Hoạt động liên ngành và xã hội hóa các hoạt động về an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 34)

I. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MẠNH, YẾU CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

3. Hoạt động liên ngành và xã hội hóa các hoạt động về an toàn thực phẩm

phẩm

3.1. Mặt được

Thực hiện khoản 2 điều 43 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và Điều 21 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh VSATTP, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp triển khai tốt các hoạt động liên ngành:

+ Phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các Bộ ngành.

- Ban hành 05 Thông tư liên tịch với các Bộ: Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Văn hóa – Thông tin.

- Sự phân công phù hợp nguyên tắc quản lý và thông lệ quốc tế: Khi một sản phẩm chưa là thực phẩm thì do các Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện, khi là thực phẩm thì do Bộ Y tế quản lý và sự “bàn giao” của 2 giai đoạn này là Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm hoặc bản chứng nhận sản phẩm.

+ Quyết định thành lập Ban chỉ đạo liên ngành.

- Ngày 08/3/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 48/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP. Bộ Y tế đã chủ động tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành để xây dựng, thông qua các kế hoạch lớn, các hoạt động mang tính chất chiến lược, tổng thể của chương trình bảo đảm ATTP quốc gia. Đặc biệt, Bộ Y tế đã chủ động thành lập Tổ công tác liên ngành bao gồm 8 cơ quan, bao gồm: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế); Cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và Thú y thủy sản (Bộ Thủy sản); Cục Quản lý thị trường (Bộ Thương mại); Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính); Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhằm duy trì các hoạt động thường xuyên, liên tục.

- Xây dựng được Quy chế phối hợp liên ngành của Tổ công tác liên ngành. Theo đó, Tổ công tác liên ngành duy trì giao ban định kỳ 03 tháng/lần cùng với các cuộc họp đột xuất...Hoạt động này thực sự đã tạo sức mạnh tổng hợp và có kết quả rất tốt trong các việc sau:

- Kiểm tra, thanh tra ATTP: việc thống nhất thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành đã khắc phục được tình trạng chồng chéo trong thanh, kiểm tra trong nhiều năm qua.

- Công tác trao đổi thông tin giữa các Bộ và công tác giáo dục truyền thông được tăng cường.

- Giải quyết kịp thời các sự kiện, sự vụ mới phát sinh có tính liên ngành.

- Thống nhất kế hoạch hành động, cũng như tổ chức các chiến dịch cao điểm về tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra ATTP.

+ Huy động được các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội tham gia công tác tuyên truyền, giám sát ATTP, như là: Hội Phụ nữ, Thanh niên, Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Cựu chiến binh, Chữ thập đỏ...Các hoạt động này đã tạo thành phong trào và đi vào nề nếp, hàng năm có kế hoạch tổ chức triển khai và đánh giá

tổng kết. Các hoạt động liên ngành đã tạo thành hệ thống quản lý toàn bộ từ “trang trại đến bàn ăn” và đặc biệt tạo thành phong trào và thực hiện xã hội hóa công tác bảo đảm ATTP.

Trong 5 năm (2001-2006), đã tổ chức được 438 mô hình điểm thức ăn đường phố, 140 mô hình điểm truyền thông cộng đồng thay đổi tập quán lạc hậu phòng ngừa NĐTP, 93 mô hình làng văn hóa sức khỏe phòng ngừa NĐTP, 28 mô hình trường học bảo đảm ATTP, 25 mô hình trồng rau an toàn, 2 mô hình chăn nuôi an toàn.

3.2. Hạn chế

Công tác hoạt động liên ngành trong thời gian đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế:

+ Các thành viên của Ban chỉ đạo liên ngành đều là các Lãnh đạo đương nhiệm của các Bộ, ngành, chỉ hoạt động kiêm nhiệm nên chưa thực sự quan tâm đến công tác này; thể hiện cụ thể là nhiều phiên họp của Bộ Y tế tổ chức không có đại diện Lãnh đạo Bộ của một số Bộ, ngành tham gia mà chỉ cử Lãnh đạo cấp Vụ, Cục tham gia, nên hiệu quả chỉ đạo chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Cụ thể, trong năm 2006 Ban Chỉ đạo liên ngành đã tổ chức họp 02 lần thì có đến 9/11 thành viên vắng mặt tại phiên họp ngày 22/8/2006 (chỉ có Lãnh đạo Bộ Y tế tham gia; và 7/11 thành viên vắng mặt vào phiên họp ngày 05/8/2006 (ngoài Bộ Y tế chỉ có Lãnh đạo Bộ Thủy sản và Tổng cục Cảnh sát tham gia).

+ Vấn đề phân công trách nhiệm giữa Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ về lĩnh vực quản lý chất lượng ATTP chưa rõ ràng, còn chồng chéo (ví dụ việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, việc kiểm tra, thanh tra chất lượng ATTP)

+ Kinh phí hoạt động liên ngành và xã hội còn quá thiếu nên chưa tạo được phong trào mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w