PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH CBTS MINH PHÚ HẬU GIANG (Trang 34)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.

2.2.1.1. Số liệu sơ cấp

Điều tra 110 mẫu ngẫu nhiên đối tượng là công nhân đang làm việc công ty nhằm tìm hi u và đánh giá được mức độ hài lòng của người lao động trong

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 24 SVTH: La Mỹ Tiên

công ty.

Cỡ mẫu được tính dựa trên 2 cơ sở: (1) nếu dùng phân tích nhân tố EFA thì số mẫu là 5 cho 1 biến quan sát (đo lường) và tối thi u là 100 và (2) nếu dùng hồi qui thi n  8p + 50 (n là cỡ mẫu, p là số biến độc lập). Sau khi tham khảo một số tài liệu và hỏi ý kiến chuyên gia, sinh viên sử dụng 20 biến trong phân tích nhân tố EFA (5 x 20 = 100) và 5 biến độc lập cho mô hình hồi quy (8 x 5 + 50 = 90) . Cỡ mẫu của nghiên cứu phải đảm bảo tối thi u 100. Do hạn chế về thời gian, kinh phí và đ thuận tiện cho tính toán, sinh viên quyết định chọn cỡ mẫu là 110.

Vùng chọn mẫu: công nhân đang làm việc phân xưởng và các bộ phận hỗ trợ xưởng của công ty Minh Phú.

Nội dung của bảng câu hỏi:

Phần thông tin cá nhân: Gồm các câu hỏi về độ tuổi, giới tính, trình độ,

thu nhập, thành viên gia đình,….

Phần nội dung chính: Gồm các câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hài lòng

của công nhân về các chính sách nhân sự trong công ty về các mặt như lương thưởng, phúc lợi, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, bản chất công việc và sự hài lòng công việc

2.2.1.2. Số liệu thứ cấp

Thu thập trong quá trình đi sâu thực tế khi thực tập ở công ty, ngoài ra còn được thu thập thông qua các bài viết của tổng cục thống kê, tạp chí kinh tế, tin kinh tế, việt báo,...Và một số tin tức từ các trang website bách khoa toàn thư Wikipedia, vnexpress,...

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1. Số liệu sơ cấp

Dùng phần mềm thống kê mô tả (SPSS 16.0) đ thống kê mức độ hài lòng của công nhân trong công ty qua các mẫu khảo sát đã tiến hành, sau đó quy ra mức độ hài lòng của tập th đ qua đó nhận xét được các nhu cầu của người lao động.

2.2.2.2. Số liệu thứ cấp

Dựa vào các số liệu đã thu thập được tiến hành ki m tra tính hợp lý và sàng lọc lại dữ liệu sau đó tiến hành đưa vào xữ lý các mục tiêu cụ th cũng như

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 25 SVTH: La Mỹ Tiên

các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.

2.2.2.3. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin

Kết hợp giữa lý thuyết và tình hình thực tế của công ty, đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

Đối với mục tiêu 1, Từ những số liệu thứ cấp do công ty cung cấp và sinh viên tìm thấy trên internet, sử dụng thống kê mô tả, số tuyệt đối, số tương đối đ nêu bật thực trạng chính sách nhân sự ở công ty, thông qua đó đánh giá được một số đi m mạnh, đi m yếu của chính sách đãi ngộ với người lao động.

Đ giải quyết mục tiêu 2, Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố và ki m định giả thuyết: Gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắc, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau đ phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Ở đây thực hiện tính đi m trung bình với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS với các biến là định lượng.

Ý nghĩa của một số thông số thông dụng

Mean: trung bình cộng

Sum: tổng tất cả các giá trị trong tập dữ liệu quan sát.

Std. Deviation: độ lệch chuẩn

Minimum: giá trị nhỏ nhất

Maximum: giá trị lớn nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

S.E. mean: sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình.

Từ bộ số liệu thu thập được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả tần số (tính giá trị %) đ mô tả các thông tin nhân khẩu học và tính trị trung bình đ tính mức độ hài lòng công việc cũng như mức độ hài lòng về các yếu tố trả công. Tham khảo ý kiến chuyên gia, xây dựng mô hình cấu trúc tuyến tính đ xem xét sự tác động của trả công đến mức độ hài lòng của công nhân, lần lượt thực hiện các ki m định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng đinh CFA và lập mô hình hồi quy.

Trước hết chúng ta phải tiến hành ki m định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha đ có th đảm bảo rằng bộ biến được đề xuất ban đầu là phù hợp với đề tài nghiên cứu.

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 26 SVTH: La Mỹ Tiên

Hệ số α của Cronbach là một phép ki m định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0,8 trở lên gần đến 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có th sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally 1978, Peterson 1994, Slater 1995).

Cronbach’s alpha cũng được sử dụng đ hiệu chỉnh bộ biến trong trường hợp có những biến khi loại bỏ làm tăng giá trị Cronbach’s alpha.

Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu đ thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phân tích nhân tố sẽ giúp rút gọn một số lượng biến nhiều thành một số lượng biến ít hơn mà vẫn không làm mất đi ý nghĩa nghiên cứu vì bộ biến mới vẫn bao hàm tất cả những biến ban đầu.

Bên cạnh đó, sử dụng ki m định giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng th độc lập (ki m định T-test) đ so sánh mức độ hài lòng của các nhân viên khác nhau là như nhau không và thấy được mức độ chênh lệch của sự khác nhau đó. Cuối cùng là nghiên cứu sự tương quan, mối liên hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học với mức độ hài lòng.

Từ kết quả mục tiêu 2 áp dụng vào tình hình thực tế của công ty, phân tích, đánh giá, suy luận giải quyết mục tiêu 3 và đề xuất giải pháp cải tiến chính sách nhân sự tại công ty sao cho mức độ hài lòng của công nhân tăng lên.

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 27 SVTH: La Mỹ Tiên

CHƯƠNG 3:

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH CBTS MINH PHÚ HẬU GIANG (Trang 34)