Gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc phụ trách theo dõi chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Giám đốc công ty là người đứng đầu công ty vừa là người đại diện pháp nhân của công ty, vừa là người đại diện cho tập thể người lao động. Giám đốc là người quản lí công ty,có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động sản xuất của công ty. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc là người được cử ra để giúp cho giám đốc trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Cụ thể là chịu trách nhiệm giám sát việc điều hành sản xuất, đảm bảo hoạt động sản xuất đạt chất lượng và đúng kế hoạch đặt ra, điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt.
Ban giám đốc là nơi đề ra các quyết định còn các phòng ban phải thực thi các quyết định đó và có quyền đề xuất ý kiến hay tham mưu cho giám đốc trong phạm vi chuyên môn của mình để giúp ban giám đốc ra quyết định kịp thời đầy đủ và chính xác.
b. Các phòng ban chức năng:
o Phòng tổ chức : giúp ban giám đốc về các mặt tổ chức như:
Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương.
Soạn thảo các nội quy, quy chế quản lý và các quyết định.
Công tác đào tạo .
Công tác nhân sự.
o Phòng kỹ thuật : giúp ban giám đốc về các mặt:
Quản lí kỹ thuật sản xuất .
Quản lí và xây dựng kế hoạch lịch tu sữa thiết bị.
Nguyên cứu các mặt hàng mới,mẫu mã bao bì.
Giải quyết các sự cố máy móc và công nghệ sản xuất.
Tham gia đào tạo công nhân.
o Phòng hành chính: giúp ban giám đốc các mặt
Công tác hành chính quản trị.
Tiêu thụ sản phẩm.
Cung ứng vật tư và nguyên vật liệu.
Điều độ sản xuất hàng ngày.
o Phòng kế toán: Giúp ban giám đốc về công tác kế toán - thống
kê – tài chính.
Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cung những thông tin tài chính về kết quả kinh doanh làm cơ sở để ra quyết định của ban Giám Đốc. Phòng kế toán cũng cung cấp những thông tin chính xác và toàn diện về tình hình cung ứng ,dự trữ và sử dụng tài sản từng loại ( tài sản cố định, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền) cùng với nguồn hình thành lên từng loại tài sản đó, góp phần bảo vệ và sử dụng tài sản một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao nhất.
Phòng kế toán có nhiệm vụ giám sát tình hình kinh doanh của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tổ chức công tác kế toán khoa học hợp lý vừa phù hợp với các chế độ theo điều lệ hiện hành về kế toán của nhà nước, vừa phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý
của công ty, theo dõi tình hình sử dụng vốn, giám sát thực hiện các hợp đồng kinh tế, các nghĩa vụ với nhà nước, với cấp trên, với các đơn vị bạn. Phòng kế toán với nhiệm vụ chuyên môn của mình có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực tài chính của công ty.
2.2.5 Cơ cấu sản xuất
Xưởng là nơi trực tiếp sản xuất và chiếm đa số nguồn nhân lực trong công ty. Công ty có năm phân xưởng khác nhau, mỗi phân xưởng có những hoạt động riêng biệt và tổ chức giám sát sản xuất được ban giám đốc phụ trách. Trong các công đoạn của dây chuyền sản xuất gốm sứ có cử ra quản đốc chụi trách nhiệm trước ban giám đốc về tình hình sản xuất và hiệu quả của phân xưởng mình. Mọi hoạt động diễn ra một cách dây chuyền, liên hoàn khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất. Mỗi phân xưởng đều có các cán bộ để kiểm tra chất lượng sản phẩm làm ra.
Phân xưởng nguyên liệu chụi trách nhiệm nghiền đất, khuấy đất, lọc thô làm ra được các loại đất theo yêu cầu.
Phân xưởng khuôn mẫu chụi trách nhiệm làm ra các loại khuôn với kiểu dáng, kích cỡ khác nhau.
Phân xưởng tạo hình: chụi trách nhiệm tạo ra các sản phẩm mộc theo khuôn đã có và tiến hành sữa chữa nếu có sự khác biệt so với khuôn mẫu đã có.
Phân xưởng trang trí : chịu trách nhiệm trang trí các vân hoa theo yêu cầu.
Phân xưởng lò: chụi trách nhiệm vào lò, đốt lò, ra lò và kiểm tra các loại sản phẩm đã được đun đốt. Sau đó đưa ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn vào nhập kho.
Sau đây là quy trình sản xuất sản phẩm gốm sứ của công ty đã được mã hoá bằng sơ đồ.
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất đồ sứ các loại
(Nguồn: Phòng kế toán)
2.2.6 Chính sách nguồn nhân lực
Lao động là nguồn đầu vào quan trọng của công ty có ý nghĩa quyết định đến năng lực sản xuất của công ty. Các yếu tố chỉ là yếu tố vật chất đơn thuần mà hiệu quả của nó phụ thuộc vào hiệu quả lao động của con người. Do vậy đây là yếu tố duy nhất có tính chủ động sáng tạo ra sản phẩm và chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng quyết định đên hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là đối tượng phức tạp, khó quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động này là một vấn đề khó khăn. Lao động của công ty chủ yếu tập trung ở phân xưởng sản xuất , lực lượng lao động ở các phòng ban chức năng thì phần lớn đều có trình độ cao đẳng và đại học.
Hiện nay công ty có trên 80 cán bộ, công nhân làm việc tại công ty, thêm vào đó có từ 300 đến 400 công nhân lao động thời vụ. Tất cả lao động
Nguyền, khuấy,
lọc khô đất Tạo hình Sữa chữa
Nhúng men Trang trí Sấy
Nhập kho Kiểm tra, phân
loại Nung
đều được tham gia khóa đào tạo liên quan đến quá trình sản xuất của công ty. Chế độ đãi ngộ của công ty đối với nhân viên khá đầy đủ: các cán bộ và công nhân viên làm việc thường xuyên tại công ty thì có chế độ nghỉ ngơi là hay tổ chức đi nghỉ mát thường thì một năm một lần. Ngoài ra các nhân viên chủ yếu được tham gia khoá đào tạo về tiếng Anh làm cho họ có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh.
2.2.7 Mua sắm nguồn nguyên liệu
Bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất ra đều có một hoặc nhiều nguyên vật liệu kết hợp với nhau tạo thành. Để sản xuất các loại gốm sứ công ty sử dụng một số nguyên liệu chính sau đây: đất đen, bột màu, ôxít, trường thạch , Zecon Silicon, thạch cao, gas, than củi, bao bì…
Để đảm bảo nguyên liệu đúng về chất lượng đủ về số lượng , kích thước, chủng loại và khả năng cung cấp kịp thời với chi phí thấp nhất công ty thường lập trước một bản kế hoạch mua sắm, lựa chọn, vật tư một cách chi tiết các loại vật tư này thường được mua từ các nguồn chính sau:
Mỏ đất Cao lanh Hải Dương.
Trường thạch được mua ở Vĩnh Phúc.
Sellgas Hải Phòng.
Than là của xí nghiệp than Hồng Gai.
Còn một số nguyên liệu mua từ các cửa hàng chuyên bán màu nhập khẩu từ nước ngoài như: ôxit coban, bột nhôm, màu đại lanh và zecon Silicon.
Đối với những nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn và có tính quyết định đến tình hình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm công ty nên công ty thường chủ động mua với số lượng lớn theo hợp đồng cả năm. Nhờ đó mà đảm bảo được tính chủ động trong sản xuất vừa gióp phần hạ giá thành sản
phẩm. Với một số lượng vật tư khác ít quan trọng hơn thì công ty tính toán cụ thể từng loại một và đặt mua theo kế hoạch từng quý thậm chí là từng tháng ở các đơn vị cung ứng nhờ vậy mà tránh được tình trạng ứ đọng vốn, giảm chi phí bảo quản không cần thiết, bám sát giá trên thị trường nhờ đó mà tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
2.2.8 Chính sách Marketing và quản lí chất lượng sản phẩm
Công ty tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là qua làng nghề, cho nên mọi giao dịch, chính sách xúc tiến bán hàng chính của công ty đều thông qua đó. Khách hàng là người nước ngoài thông qua làng nghề rồi đến đặt mua với công ty tại xưởng.
Còn vấn đề chất lượng sản phẩm thì do đặc thù của ngành gốm sứ, không có cơ quan nào kiểm tra sản phẩm mà công ty tự kiểm tra sản phẩm của mình sản xuất.
2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
2.3.1 Nhận định về công ty
Ta phân tích các bản báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm gần đây, được thể hiện như sau:
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán năm 2005- 2007
(Đơn vị : tỷ đồng)
Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tài sản