doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Cục thuế tỉnh Ninh Bình quản lý.
3.2.1. Giải pháp về xác định mục tiêu:
- Thực hiện giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách phù hợp với khả năng thực hiện cho các phòng, đảm bảo hoàn thành dự toán phấn đấu Tổng cục thuế giao.
- Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên từng địa bàn, xác định ra nguyên nhân thất thu, trên cơ sở đó đề ra đƣợc các giải pháp cụ thể phù hợp với từng khoản thu, từng địa bàn quản lý.
- Nắm chắc tình hình phát triển kinh tế xã hội, những nhân tố làm tăng, giảm thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên từng địa bàn, tăng cƣờng công tác phân tích, dự báo để kịp thời tham mƣu cho cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng các biện pháp nhằm tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tƣ, phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn, tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc. Phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức giám sát chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, kờ khai thuế, tình hình nộp thuế trên địa bàn để có biện pháp đôn đốc kịp thời khoản thuế phát sinh, nợ đọng vào ngân sách nhà nƣớc.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế, đặc biệt là hành vi buôn bán và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để chiếm đoạt tiền thuế của ngân sách nhà nƣớc.
3.2.2. Giải pháp về phân cấp.
- Tăng cƣờng trách nhiệm của thủ trƣởng cơ quan thuế trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ, quản lý cán bộ, công chức của đơn vị.
68
Trách nhiệm của tổ chức cá nhân trong việc phối hợp giải quyết các công việc có liên quan.
- Phân cấp chức năng cụ thể của các phòng để tránh sự chồng chéo, ỷ lại công việc. Quy định rõ hơn trách nhiệm của từng phòng và các phòng phải tự chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo Cục thuế về công việc đƣợc phân cấp. Đồng thời giữa các phòng có sự phối hợp trong quá trình thực hiện công việc để tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra nội bộ ngành, có hình thức xử lý thích đáng đối với cán bộ, công chức thuế không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao hoặc có những những vi phạm chính sách thuế, vi phạm quy định của ngành.
3.2.3. Giải pháp về quy trình.
Để quy trình quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện đƣợc tốt thì phải có biện pháp đối với từng bộ phận:
*/ Đăng ký thuế:
Thực hiện kiểm kê đối chiếu, xác minh mã số thuế của các cơ sở, cá nhân kinh doanh trong toàn tỉnh. Giám sát chặt chẽ hoạt động của ngƣời nộp thuế trong các trƣờng hợp: ngừng, nghỉ, phá sản, giải thể, bỏ trốn, mất tích, hoặc chuyển địa bàn. Tăng cƣờng kiểm tra cơ sở, cá nhân kinh doanh nhƣng không có đăng ký kinh doanh để đƣa vào diện quản lý thuế.
Cục thuế phải phối hợp thƣờng xuyên hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng, với chính quyền các cấp thực hiện thƣờng xuyên việc rà soát xột mọi các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh để đƣaa vào diện quản lý thuế, tránh tình trạng bỏ sót số lƣợng ngƣời nộp thuế.
*/ Kê khai và kế toán thuế:
Nâng cao chất lƣợng kê khai thuế, bảo đảm 100% ngƣời nộp thuế nộp tờ khai đúng hạn, phát hiện kịp thời các trƣờng hợp kê khai không đúng,
69
không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử phạt để nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế.
Tăng cƣờng kiểm tra hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm để chống thất thu về thuế do kê khai không đúng.
Để làm tốt công tác quản lý thu nộp thuế đòi hỏi chính sách, chế độ và các biện pháp quản lý thuế phải đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ để nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội nhằm tuân thủ tự giác các nghĩa vụ về thuế. Doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế theo đúng thời gian quy định, bộ phận chuyên môn của Văn phòng Cục thuế phải có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Căn cứ vào chứng từ nộp thuế sẽ biết đƣợc doanh nghiệp nào đã nộp, doanh nghiệp nào chƣa nộp, nộp chậm hay nộp thiếu để đƣa ra những biện pháp thích hợp trong quản lý.
*/ Tuyên truyền hỗ trợ:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền hỗ trợ đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Nghiên cứu đổi mới phƣơng thức và đẩy mạnh công tác tuyên truyền để ngƣời nộp thuế nhận thức đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền chú trọng vào chiều sâu có tính giáo dục, thuyết phục cao nhƣ: thi tìm hiểu pháp luật thuế, phát hành ấn phẩm, khẩu hiệu, quảng bá về thuế. Nội dung tuyên truyền hƣớng vào cộng đồng dân cƣ cả về diện rộng và chiều sâu.
- Nâng cao chất lƣợng hỗ trợ ngƣời nộp thuế: Tổ chức hội nghị đối thoại thƣờng xuyên với ngƣời nộp thuế, phân loại các đối tƣợng cần hỗ trợ, nội dung hỗ trợ để hội nghị hỗ trợ phù hợp và hiệu quả; nâng cao chất lƣợng trang điện tử của Cục thuế để có đầy đủ thông tin, chính xác, dễ truy cập đáp ứng nhu cầu của ngƣời nộp thuế.
70
- Tổ chức hội nghị tuyên dƣơng ngƣời nộp thuế nhằm động viên khích lệ kịp thời ngƣời nộp thuế.
- Rà soát, phát hiện, loại bỏ hoặc kiến nghị loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời nộp thuế.
- Nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ phận „Một cửa‟ giải quyết các thủ tục hành chính thuế tại cơ quan thuế các cấp.
*/ Quản lý nợ thuế:
Thực hiện phân loại nợ và phân tích nguyên nhân nợ đến từng doanh nghiệp theo tiêu chí: nợ do khó khăn về kinh tế, nợ do ý thức chấp hành luật, nợ do mất tích, bỏ trốn phá sản hay nợ do lỗi chủ quan của cơ quan thuế để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời theo quy định của pháp luật. Đề nghị cấp có thẩm quyền xoá nợ, gia hạn nợ theo đúng chính sách.
Cục thuế phải tạo mối quan hệ thƣờng xuyên, phối hợp với các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan hữu quan. Cục thuế và Kho bạc luôn luôn phải phối hợp với nhau để đôn đốc hoặc phát hành thông báo chậm nộp thuế của các đối tƣợng. Trƣờng hợp đã đôn đốc mà vẫn chây ỳ, cố tình dây dƣa không nộp hoặc nộp chậm thì phải có những biện pháp cƣỡng chế nhƣ : lệnh thu ngân sách, kê biên tài sản, phối hợp với đài phát thanh của địa phƣơng thông báo danh sách những tổ chức, cá nhân chƣa thực hiện nghĩa vụ thuế, thu hồi mã số thuế đình chỉ bán hoá đơn.
Tăng cƣờng bồi dƣỡng nghiệp vụ kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế theo hƣớng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình, diễn biến nợ thuế hàng tháng.
*/ Hoàn thuế:
Thực hiện kiểm tra 100% các hồ sơ hoàn thuế để tránh trƣờng hợp lợi dụng tiền thuế của ngân sách nhà nƣớc. Xử lý đích đáng đối với các trƣờng
71
hợp có hành vi lợi dụng sơ hở của chính sách pháp luật thuế, kê khai thuế không đúng thực tế để lập hồ sơ hoàn thuế.
*/ Kiểm tra, xác minh hoá đơn:
Tổ chức thu thập thông tin, phân loại doanh ngiệp, lựa chọn doanh nghiệp có nhiều rủi ro về thuế, các doanh nghiệp có quy mô lớn để đƣa vào kế hoạch kiểm tra theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế. Kịp thời đôn đốc thu hồi tiền phát hiện sau kiểm tra vào ngân sách. Kiên quyết xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm phát hiện qua kiểm tra.
Tổ chức kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế gửi đến cơ quan thuế. Phấn đấu kiểm tra 100% hồ sơ hoàn thuế tại doanh nghiệp.
Tập trung kiểm tra đối với các doanh nghiêp kê khai âm liên tục, doanh nghiệp kê khai lỗ nhƣng vẫn đầu tƣ mở rộng, doanh nghiệp kinh doanh xe máy, xăng dầu, vận tải. Tăng cƣờng công tác kiểm tra trong lĩnh vực xây dụng vãng lai, xây dựng tƣ nhân, vận tải, nhà nghỉ, làng nghề. Kiên quyết xử lý những vi phạm phát hiện qua kiểm tra.
Phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh việc xử lý nghiêm các hoạt động buôn bán và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp.
Hƣớng dẫn NNT thực hiện tốt công tác kế toán, quản lý chặt chẽ hoá đơn chứng từ để hạch toán đúng kết quả kinh doanh và xác định đúng nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nƣớc.
*/ Tin học:
- Tiếp tục triển khai ứng dụng kết nối thu ngân sách 4 ngành: Thuế, Kho Bạc, Hải quan, Tài chính một cách hiệu quả nhất. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp ứng dụng hỗ trợ tờ khai mã vạch 2 chiều tại Văn phòng Cục thuế và các Chi cục Thuế phục vụ cho công tác quản lý thuế. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai ứng dụng kê khai thuế qua mạng áp dụng cho NNT (iHTKK).
72
- Tiếp tục nâng cấp hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu thực hiện các Luật thuế.
- Thực hiện trao đổi dữ liệu, liên kết các ứng dụng theo đúng quy trình quản lý và vận hành của bộ máy quản lý thuế theo chức năng, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý.
- Tiếp tục thực hiện chƣơng trình đào tạo, nâng cao trình độ tin học, khai thác thông tin cho cán bộ, công chức.
- Triển khai ứng dụng một số đề án, dự án quản lý thuế hiện đại: kê khai thuế qua mạng Internet, mở rộng triển khai dự án nộp thuế qua ngân hàng…
- Để đảm bảo cho công tác thuế mang lại hiệu quả cao, cơ quan thuế cần có kế hoạch bổ sung, thay thế những thiết bị máy móc đã kém hiệu quả.
*/ Quản lý hoá đơn bao gồm:
- Quản lý hoá đơn đặt in, hoá đơn tự in do cơ quan Thuế phát hành. - Quản lý hoá đơn đặt in, hoá đơn tự in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh phát hành.
- Quản lý hoạt động nhận in hoá đơn của các doanh nghiệp in.
- Theo dõi hoá đơn của doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh mang theo.
- Xác minh nguồn gốc phát hành hoá đơn, phối hợp thanh tra, kiểm tra hoá đơn.
3.2.4. Giải pháp về tổ chức.
Một trong những nhân tố quyết định đến mọi thắng lợi phải kể đến nhân tố con ngƣời, trong công tác quản lý thuế thì đó là các cán bộ thuế. Cùng với công tác cải cách thuế, bộ máy tổ chức và cán bộ thuế phải đƣợc sắp xếp cho phù hợp với quy trình quản lý mới.
Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo hƣớng tập trung vào các khâu công việc chính, thực hiện tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả đội ngũ cán bộ thuế ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý.
73
Đổi mới công tác quản lý cán bộ theo hƣớng quy định ra trách nhiệm của từng cán bộ trên từng vị trí công tác.
Đánh giá cán bộ chủ yếu căn cứ vào kết quả công tác, về lƣợng và chất đƣợc giao, coi trọng phẩm chất đạo đức, chính trị, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm, thực hiện tốt 10 điều kỷ luật ngành thuế. Tăng cƣờng giáo dục nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thuế. Cán bộ thuế phải đƣợc đào tạo lại chủ yếu các kiến thức về quản lý nhà nƣớc, các chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý thuế, nghiệp vụ kế toán, phát hiện những sai sót, gian lận trong công tác kế toán của doanh nghiệp; tăng cƣờng bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên sâu về quản lý thuế theo phƣơng pháp hiện đại, nâng cao trình độ ứng dụng thành thạo công nghệ tin học...đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công tác quản lý thuế.
Tiếp tục thực hiện luân phiên, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, tinh giảm biên chế. Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là việc chấp hành công vụ, chấp hành pháp luật của cán bộ thuế; kiểm tra việc giải quyết các thủ tục hành chính cho ngƣời nộp thuế; phát hiện và xử lý kịp thời những trƣờng hợp cán bộ có hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu.
3.2.5. Các giải pháp khác:
*/ Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính:
Rà soát, phát hiện, loại bỏ hoặc kiến nghị loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời nộp thuế.
Nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ phận „Một cửa‟ giải quyết các thủ tục hành chính thuế tại cơ quan thuế các cấp.
*/ Giải pháp quản lý doanh thu:
Doanh thu là một trong những căn cứ quan trọng để xác định số thuế phải nộp của NNT. Một thực tế mà từ trƣớc đến nay chúng ta vẫn thƣờng gặp
74
đó là doanh thu chịu thuế phần lớn không sát với tình hình sản xuất kinh doanh, thậm chí NNT đã làm mọi cách để giảm doanh thu tính thuế.
Do vậy để quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì Văn phòng Cục thuế tỉnh Ninh Bình nên: chia khu vực hành chính để quản lý; phân loại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để quản lý và quản lý chặt chẽ hơn theo chiều sâu, bởi vì công tác kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp là khác nhau; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ .
*/ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cán bộ thuế theo hƣớng chuyên nghiệp, chuyên sâu,đáp ứng yêu cầu quản lý thuế tiên tiến, hiện đại; tăng cƣờng giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ phục vụ tận tụy, công tâm khách quan, phong cách làm việc khoa học cho cán bộ thuế.
Trong tình hình phát triển hiện nay, đòi hỏi ngƣời cán bộ quản lý phải thƣờng xuyên học hỏi, tu dƣỡng trình độ chuyên môn sâu rộng để kịp thời thích ứng với những đổi mới mang tính tiên tiến, hiện đại. Do đó lãnh đạo Cục thuế nên thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhằm tăng cƣờng hiểu biết cho đội ngũ cán bộ để họ có thể tuyên truyền, hƣớng dẫn một cách chi tiết cho NNT khi cần thiết, cố gắng rút ngắn khoảng cách giữa cán bộ thuế và NNT để họ trở thành những ngƣời bạn đồng hành đáng tin cậy trong việc thực hiện các luật thuế.
*/ Tổ chức dịch vụ tư vấn hỗ trợ đối với NNT.
Thực tiễn cho thấy, công tác kiểm tra dù có cố gắng đến mấy cũng không thể thực hiện đƣợc đối với tất cả NNT, trong khi đó nếu thực hiện tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ đối với NNT chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Khi dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ NNT đƣợc tổ chức tốt sẽ tạo đƣợc lòng tin của doanh nghiệp đối với cơ quan thuế cũng nhƣ đối với Nhà nƣớc, sự sai sót
75
vô tình hay hữu ý sẽ giảm xuống, chi phí cho việc chấp hành luật thuế (bao gồm cả chi phí quản lý của cơ quan thuế) cũng giảm thiểu.
Trƣớc hết nên thay đổi quan niệm cũ, phải coi NNT là khách hàng của cơ
quan thuế, nên xoá bỏ quan niệm doanh nghiệp là đối tƣợng bị quản lý, còn cơ