II TỔNG QUAN VỀCHÍNH SÁCH CỔ TỨC
2. Mô hình chính sách cổ tức của Lintner:
2.1. Các kết quảkhảo sát trong mô hình nghiên cứu của Lintner
Có rất nhiều tranh luận khác nhau liên quan đến mô hình về chính sách cổtức tại các doanh nghiệp tuy nhiên với phạm vi bài tìm hiểu này chúng tôi sẽ tập trung vào nghiên cứu vềchính sách cổtức của Lintner sau đó sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này trong phần tìm hiểu tiếp theo bên dưới.
Trong nghiên cứu “Distribution of Incomes of Corporations Among Dividens,
Retained Earnings, and Taxes” được đăng tải trên tạp chí kinh tế Mỹ số 46 (tháng 5/1956) John Lintner đã tiến hành khảo sát hàng loạt các quan điểm của các giám đốc doanh nghiệp Mỹ về chính sách cổ tức mà họ áp dụng để từ đó rút ra được bốn kết luận quan trọng như sau:
Thứ nhất: Các doanh nghiệp có các tỷlệchi trảcổtức mục tiêu dài hạn. Với thu nhập tương đối ổn định các doanh nghiệp xung mãn thường có tỷ lệ chi trả cổ tức cao trong khi các doanh nghiệp tăng trưởng chi trả cổ tức thấp:
Chu kỳ sống của doanh nghiệp được chia thành bốn giai đoạn bao gồm giai đoạn khởi sự, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn bão hòa và cuối cùng là giai đoạn suy thoái,ứng với mỗi giai đoạn trong vòngđời của doanh nghiệp sẽ có các đặc điểm khác nhau do đó việc áp dụng chính sách cổ tức trong các giai đoạn này cũng có sự khác biệt đáng kể.
Ở giai đoạn khởi sự, đây là giai đoạn mà doanh nghiệp mới bắt đầu gia nhập thị trường do đó vấn đề quan tâm của các giám đốc doanh nghiệp là làm sao để cho thị trường chấp nhận sản phẩm dịch vụ cung ứng của công ty và tìm được chỗ đứng trên thị trường. Về chính sách cổ tức giai đoạn này doanh nghiệp có thể không chi trả cổ tức.
Sang giai đoạn tăng trưởng khi các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đã được thị trường bắt đầu chấp nhận thì ngay lập tức doanh nghiệp sẽ chuyển hướng
cần một lượng vốn lớn để đầu tư mở rộng vì vậy chính sách cổ tức của công ty ở giai đoạn này sẽ thiên về giữ nhiều và chia ít.
Đến giai đoạn bão hòa thì mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến lúc này là làm sao để duy trì thị phần, việc giữ lại lợi nhuận cao ở giai đoạn này sẽ làm cho cổ đông kỳ vọng vào một sự tăng trưởng hơn nữa trong tương khi thực tế thì lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng chững lại và đi xuống do đó chính sách cổ tức thiên về chia nhiều và giữ lại ít là phù hợp nhằm mục đích nhằm bù đắp lại mức suy giảm trong lãi vốn, mặt khác hành động này cũng gây ra tác động phát tín hiệu làm giảm đi kỳ vọng của cổ đông vào sự tăng trưởng của công ty trong t ương lai thêm vào đó cũng giúp hạn chế tình trạng đầu tư dưới mức do lượng tiền mặt dư thừa dẫn đến hoạt động đầu tư đem lại không đem lại hiệu quả như mong muốn
Thứ hai:Các giám đốc thường tập trung vào những thay đổi cổ tức hơn là mức chi trả tuyệt đối
Hành động này bắt nguồn từ hai nguyên nhân thứ nhất với vai trò là giámđốc tài chính sẽ thường tập trung sao cho chính sách cổ tức của doanh nghiệp biến động theo chiều hướng tích cực, thứ hai đứng ở vai trò là cổ đông khi nhận cổ tức cổ đông thường không nhìn nhận ở giá trị tuyệt đối được chi trả mà so sánh với cổ tức được nhận của năm trước đó do đó để đáp ứng được kỳ vọng của cổ đông cũng như để tránh phát đi những tín hiệu bất các giám đốc sẽ tập trung vào sự thay đổi cổ tức hơn là mức chi trả tuyệt đối.
Ví dụ: nếu tại năm sắp tới công ty quyết định chi trả cổ tức 5USD/cổ phần thì việc công bố mức chi trả cổ tức này sẽ là tích cực nếu năm liền kề trước đó công ty chỉ trả 3USD/cổ phần nhưng cũng với công bố trên nhưng năm liền kề trước đó công ty trả 6USD/cổ phần thì sẽ gây ra phản ứng ngược lại.
Thứ ba: Cổ tức thay đổi theo sau những thay đổi trong lợi nhuận ổn định và kéo dài. Những thay đổi lợi nhuận tạm thời sẽ không tác động gìđến chi trả cổ tức
Việc quyết định thay đổi chính sách cổ tức dựa trên rất nhiều yếu tố như khả năng duy trì lợi nhuân của công ty trong tương lai có biến động thế nào, viễn cảnh của nền kinh tế sắp tới ra sao, các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp đề xuất thực hiện… do đó nếu chỉ là sự thay đổi lợi nhuận tạm thời thì khôngđủ cơ sở bền vững để thay đổi chính sách cổ tức hiện tại doanh nghiệp
Thứ tư:Các giám đốc tài chính rất miễn cưỡng khi ra các quyết định làm thay đổi chính sách cổ tức hiện tại
Một sự thay đổi trong chính sách cổ tức sẽ có tác động mạnh đến kỳ vọng của nhà đầu tư với một chính sách giữ nhiều chia ít sẽ làm cổ đông kỳ vọng vào sự tăng trưởng của công ty trong tương lai hay với mức chi trả cổ tức cao ngược lại sẽ làm giảm đi kỳ vọng của cổ đông, một khi một sự thay đổi trong chính sách cổ tức không đáp ứng được kỳ vọng như mong muốn của nhà đầu tư họ có thể bán cổ phiếu mà mìnhđang nắm giữ để đầu tư vào một doanh nghiệp khác. Thêm vào đó một sự bất ổn trong chính sách cổ tức sẽ tạo ra dòng cổ tức bất ổn, các cổ đông có thể đặt ra dấu chấm hỏi về tình hình hoạt động của công ty đang gặp phải vấn đề…do đó để thận trọng các giám đốc tài chính sẽ rất miễn cưỡng khi ra các quyết định thay đổi chính sách cổ tức mà công ty hiện đang áp dụng.
2.2. Mô hình Lintner
Dựa trên nghiên cứu của mình John Lintner đã xây dựng mô hình nhằm thể hiện kết quả khảo sát, theo đó các doanh nghiệp có duy hướng ổn định hóa dòng cổ tức chi trả và chính sách chi trả cổ tức qua các năm sẽ neo theo một tỷ lệ chi trả mục tiêu đãđược đề ra:
Với DIV1: Cổ tức mỗi cổ phần tại cho năm sắp đến EPS1: Thu nhập trên mỗi cổ phần cho năm sắp đến DIV0: Cổ tức mỗi cổ phần tại của năm liền kề trước đó T: Tỷ lệ chi trả mục tiêu
a: Tỷ lệ điều chỉnh
Khi đó cổtức chi trảtại năm t sẽlà :
DIV1= Cổtức mục tiêu = T x EPS1
Và mức thay đổi cổtức sẽ đượctính như sau:
DIV1–DIV0= Thay đổi mục tiêu = T x EPS1–DIV0
Khi giám đốc tài chính quyết định thay đổi vềcổtức thông qua tỷlệ điều chỉnh a thì mức thay đổi cổtức lúc này sẽ được tính như sau:
DIV1–DIV0= Tỷlệ điều chỉnh x Thay đổi mục tiêu
= a x (T x EPS1 –DIV0)
2.3. Ý nghĩa mô hình Lintner
Với mô hình trên Lintnerđã hàm ý rằng cổtức của doanh nghiệp không những phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp thu được mà còn phụthuộc một phần vào cổtức chi trảcủa năm trước đó.
Tỷlệmụctiêu thường ít thay đổi thay đổi, và được đặt ra cho một thời kỳ.Các doanh nghiệp thường duy trì một chính sách cổtứcổn định và nó sẽphụthuộc vào tỷ lệmục tiêu đãđ ặt ra trước đó.