Thứ nhất, xác định mục tiêu.
Mục tiêu của quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp, đó là làm cho các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ kịp thời các nghĩa vụ về thuế của mình trên cơ sở mức tuân thủ pháp luật về thuế ngày càng cao. Điều đó cũng có nghĩa là số thuế thu từ doanh nghiệp sẽ tiến gần đến số thuế tiềm năng, hay thất thu thuế ngày càng giảm thiểu và tiến dần đến 0; số thu từ ngân sách nhà nƣớc sẽ lớn trong điều kiện chính sách thuế ổn định, đồng thời chi phí thuế giảm khi mức độ tuân thủ của đối tƣợng nộp thuế ngày càng tăng.
Xác định mục tiêu đúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quản lý. Mục tiêu của quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp thƣờng đƣợc xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể nhƣ: số thu thuế trong một thời gian nhất định; tỷ lệ huy động nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nƣớc; tốc độ tăng trƣởng về số thu của thời kỳ kế hoạch so với kỳ trƣớc. Vì thuế có các chức năng cơ bản là huy động nguồn lực tài chính cho nhà nƣớc và điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc, do đó xét đến cùng, mục tiêu của quản lý thuế là nhằm làm cho ngƣời nộp thuế thực hiện đầy đủ kịp thời các nghĩa vụ luật định về thuế của mình.
Thứ hai, là phân cấp quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp.
Việc phân cấp quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng cho từng cấp là hết sức cần thiết. Ở Việt Nam, từ năm 1999, hệ thống thuế đƣợc tổ chức lại thống nhất theo ngành dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng gồm ba cấp là: Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế. Trong đó Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài Chính, là cơ quan định hƣớng và quản lý về chính sách, không trực tiếp thu thuế; ở địa phƣơng có Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế, Chi Cục thuế trực thuộc Cục thuế. Hai cơ quan này chịu trách
18
nhiệm quản lý thu tất cả các khoản thu nội địa (không phân biệt thuế Trung ƣơng hay thuế địa phƣơng).
Việc phân cấp quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trong ngành thuế thƣờng căn cứ vào đối tƣợng quản lý. Ngoài ra việc phân cấp này cũng phải dựa vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của doanh nghiệp, độ phức tạp của công tác quản lý, cơ sở vật chất và nhân lực cơ quan thuế. Một đối tƣợng sẽ chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan thuế. Quy định này nhằm tránh sự phiền hà cho ngƣời nộp thuế vì chỉ phải liên hệ với một cơ quan thuế.
Thứ ba, ban hành và thực hiện quy trình quản lý thuế thu nhập doanh nghiệpđối với doanh nghiệp.
Quy trình quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp là việc quy định trình tự, thủ tục các bƣớc công việc phải làm để quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc ban hành quy trình quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp giúp cơ quan thuế chỉ đạo, điều hành hoạt động của cả hệ thống một các thống nhất, khoa học, theo một trình tự hợp lý, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, thực hiện dân chủ hoá, công khai minh bạch và rõ ràng để cán bộ thuế, ngƣời nộp thuế dễ dàng thực hiện. Việc thực hiện các quy trình quản lý phản ánh chất lƣợng quản lý của cơ quan thuế và tác động đến kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp .
Quy trình quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngƣời nộp thuế bao gồm các phần nhƣ: Đăng ký thuế; Khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế; Hoàn thuế; Kiểm tra thuế; Quản lý thu nợ thuế và cƣỡng chế nợ thuế; Khiếu nại, tố cáo về thuế.
Thứ tư, là xây dựng cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
-Về cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức quản lý là một chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau,
19
đƣợc bố trí thành từng cấp, từng khâu khác nhau, thực hiện các chức năng quản lý đƣợc chuyên môn hoá nhằm đạt mục tiêu xác định.
Về mô hình tổ chức quản lý thuế cụ thể, có 3 hình mẫu phổ biến nhất, đó là tổ chức theo sắc thuế, tổ chức theo nhóm ngƣời nộp thuế, tổ chức theo chức năng. Trong quá trình phát triển của ngành Thuế nƣớc ta, đã đều trải qua các hình thức trên. Hiện nay, ngành Thuế áp dụng mô hình quản lý theo chức năng.
- Về cán bộ quản lý: Đội ngũ cán bộ nói chung gồm cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cùng kết hợp để tạo nên bộ máy quản lý thuế. Đội ngũ cán bộ quản lý giữ vai trò cực kỳ quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của một hệ thống quản lý.
Để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, trƣớc hết phải xác định yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ. Từ đó, kế hoạch hoá đội ngũ cán bộ về số lƣợng và chất lƣợng cán bộ, kế hoạch bổ sung, quy hoạch, đào tạo, phân định chức năng, quyền hạn và trách nhiệm cho cán bộ, bố trí, luân chuyển, đánh giá, nâng cao trình độ cán bộ quản lý.
Để nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý thu thuế thì việc lựa chọn, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu công việc có vai trò rất quan trọng. Chất lƣợng của quản lý thuế phụ thuộc vào trình độ cán bộ, việc bố trí nhân lực các khâu để quản lý ngƣời nộp thuế trong quy trình một cách hợp lý.