Kết quả thống kê mô tả

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CÔNG TY M&A (Trang 43)

III. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CÔNG TYMUA BÁN VÀ SÁP NHẬP

3.1.Kết quả thống kê mô tả

3. Kết quả nghiên cứu

3.1.Kết quả thống kê mô tả

Bảng 02 báo cáo kết quảthống kê các thương vụ mua lại trong mẫu của nhóm tác giả. Bảng 2a dành riêng tóm tắt kết quả thống kê theo nhóm biến theo điều khoản thỏa thuận và đặc thù của công ty. Bảng 2b hiển thị tóm tắt kết quảthống kê của các biện pháp đo lường cổ tức được sử dụng để xác định các chính sách cổ tức của các công ty sáp nhập xung quanh việc sáp nhập.

Panel A của bảng 2a cung cấp tóm tắt kết quảthống kê về đặc điểm giao dịch. Giá trị giao dịch được biết đến như một yếu tố quyết định tiềm năng của giao dịch. Giá trịtrung bình của nó là khoảng 2.354. Tỷlệtrung bình của cổphiếu thanh toán đại diện cho 45,36%. Biến cổ phiếu bước đệm được tính từ cơ sở dữ liệu SDC và có gây ra ảnh hưởng đến phần bù (Eckbo, 2009). Trong mẫu của nhóm tác giả, tác giả lưuý rằng việc mua cổ phiếu bước đệm là rất hiếm được ghi nhận trong các tài liệu trước đây. Mức phần bù trung bình bằng 46%. Officer(2003)báo cáo một mức phần bù trung bình dựa trên mức giá cuối cùng được giảm xuống bởi giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu mục tiêu trong vòng 43 ngày trước khi thông báo, của 48,65% trong một mẫu 2.511 thương vụmua lại thành công và không thành công từ năm 1988 đến 2000. Sự cạnh tranh có vẻ là ít như chúng ta quan sát một số ít trung bình của các nhà thầu (1.10).

Bảng B và C cung cấp thông tin về các công ty mua lại và công ty mục tiêu. Đòn bẩy thâu tóm trung bình là 2.29, cao hơn 1.10 được báo cáo trong nghiên cứu của Jeon và cộng sự(2010) cho tất cảcác giao dịch cổphiếu. Đòn bẩy mục tiêu trung bình nhỏ hơn và quan trọng hơn so với báo cáo của Jeon và cộng sự. Tỷlệtiền mặt công ty được định nghĩa là tổng giá trị tiền mặt và cổphiếu thị trường thu nhỏ lại bởi tổng tài sản của công ty trong 12 tháng qua trước khi công bố. Tiền mặt trung bình của các công ty mục tiêu cao hơn của bên thâu tóm.

Bảng 2b: Tóm tắt thống kê vềcổtức

Bảng này trình bày tóm tắt thống kê cổtức. Bảng A trình bày việc đo lường các phân phối của việc cổtức tại các công ty mua lại trong khi Bảng B trình bày việc đo lường các cổtức tại các công ty mục tiêu. Bảng thống kê trong ngoặc đơn là thểhiện mối liên hệ chỉ là ở công ty mua lại hoặc công ty mục tiêu (tần suất phân phối trung bình lớn hơn 0). N ở đây có thểbằng kích thước mẫu hoặc nhỏ hơn kích thước mẫu.

Panel B của bảng 2b báo cáo các biện pháp đo lường cổ tức của các công ty mua lại giữa phân biệt giữa nhóm mẫu tổng thểvà mẫu con của công ty mua lại chi trả cổ tức. Liên quan đến tần số trung bình, thật thú vị để lưu ý sự khác biệt trong các

quan sát giữa công ty mua lại và công ty mục tiêu trên [-5, 0]. Điều này cho thấy rằng các công ty mua lại thì thường xuyên hơn trong việc chi trảcổtức trong khi các công ty mục tiêu có nhiều khả năng là không chi trả hơn so với công ty mua lại. Cổ tức trung bình của công ty mua lại là 1,1%. Nó là tương đối thấp so với mức cổ tức trung bình khoảng 2.11% của các công ty trong nhóm S&P 500 và chỉ sốDow Jones từ năm 1988 đến năm 2003. Khi loại bỏcác công ty không chi trảcổtức từmẫu, chúng ta có được tỷsuất phân phối trung bình của các công ty mua lại gần với nhóm S&P 500.

Mức chi trảtrung bình của các công ty mua lại khoảng 24,9% cao hơn so với tỷ lệ chi trả các công ty mục tiêu (15,2%) trước khi sáp nhập. DeAngelo, DeAngelo và Skinner (2004) xem xét tỷlệchi trảcủa 25 công ty công nghiệp của CRSP/Compustat chi trảsốtiền cổtức lớn nhất giữa những năm 1978 và 2000, và phát hiện mức chi trả trung bình 41,99%, cao hơn so với trung bình mẫu. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ quan sát mức chỉ trả cổ tức của các công ty mua lại, thì mức chi trả trung bình khoảng 38,4%, mà tương đối sát với tỷ lệ khám phá của DDS (2004) về các "đối tượng chi trả" của công ty. Theo ba tiêu chí này, có vẻ như các công ty mua lại trong mẫu có tính năng động cao hơn trong cam kết chính sách cổtức của họso với mức điều chỉnh giới hạn của các công ty mục tiêu.

Số liệu thống kê mô tả của chính sách cổ tức của các công ty mua lại sau khi sáp nhập cho thấy tần sốphân phối trung bình gần với tần sốtrên [-5, 0]. Tỷlệcổtức của công ty mua lại sau khi sáp nhập là không thay đổi. Mức chi trả cũng giảm nhẹ sau khi sáp nhập từ 24,9% đến 23,2%. Do đó, nếu có tính đến sự phát triển song song của hai trong số ba giải pháp chủ yếu của chính sách cổ tức, nhóm tác giả có thể khẳng định rằng về trung bình có sự suy giảm nhẹtrong mức cổ tức của các công ty mua lại sau khi sáp nhập.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CÔNG TY M&A (Trang 43)