Đánh giá những thành công

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 63)

2.3.1.1. Về mục tiêu:

Cục thuế Ninh Bình đã phấn đấu hoàn thành vƣợt mức tổng thế dự toán đƣợc Bộ Tài Chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Tổng cục thuế giao và nhƣ vậy có thể nói, trong công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc xác định các nhiệm vụ, các mục tiêu đã đƣợc quán triệt tƣơng đối phù hợp.Về thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách: Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã làm tốt công tác tham mƣu cho lãnh đạo ngành, vừa trực tiếp thực hiện công tác thu ngân sách, tổ chức triển khai, hƣớng dẫn thực hiện các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, vừa nghiên cứu chuẩn hoá các văn bản của cấp trên, thực hiện tốt các quy trình quản lý thu thuế phù hợp với từng đối tƣợng nộp thuế. Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phục vụ công tác thu ngân sách cho các đơn vị trong toàn tỉnh. Toàn bộ các Chi Cục Thuế trong toàn tỉnh những năm qua liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, số thu hàng năm vào ngân sách nhà nƣớc tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc. Kết quả thu ngân

56

sách nhà nƣớc từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong giai đoạn 2009 đến 2013 đƣợc thể hiện qua bảng 2.4 dƣới đây.

Bảng 2.4: Cơ cấu thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009 – 2013.

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Ninh Bình- Báo cáo tổng kết 5 năm 2009-2013 - phòng tổng hợp nghiệp vụ dự toán)

Nhìn chung, nguồn thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng trƣởng tốt qua các năm, tổng NSNN từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2010 tăng 79% so với năm 2009 năm 2011 tăng 80% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 36% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 77% so với năm 2012. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những nguồn thu chủ yếu và tƣơng đối ổn định đóng góp vào NSNN của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Cụ thể là: Nguồn thu từ thuế TNDN của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm năm 2009 chiếm khoảng 3,4% tổng số thu NSNN từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, năm 2010 chiếm khoảng 5,0% tổng số thu NSNN

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Thuế TNDN 35.968 37.696 38.963 40.012 41.512 2 Thuế GTGT 527.215 696.803 773.663 862.354 985.956 3 Thuế TN 11.235 16.866 27.881 45.214 51.284 4 Thuế TTĐB 101.256 1.167 185.991 154.220 201.324 5 Thuế MB 3.956 5.767 6.472 7.927 8.845 6 Thu khác 1.122 1.441 3.582 4.257 4.958 Tổng 680.752 759.740 1.036.552 1.113.984 1.293.879

57

từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và năm 2011 chiếm khoảng 5,8% tổng số thu NSNN từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, năm 2012 chiếm khoảng 5,6% tổng số thu NSNN từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, năm 2013 chiếm khoảng 5,5% tổng số thu NSNN từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Có thể nhận thấy rằng, tỷ trọng nguồn thu từ thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh so với tổng số thuế nộp NSNN của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm dần theo thời gian. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn các chế độ chính sách về thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay đang áp dụng theo lộ trình giảm dần mức thuế suất thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tích lũy về vốn để đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Những kết quả trên là một trong những sự kiện nổi bật nhất của toàn tỉnh, đánh dấu bƣớc ngoặt lớn trong công tác thu ngân sách của địa phƣơng trong thập kỷ qua.

2.3.1.2. Về phân cấp:

Cục thuế đã áp dụng mô hình tổ chức theo chức năng.Theo mô hình này, trong một cơ quan thuế, Cục thuế tổ chức ra các phòng chức năng riêng rẽ, mỗi phòng thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế, ví dụ: Phòng Xử lý tờ khai thuế, Phòng Tính thuế, Phòng Kiểm tra đối tƣợng nộp thuế...Tránh gây sự phiền hà cho ngƣời nộp thuế, tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp, xác định nghĩa vụ nộp thuế của mình và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế. Việc phân cấp nhƣ vậy, cho tới nay chƣa thấy những khiếm khuyết cần phải bổ sung, sửa đổi.

2.3.1.3. Về thực hiện các quy trình

Các quy trình có thực hiện tốt hay không thể hiện việc thực hiện ở từng bộ phận:

58

Đăng ký thuế:

Thƣờng xuyên phối hợp với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, cơ quan thống kê để rà soát, đối chiếu cơ sở kinh doanh trên địa bàn nhằm phát hiện các cơ sở có hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng chƣa đăng ký thuế để hƣớng dẫn đăng ký thuế và đƣa vào quản lý thu

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ triển khai thực hiện cơ chế “Một cửa” liên thông trong việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, việc này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc kê khai đăng ký thuế rút ngắn đƣợc thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.

Kê khai và kế toán thuế:

Công tác kê khai và kế toán thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế giá trị gia tăng nói riêng, là nguồn dữ liệu đầu vào để xác định theo dõi và quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc thông qua việc quản lý số lƣợng ngƣời nộp thuế, tờ khai thuế, chứng từ thu nộp ngân sách ….Giai đoạn 2009-2013 ngành thuế Ninh Bình đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai kế toán thuế nhƣ đã triển khai kê khai thuế bằng mã vạch 2 chiều; triển khai dự án hiện đại hoá quy trình quản lý thu nộp giữa cơ quan Thuế, Kho bạc, Tài chính và Hải quan đối với Văn phòng Cục thuế; ký thoả thuận thu thuế qua Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình. Qua công tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai kế toán thuế đã giúp ngành thuế giảm bớt đƣợc áp lực trong công việc, công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế đƣợc chặt chẽ và đem lại hiệu quả hơn, công tác theo dõi thu nộp đƣợc kịp thời và chính xác…

Tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế:

Công tác tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế đã đƣợc xác định là một khâu quan trọng của Cục thuế Ninh Bình nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý theo

59

cơ chế tự tính, tự khai và tự nộp thuế; giúp doanh nghiệp chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc xác định số thuế phải nộp và thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nƣớc; hạn chế và loại bỏ những vi phạm pháp luật về thuế do thiếu hiểu biết của ngƣời nộp thuế, đồng thời hƣớng dẫn ngƣời nộp thuế thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế.

Hoàn thuế:

Công tác hoàn thuế đã đƣợc thực hiện nhanh chóng, kịp thời theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và Quy trình hoàn thuế, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng quay vòng vốn để nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn, vƣợt qua khó khăn của giai đoạn suy giảm kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Quản lý nợ thuế:

Từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành cùng với việc ngành thuế thực hiện phƣơng thức quản lý theo chức năng, công tác quản lý thu nợ đã đƣợc tập trung về một mối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đôn đốc thu nợ. Toàn ngành đã tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý nợ một số biện pháp đã thực hiện để thu hồi nợ thuế. Cụ thể:

- Tập trung phân loại nợ thuế, xác định chính xác các khoản nợ có khả năng thu, xây dựng kế hoạch thu nợ và giao chỉ tiêu thu nợ hàng năm cho các Chi cục thuế. Bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nợ đọng lớn để có biện pháp đôn đốc thu nợ. Lập kế hoạch làm việc cụ thể với từng doanh nghiệp nợ thuế lớn, xác định nguyên nhân nợ và yêu cầu đơn vị cam kết thời gian nộp nợ đọng thuế. Hàng tháng thực hiện thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp đối với các đơn vị không tự tính phạt theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rà soát lại các đối tƣợng thuộc diện xoá nợ, miễn giảm để hƣớng dẫn đơn vị làm thủ tục hồ sơ đề nghị xoá nợ, miễn giảm thuế.

60

- Áp dụng các biện pháp cƣỡng chế để thu hồi nợ thuế nhƣ: Ban hành 16 quyết định cƣỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi đối với 13 đơn vị, các đơn vị đã tự giác nộp nợ đọng vào ngân sách là 12 tỷ đồng; Cƣỡng chế bằng biện pháp đình chỉ sử dụng hoá đơn 01 đơn vị, bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tƣợng bị cƣỡng chế do tổ chức cá nhân khác nắm giữ 01 đơn vị. ( Nguồn: Cục thuế Ninh Bình – phòng quản lý nợ )

- Thông báo áp dụng các biện pháp cƣỡng chế đối với 169 doanh nghiệp có số thuế nợ đọng lớn, đồng thời đề nghị các Ngân hàng cung cấp số tài khoản của các đơn vị này để thực hiện cƣỡng chế thuế, qua đó các đơn vị đã tự giác nộp số thuế nợ đọng là 58 tỷ đồng và không để nợ mới phát sinh. ( Nguồn: Cục thuế Ninh Bình – phòng quản lý nợ )

Kiểm tra thuế, xác minh hoá đơn:

Thực hiện mô hình tổ chức theo chức năng, cơ quan thuế đã tăng cƣờng cán bộ có trình độ, có năng lực cho bộ phận thanh tra, kiểm tra. Chất lƣợng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đã từng bƣớc đƣợc nâng cao. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm của các đơn vị nhƣ: Bán hàng không lập hoá đơn, lập hoá đơn ít hơn so với hàng hoá thực tế bán ra; kê khai sai, kê khai thiếu doanh số và số thuế, phát hiện các trƣờng hợp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp…

Tin học

Đã cài đặt và tập huấn thành công các chƣơng trình phần mềm quản lý thuế cho các cán bộ công chức trong văn phòng Cục thuế. Cán bộ thuế có cập nhật thông tin nộp thuế của ngƣời nộp thuế, hiểu rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó thực hiện các chức năng của mình để nâng cao công tác quản lý thuế.

Hành chính - văn thƣ

*/ Bộ phận quản lý hoá đơn thuộc phòng Hành chính quản trị tài vụ ấn chỉ đã thực hiện:

61

- Việc quản lý, sử dụng hoá đơn thống nhất, mở sổ theo dõi nhập, xuất, bán hoá đơn, đăng ký sử dụng hoá đơn, theo dõi báo cáo sử dụng hoá đơn, thanh, quyết toán sử dụng hoá đơn theo đúng quy định.

- Có kho để bảo quản an toàn tránh mối, mọt; có thủ kho và mở sổ, quản lý theo dõi đúng quy định, thực hiện bảo quản, quản lý hoá đơn không đƣợc để hƣ hỏng, mất hoá đơn.

- Thực hiện thông báo mất hoá đơn, từ chối bán hoá đơn; đình chỉ sử dụng hoá đơn; thu hồi hoá đơn của tổ chức, cá nhân không sử dụng do: Sáp nhập, giải thể, ngừng hoạt động, đổi mẫu hoá đơn, hoá đơn thông báo mất nhƣng đã tìm thấy, hoá đơn in trùng ký hiệu, in trùng số hoá đơn, rách nát không sử dụng đƣợc. Khi thu hồi hoá đơn có lập bảng kê chi tiết của từng tổ chức, cá nhân: Ký hiệu, mẫu số, số lƣợng, số thứ tự hoá đơn.

- Thực hiện thanh hủy hoá đơn không còn giá trị sử dụng (kể cả các loại hoá đơn bị mất đã thu hồi lại đƣợc). Lập bảng kê hoá đơn thanh hủy và phải đƣợc chấp thuận bằng văn bản của Tổng cục Thuế.

*/ Bộ phận văn thƣ: Là cầu nối giữa ngƣời nộp thuế với các phòng chức

năng, đã thực hiện đúng chức năng của mình, đã chuyển giao văn bản, công văn của ngƣời nộp thuế đến lãnh đạo Cục và các phòng chức năng nhanh chóng, kịp thời đảm bảo các công việc đƣợc thực hiện đúng kế hoạch.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 63)