CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.3. Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.3.3 Mục tiêu và nguyên tắc của quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Mục tiêu của quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng thường được xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể nhƣ số thuế thu đƣợc từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong một thời gian nhất định, tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ thuế.... Tuy nhiên, vì thuế
20
có chức năng cơ bản là huy động nguồn thu cho NSNN và điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước, do đó suy cho cùng mục tiêu của quản lý thuế là nhằm giúp cho người nộp thuế thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ thuế trên cơ sở mức độ tuân thủ pháp luật thuế ngày càng cao. Điều đó có nghĩa là, số thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là lớn nhất, thất thu thuế đƣợc giảm thiểu. Quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải hướng tới các mục tiêu sau:
+ Tập trung nguồn thu vào ngân sách nhà nước.
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù qui mô nhỏ, song số lƣợng các doang nghiệp ngoài quốc doanh lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nên hàng năm doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng góp số thu không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từ thuế từ các doanh nghiệp này đƣợc tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định vào ngân sách nhà nước. Thông qua việc lựa chọn áp dụng các biện pháp quản lý thuế có hiệu quả, cũng nhƣ xây dựng và áp dụng qui trình, thủ tục về thuế hợp lý, cơ quan thuế đảm bảo thu thuế đúng luật, đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
+ Phát huy vai trò của thuế trong việc quản lý, điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp.
- Thông qua quản lý thuế, Nhà nước thực hiện kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh tế của người nộp thuế trong xã hội. Theo qui định của pháp luật thuế, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trách nhiệm phải kê khai thuế.
Nội dung kê khai thuế là kê khai các hoạt động kinh tế có liên quan đến việc tính toán nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tức là phải kê khai các hoạt động kinh tế phát sinh, các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặt khác, để quản lý thuế, cơ quan thuế phải tổ
21
chức thu thập, nắm bắt, lưu giữ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phải tổ chức kiểm tra, thanh tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Như vậy, có thể thấy, thông qua hoạt động quản lý thuế, nhà nước đã thực hiện kiểm soát các hoạt động kinh tế của các chủ thể trong xã hội. Từ việc kiểm soát các hoạt động kinh tế này, nhà nước có thể có các chính sách quản lý kinh tế phù hợp để điều tiết hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế theo định hướng của Nhà nước.
- Thông qua hoạt động quản lý thuế góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng nhƣ các qui định về quản lý thuế. Những điểm còn bất cập trong chính sách thuế và khiếm khuyết trong các Luật thuế đƣợc phát hiện trong quá trình áp dụng vào thực tiễn. Trên cơ sở đó, cơ quan điều hành thực hiện pháp luật đề xuất bổ sung, sửa đổi các Luật thuế.
+ Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Quản lý thuế trong giai đoạn hiện nay được thực hiện theo hướng đề cao vai trò chủ động, tự giác của người nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế.
Cơ quan thuế có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh; giám sát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo sự bình đẳng giữa những người nộp thuế, tạo môi trường phát triển kinh tế lành mạnh, chủ động hội nhập quốc tế.
- Khi người nộp thuế thực sự hiểu biết pháp luật thuế, có ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế thì hiệu quả của công tác quản lý sẽ rất cao, chi phí quản lý thuế có thể đƣợc giảm thiểu, số thuế thu đƣợc có thể tăng lên.
Ngược lại, người nộp thuế khụng cú thỏi độ rừ ràng trước cỏc hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích, đồng tình và khi người nộp thuế không tự giác kê khai đúng, đủ số thuế phải nộp sẽ dẫn đến hậu quả là nguồn thu từ thuế thất thu, công tác quản lý thuế kém hiệu quả.
22
* Nguyên tắc quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Một là, tuân thủ pháp luật. Nguyên tắc này chi phối hoạt động của các bên trong quan hệ quản lý thuế bao gồm cả cơ quan nhà nước và người nộp thuế. Nội dung của nguyên tắc này là quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý, quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế đều do pháp luật qui định. Trong quan hệ quản lý, các bên liên quan có thể đƣợc lựa chọn những hoạt động nhất định nhƣng phải trong phạm vi qui định của pháp luật về quản lý thuế.
Hai là, đảm bảo tính hiệu quả. Giống nhƣ mọi hoạt động quản lý khác, hoạt động quản lý thuế phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả. Các hoạt động quản lý thuế được thực hiện, các phương pháp quản lý thuế được lựa chọn phải đảm bảo số thu vào ngân sách nhà nước là lớn nhất theo đúng luật thuế. Đồng thời, chi phí quản lý thuế thấp nhất.
Ba là, công khai, minh bạch. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của quản lý thuế. Nguyên tắc công khai đòi hỏi mọi qui định về quản lý thuế, bao gồm hệ thống chính sách thuế và các qui trình, thủ tục thu nộp thuế phải công bố rộng rãi, công khai cho người nộp thuế và tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đƣợc biết. Nguyên tắc minh bạch đòi hỏi các qui định về quản lý thuế phải rừ ràng, đơn giản, dễ hiểu và diễn đạt sao cho chỉ cú thể hiểu theo một cách nhất quán, không hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nguyên tắc minh bạch cũng đòi hỏi không qui định những ngoại lệ trong thực thi pháp luật thuế, theo đó, cơ quan thuế hoặc công chức thuế đƣợc quyết định áp dụng những ngoại lệ cho những người nộp thuế khác nhau. Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch là để hoạt động quản lý thuế của nhà nước được mọi công dân giám sát, là môi trường tốt để phòng chống tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu; qua đó, thúc đẩy hoạt động quản lý thuế đúng luật, trong sạch và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
23
Bốn là, tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế cho mỗi nước. Đồng thời, quá trình hội nhập cũng đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những thay đổi qui định về quản lý, cũng nhƣ các chuẩn mực quản lý phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Việc thực hiện các cam kết và thông lệ quốc tế về thuế tạo điều kiện cho hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước hội nhập với hệ thống thuế thế giới. Tuân thủ thông lệ quốc tế cũng tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập