Chính sách hổ trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về hợp đồng xuất khẩu và quản trị hợp đồng xuất khẩu (Trang 80)

11 400 Doanh thu trong nước 6 000 6 200 6 400 7 400 7 900 8

3.2.2.2 Chính sách hổ trợ xuất khẩu

Với ý nghĩa thực tế của việc xuất khẩu hàng gốm sứ như đã phân tích ở trên, Nhà nước nên có những chính sách và biện pháp hỗ trợ như:

 Nhà nước cần đảm bảo tín dụng xuất khẩu: để chiếm lĩnh thị trường mới hay để khuyến khích bạn hàng của mình, một trong số biện pháp

mà các nhà xuất khẩu sử dụng là việc mua bán chụi hay trả chậm. Nhưng đi kèm với vấn đề này là tỷ lệ rủi ro cũng tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, thường dẫn đến sự thất thoát vốn của nhà nước. Trong những trường hợp này, nhà nước có những chính sách mang tính chất bảo hiểm cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đứng ra bảo hiểm, đền bù nếu vốn bị mất để khuyến khích các doanh ngghiệp mạnh dạn xuất khẩu bằng hình thức này.

Nhà nước đứng ra đảm bảo tín dụng xuất khẩu ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu còn nâng được giá bán hàng vì giá bán chịu bao giờ của giá bán tiền trả ngay cộng với phí phúc lợi. Đây là phương thức xuất khẩu khá phổ biến trong ngoại thương nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.

 Trợ cấp xuất khẩu: là những ưu đãi tài chính của nhà nước dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi họ bán được hàng ra thị trường nước ngoài. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu cạnh tranh tốt.

Phần ba: Kết luận

Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex là công ty không ngừng hoàn thiện trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế về cải tiến các phương pháp quản lý, hoàn thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm xuất khẩu và cố gắng thực hiện tốt hợp đồng xuất khẩu. Cho nên, uy tín công ty ngày càng nâng cao trên thị trường quốc tế.

Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, công tác tổ chức thực hiện hợp đồng có vai trò quan trọng trong công ty. Tuy gặp không it khó khăn trong thời gian qua, song công ty luôn phấn đấu vượt qua trở ngại để thực hiện tốt hợp đồng xuất khẩu. Ngoài ra, việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu còn một số hạn chế nhất định nếu khắc phục những hạn chế này thì công ty còn thực hiện tốt hơn trong các hợp đồng của mình.

Mặt hàng gốm sứ là mặt hàng chủ lực của Việt Nam cũng là mặt hàng chính của công ty, cho nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Tuy nhiên, thực trạng chung của các doanh nghiệp xuất khẩu là vẫn còn tồn tại hạn chế nhất định trong công tác quản trị hợp đồng xuất khẩu. Song với lợi thế sẵn có, công ty Phomex đã khắc phục những bất cập và từng bước hoàn thiện quy trình trong hoạt động xuất khẩu, nhằm thúc đẩy hoạt động này mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn.

Để có thể hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng, không chỉ đòi hỏi sự nổ lực từ công ty Phomex mà còn từ phía cơ quan nhà nước liên quan.

Qua chuyên đề nghiên cứu của mình em tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

 Phân tích thực trạng quy trình quản trị hợp đồng xuất khẩu hàng hoá gốm sứ của công ty trong thời gian qua.

 Đánh giá khách quan về thuận lợi và khó khăn, tồn tại trong quản trị hợp đồng xuất khẩu.

 Đề ra các giải pháp nhằm phát huy thế mạnh trong hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ của công ty, khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hợp đồng xuất khẩu.

Hi vọng với những cố gắng của công ty, việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu này được hoàn thiện và công ty đạt được nhiều thành tưu đáng kể góp phần đổi mới phát triển đất nước.

Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Thầy Giáo TS. Mai Thế Cường và các Thầy Cô Giáo khoa Kinh Doanh Quốc Tế và các Cô, Chú, Anh, Chị cán bộ công nhân viên của công ty Phomex đã giúp đỡ và tạo điều kiện em hoàn thành Chuyên Đề thực tập này.

Dù có nhiều cố gắng để hoàn thiện, song do hạn chế về thời gian, trình độ và kinh nghiệm thực tế nên vẫn không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Em mong nhận được góp ý chân thành của Thầy, Cô giáo để bài của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn! Tháng 5/2008.

Danh mục tài liệu tham khảo:

1.Tài liệu về các báo cáo tài chính do công ty cung cấp.

2.Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .PGS.TS. Nguyễn Thị Hường NXB Thống kê, Hà Nội-2008.

3.Giáo trình Kinh Doanh Quốc Tế. TS- Nguyễn Thị Hường.

4.Giáo trình: Tín Dụng Ngân Hàng. TS. Hồ Diệu. NXB Thống kê, Hà Nội- 2008.

5.Giáo trình. Thanh toán quốc tế_HVNN. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến.

6.Giáo trình.Đàm phán và kí kết hợp đồng kinh doanh quốc tế_GS.PTS Ngô xuân Dần.

7.Giáo trình. Thanh toán QT và bài giảng của GV. Vũ hữu Tửu_ ĐHNT nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/CFR_(Incoterm)

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về hợp đồng xuất khẩu và quản trị hợp đồng xuất khẩu (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w