Khái quát chung về quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

1.3. Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.3.1. Khái quát chung về quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Quản lý thu thuế là một quá trình thực thi chính sách thuế, thông qua quá trình tác động của cơ quan thuế đến người nộp thuế, đảm bảo sự tuân thủ nghĩa vụ thuế theo luật định nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của cơ quan quản lý và tạo điều kiện thu đúng, thu đủ số thuế vào ngân sách nhà nước một cách thuận tiện, đúng pháp luật.

Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là quá trình đảm bảo thực thi các chính sách thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thông qua quá trình tác động của cơ quan thuế các cấp lên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm đảm bảo sự tuân thủ theo luật định với kết quả cao.

15

Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh có các đặc điểm cơ bản sau:

- Quản lý thu thuế mang tính quyền lực nhà nước và được đảm bảo bằng pháp luật. Hoạt động quản lý của cơ quan thuế cũng nhƣ việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp đều phải dựa trên cơ sở qui định của các luật thuế với đặc trƣng có tính bắt buộc cao. Việc quản lý thuế bằng pháp luật đảm bảo sự thống nhất, minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước. Qua đó, đảm bảo các nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước được tập trung đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Đồng thời, đảm bảo sự điều tiết qua thuế đối với các tổ chức, cá nhân đƣợc công bằng, bình đẳng.

- Quản lý thu thuế đối với ngân sách nhà nước là việc thực hiện quyền hành pháp và tƣ pháp về thuế. Quản lý thuế bao gồm những hoạt động trong bộ máy nhà nước, thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp, với các chức năng và quyền hạn do luật định, nhằm đảm bảo thực hiện chính sách thuế đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền thông qua.

- Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh gắn liền với cơ quan thuế – một tổ chức nhà nước có tư cách pháp nhân công quyền. “Chủ thể quản lý thu thuế trực tiếp là cơ quan quản lý thuế các cấp được Nhà nước giao trách nhiệm và quyền hạn trực tiếp thu thuế. Đối tƣợng quản lý là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước”.

( Nguồn: Giáo trình quản lý thuế - Tài liệu công chức mới ngành Thuế - Tổng cục Thuế)

- Quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính.

Nội dung của các phương pháp hành chính trong quản lý thuế là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa cơ quan thuế các cấp với

16

nhau và với cơ quan nhà nước khác, trong các quan hệ đó thì cơ quan nhà nước cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đối tƣợng bị quản lý (NNT) phải chấp hành mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, phương pháp hành chính trong quản lý thuế còn thể hiện trong qui trình, thủ tục thu, nộp thuế, đó là trình tự các bước công việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

Do đó, hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo qui trỡnh quản lý thuế rừ ràng, minh bạch, thủ tục thu, nộp thuế đơn giản.

- Quản lý thuế là hoạt động mang tính nghiệp vụ chặt chẽ. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các chứng từ kèm theo phục vụ cho công tác quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêu cầu kỹ thuật của việc xác định số thuế phải nộp.

Nhƣ vậy, quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là hoạt động nhằm đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh pháp luật về thuế thông qua sự tự giác cao của chính doanh nghiệp nộp thuế và sự hỗ trợ của cơ quan thuế các cấp và cơ quan nhà nước có liên quan.

Để quản lý, chủ thể quản lý thu thuế phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau. Các loại công việc quản lý này gọi là các chức năng quản lý thu thuế. Các chức năng quản lý thu thuế thường được được xem xét theo hai cách tiếp cận: theo quá trình quản lý và theo hoạt động của tổ chức.

Nếu theo quá trình quản lý, có năm chức năng chính mà các nhà quản lý thực hiện. Đó là các bước công việc như lập kế hoạch, xây dựng tổ chức, xác định biên chế, lãnh đạo và thanh tra, kiểm tra.... Do vậy, các chức năng chính của quản lý thu thuế bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

17

1.3.2. Nội dung quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)