Giao hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về hợp đồng xuất khẩu và quản trị hợp đồng xuất khẩu (Trang 25)

Trong kinh doanh thương mại quốc tế có nhiều phương thức vận tải. mỗi phương thức vận tải có quy trình nhận hàng hóa khác nhau.

Giao hàng với tàu biển: doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành các

bước sau:

 Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng kê khai hàng hóa chuyên chở ( cargo list) cho người vận tải để đổi lấy cơ sở xếp hàng( cargo plan).

 Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm những kế hoạch giao hàng.

 Bốc lên tàu: trong quá trình bốc hàng lên tàu phải thường xuyên giám sát theo dõi để nắm chắc số lượng giao hàng và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh.

 Sau khi giao hàng xong lấy biên lai thuyền phó ( Master’s receipt)để xác nhận hàng hóa đã nhận xong, trong đó xác nhận: số lượng hàng hóa, tình trạng hàng hóa, cảng đến…

 Trên cơ sở hóa đơn thuyền phó đổi lấy vận đơn thuyền biển( Bill of Lading), điều quan trọng là phải lấy được vận đơn đường biển hoàn hảo( Clean bill of lading).

Giao hàng khi hàng chuyên chở bằng Container: có hai hình thức:

 Giao hàng đủ một container( full container load) tiến hàng các bước sau:

Căn cứ vào số lượng giao hàng, đăng kí mượn hay thuê container tương thích với số lượng giao hàng vận chuyển bằng container rỗng về địa điểm đóng hàng.

Làm thủ tục hải quan, mời hải quan đến kiểm tra hàng hóa đến xếp hàng và kẹp chì vào container.

Giao hàng cho bãi ( hoặc trạm) container để nhận biên lai xếp hàng.

Đổi biên lai xếp hàng lấy vận đơn.

 Giao hàng không đủ một contener: người xuất khẩu vận chuyển hàng đến bãi hay trạm container do người chuyên chở chỉ định để giao hàng cho người chuyên chở. Việc giao hàng được coi là hoàn chỉnh khi hàng được giao cho người chuyên chở hay người đại diện cho người chuyên chở.

 Giao hàng khi chiếm đủ một toa xe: người xuất khẩu tiến hành theo các bước sau:

Căn cứ vào số lượng hàng giao kịp thời đăng ký với cơ quan đường sắt để cung cấp to axe phù hợp với tính chất của hàng hóa.

Khi được cấp to axe , tổ chức vận chuyển hàng đến địa điểm quy định.

Làm thủ tục hải quan, mời cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa, đồng thời lên toa tầu niêm phong kẹp chì.

Giao toa tầu đã được niêm phong kẹp chì cho cơ quan đường sắt để lấy vận đơn đường sắt( way bill, rail road bill of lading).

 Giao hàng khi không chiếm đủ một toa xe: người xuất khẩu phải vận chuyển hàng đến nơi tiếp nhận hàng hóa của đường sắt hay xếp hàng lên một to axe do đường sắt chỉ định để nhận vận đơn.

Giao hàng cho vận chuyển đường bộ:

Giao hàng tại cơ sở của người bán: người bán chịu trách nhiệm bốc dỡ và xếp hàng lên xe do người mua chỉ định đến.

Giao hàng tai cơ sở người chuyên chở: việc giao hàng được coi là hoàn thành sau khi hàng đã được giao cho người chuyên chở đường bộ hay người thay mặt người đó.

Giao hàng cho vận tải đường không:người xuất khẩu liên hệ với

bộ phận giao nhận, vận chuyển hàng hóa đến trạm giao nhận chỉ định, làm thủ tục hải quan giao cho người vận tải hàng không và vận đơn.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về hợp đồng xuất khẩu và quản trị hợp đồng xuất khẩu (Trang 25)