Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

3.2. Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Cục thuế tỉnh Ninh Bình quản lý

3.2.5. Các giải pháp khác

*/ Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính:

Rà soát, phát hiện, loại bỏ hoặc kiến nghị loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế.

Nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ phận „Một cửa‟ giải quyết các thủ tục hành chính thuế tại cơ quan thuế các cấp.

*/ Giải pháp quản lý doanh thu:

Doanh thu là một trong những căn cứ quan trọng để xác định số thuế phải nộp của NNT. Một thực tế mà từ trước đến nay chúng ta vẫn thường gặp

74

đó là doanh thu chịu thuế phần lớn không sát với tình hình sản xuất kinh doanh, thậm chí NNT đã làm mọi cách để giảm doanh thu tính thuế.

Do vậy để quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì Văn phòng Cục thuế tỉnh Ninh Bình nên: chia khu vực hành chính để quản lý; phân loại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để quản lý và quản lý chặt chẽ hơn theo chiều sâu, bởi vì công tác kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp là khác nhau; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ .

*/ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thuế theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu,đáp ứng yêu cầu quản lý thuế tiên tiến, hiện đại; tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ phục vụ tận tụy, công tâm khách quan, phong cách làm việc khoa học cho cán bộ thuế.

Trong tình hình phát triển hiện nay, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải thường xuyên học hỏi, tu dưỡng trình độ chuyên môn sâu rộng để kịp thời thích ứng với những đổi mới mang tính tiên tiến, hiện đại. Do đó lãnh đạo Cục thuế nên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhằm tăng cường hiểu biết cho đội ngũ cán bộ để họ có thể tuyên truyền, hướng dẫn một cách chi tiết cho NNT khi cần thiết, cố gắng rút ngắn khoảng cách giữa cán bộ thuế và NNT để họ trở thành những người bạn đồng hành đáng tin cậy trong việc thực hiện các luật thuế.

*/ Tổ chức dịch vụ tư vấn hỗ trợ đối với NNT.

Thực tiễn cho thấy, công tác kiểm tra dù có cố gắng đến mấy cũng không thể thực hiện đƣợc đối với tất cả NNT, trong khi đó nếu thực hiện tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ đối với NNT chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Khi dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ NNT đƣợc tổ chức tốt sẽ tạo đƣợc lòng tin của doanh nghiệp đối với cơ quan thuế cũng như đối với Nhà nước, sự sai sót

75

vô tình hay hữu ý sẽ giảm xuống, chi phí cho việc chấp hành luật thuế (bao gồm cả chi phí quản lý của cơ quan thuế) cũng giảm thiểu.

Trước hết nên thay đổi quan niệm cũ, phải coi NNT là khách hàng của cơ quan thuế, nên xoá bỏ quan niệm doanh nghiệp là đối tƣợng bị quản lý, còn cơ quan thuế là cơ quan cấp trên thực hiện nhiệm vụ quản lý các doanh nghiệp.

Muốn vậy mỗi cán bộ quản lý phải đặt mình vào vị trí của các doanh nghiệp để tìm hiểu xem doanh nghiệp đang thiếu cái gì? Vướng mắc chỗ nào?...

Thứ hai: Có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước khác như Nhật Bản: thực hiện “tuần lễ tìm hiểu thuế”, mỗi năm có thể thực hiện một tuần lễ nhƣ vậy với những chủ đề khác nhau hoặc nhiều hoạt động xoay quanh một chủ đề đƣợc tiến hành nhƣ: diễn thuyết, toạ đàm trên tivi, báo chí hoặc qua việc trƣng bày tại cơ quan thuế để ý nghĩa và vai trò của thuế đƣợc giải thích một cách dễ hiểu nhất.

Thứ ba: Thực hiện dịch vụ tƣ vấn thuế: không giống các hoạt động khác, dịch vụ tƣ vấn thuế là hoạt động hỗ trợ, phục vụ theo yêu cầu của NNT, khách hàng của phòng tư vấn thuế là những người dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người thiếu kiến thức về thuế. Nội dung chính của hoạt động này là trả lời các thắc mắc về luật thuế, thủ tục kê khai nộp thuế và các thắc mắc khác của NNT. Qua tƣ vấn thuế, cán bộ thuế có cơ hội tiếp xúc và gần gũi hơn đối với NNT, tạo đƣợc niềm tin của các NNT vào cơ quan thuế. Thực hiện tƣ vấn thuế có thể có nhiều cách nhƣ: “diễn đàn trao đổi về chính sách thuế”, trả lời trực tiếp qua điện thoại hoặc FAX, tóm tắt các câu hỏi thường gặp đưa lên trang Web để những người quan tâm có thể truy cập. Các hình thức này đã đƣợc thực hiện nhƣng chƣa phổ biến, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô lớn tham gia, còn đối với người dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thực sự hưởng ứng tích cực.

76

*/ Quan tâm đến chế độ thi đua khen thưởng.

Công tác thi đua khen thưởng không những phải được thực hiện đối với các cán bộ quản lý thuế có thành tích trong công tác thu thuế mà còn phải chú trọng đến các doanh nghiệp có đóng góp lớn số thuế hàng năm vào ngân sách.

Tại Văn phòng Cục thuế tỉnh Ninh Bình, công tác này đã đƣợc thực hiện nhưng số lượng đơn vị được khen còn hạn chế và việc khen thưởng chưa mang tính kịp thời .

Thiết nghĩ, các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước không phải vì mục đích khen thưởng nhưng tâm lý thì bất cứ ai cũng mong muốn mình được khen thưởng. Khen thưởng công khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhƣ đài phát thanh, báo chí, đài truyền thanh...thông qua đó có thể nâng cao uy tín của các doanh nghiệp trên thị trường, cho thấy khả năng vững mạnh về tài chính trong việc tìm đối tác cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Đây cũng là một chính sách đòn bẩy kinh tế có lợi cho doanh nghiệp và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)