Biện pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về hợp đồng xuất khẩu và quản trị hợp đồng xuất khẩu (Trang 72)

11 400 Doanh thu trong nước 6 000 6 200 6 400 7 400 7 900 8

3.2 Biện pháp thực hiện

Để thực hiện mục tiêu trên, công ty cần thực hiện các mục tiêu và các công tác lớn sau:

Thứ nhất: Công tác sản xuất kinh doanh

 Nghiên cứu thị trường trong nước, củng cố tổ chức lại các cơ sở sản xuất hàng hoá xuất khẩu ổn định lâu dài , tạo niềm tin cho khách hàng đối với các mặt hàng chính.

 Triệt để khai thác tiềm năng của công ty để về cơ sở vật chất kỹ thuật, lợi thế kinh doanh , nguồn vốn và nguồn lao động sẵn có .

 Nghiên cứu thị trường cụ thể của các mặt hàng chiến lược trên các khía cạnh: đặc điểm kinh tế của sản phẩm, các nhân tố cạnh tranh chủ yếu, các đối thủ tiềm năng ...từ đó vạch ra các chính sách cụ thể cho từng thị trường và các mặt hàng khác nhau.

 Tăng cường và mở rộng mối quan hệ với các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài và các trung tâm xúc tiến thương mại để khai thác các thông tin phục vụ xuất khẩu, xây dựng Website và chuẩn bị các cơ sở cần thiết để có thể tiến hành kinh doanh qua mạng.

 Các phòng kinh doanh có các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và các chỉ tiêu được giao, từ đó có các biện pháp cụ thể để đạt được kế hoạch đề ra, đảm bảo kinh doanh có lãi và bảo toàn vốn. Đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác để đảm bảo thu nhập và đời sống cao hơn cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

 Tiếp tục công tác quản lý điều hành của ban giám đốc, các phòng ban phaỉ có mục tiêu, chương trình hoạt động cho thời gian tới và có kế hoạch thực hiện phân công nhiệm vụ ngay từ đầu năm 2008.

 Cải tiến cơ chế điều hàng, cơ chế khoán, cải tiến lề lối làm việc và các quan hệ trong công ty, tạo điều kiện thông thoáng, mềm dẻo, phù hợp với cơ chế thị trường và với tình hình thực tế của công ty.

 Củng cố quan hệ với ngân hàng, huy động vốn và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và an toàn.

 Tăng cường công tác quản lý hành chính, bảo toàn vốn, triệt để tiết kiệm; chi phí hợp lý để đảm bảo kinh doanh có lãi. Tích cực và có nhiều biện pháp cụ thể để thu hồi công nợ.

 Thực hiện linh hoạt các chính sách tiền lương, khen thưởng và kỷ luật.

Thứ ba là công tác tổ chức bộ máy

 Sắp xếp cán bộ công nhân viên cho phù hợp với trình độ và nhu cầu kinh doanh. Căn cứ vào nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh bổ sung cán bộ có năng lực cho các bộ phận còn thiếu, phù hợp hơn với yêu cầu. Trẻ hoá đội ngũ kinh doanh, cán bộ quản ký, cán bộ lãnh đạo để đảm bảo tính kế thừa.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về hợp đồng xuất khẩu và quản trị hợp đồng xuất khẩu (Trang 72)