chi phí của ngân hàng, thế nhưng không vì thế mà ngân hàng giảm lương nhằm tăng lợi nhuận. Ngân hàng luôn là ngành tốp đầu trong việc chi trả lương cho người lao động, nhằm đạt được những mục đích khác nhau trong đó có việc giữ chân nhân tài, ngân hàng cần xem xét mức lương trên thị trường để có thể đưa ra một chính sách lương phù hợp.

Có thể tùy vào mục đích mà Ngân hàng có thể chọn cho mình chính sách lương cạnh tranh, cao hơn thị trường, hoặc thấp hơn thị trường. Song về cơ bản một mức lương cạnh tranh sẽ là điều kiện cần cho việc đảm bảo ngân hàng không bị chảy máu chất xám. Đó đang và sẽ là mối bận tâm thường xuyên của Ngân hàng trong hiện tại và tương lai, những tổ chức lớn luôn biết cách tạo ra lợi thế cho riêng mình, nhất là trong việc chạy đua nhằm có được sự phục vụ của nhân sự có chất lượng. Và những ngân hàng nhỏ hơn luôn là nơi đào tạo nhân sự cho những ngân hàng lớn hơn. Một khi người lao động “đủ lông đủ cánh” họ sẽ “bay” đến những bến đỗ tốt hơn với mức lương cao hơn và môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn. Đừng để VPBank là trường học miễn phí cho những ngân hàng khác.

 Khả năng chi trả của Ngân hàng

Lương là chi phí, do đó việc chi trả lương ít nhiều ảnh hưởng tới kết quả sản suất kinh doanh. Vì vậy, việc trả lương phải được tính toán kỹ càng, để làm sao mức lương đó vừa cạnh tranh, vừa tạo động lực và phải đảm bảo được kết quả sản xuất kinh doanh. Với đà phát triển như hiện nay của Ngân hàng, có chăng Ngân hàng nên tạo cho mình sự bứt phá, bằng cách trả lương cao hơn thị trường?

Đôi khi, để đạt được sự thành công lớn hơn trong tương lai, ngân hàng cần phải đầu tư nhiều hơn cho hiện tại. Hãy phá cách bằng mức lương cao hơn mức thị trường để thu hút nhân tài. Nếu lo ngại về tính khả thi của chính sách lương tích cực này thì Ngân hàng hãy yên tâm bởi, chính sách lương cao hơn thị trường đã được nhiều tổ chức có uy tín áp dụng thành công tại Việt Nam và công ty ôtô Ford Việt Nam là ví dụ điển hình. Họ đã xây dựng một chính sách nhân sự hợp lý với mức lương cao hơn thị trường hiện tại ở thời điểm năm 1995 họ đã thu hút những kỹ sư ôtô hàng đầu ở Việt Nam, và kết quả đạt được sau đó thì hẳn ai cũng biết là rất thành công.

 Tăng mức lương cố định

Tiền lương là bộ phận chủ yếu trong thu nhập, và là lợi ích kinh tế dễ nhìn thấy nhất của người lao động. Đây sẽ là đòn bẩy lớn nhất để kích thích lao động.

Qua nghiên cứu cho thấy, mức lương hiện tại của Ngân hàng thấp hơn cả mức chung của toàn ngành và kém xa các đối thủ có cùng mục tiêu. Do đó việc tăng lương cố định là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện nay.

Mức lương cố định cao đồng nghĩa với việc giá trị của bản thân tăng lên, người lao động được đánh giá cao, điều đó tạo động lực cho người lao động. Mức lương cao còn tạo ra uy tín cho ngân hàng điều mà không dễ gì có thể có được từ phía người tiêu dùng, điều đó còn ghóp phần thu hút những nhân tài ngoài thị trường.

Ngoài ra việc tăng lương một cách đều đặn, cũng tạo ra động lực để người lao động phấn đấu, bởi việc tăng lương là theo cá nhân nên và cá nhân nào được đánh giá cao sẽ chuyển lên bậc lương cao hơn những người không được đánh giá cao. Đó là lý do vì sao các tổ chức luôn muốn xây dựng một lộ trình tăng lương rõ ràng, như vậy sẽ giúp cho người lao động có niềm tin vào công việc, và đôi khi chỉ cần có niềm tin như thế cũng là đủ để người lao động gắn bó với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao lao động cho Khối quản trị Nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w