Thực trạng năng lực quản lý điều hành các hoạt động ATTP:

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 38)

II. HẬU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATTP HIỆN NAY:

3. Thực trạng năng lực quản lý điều hành các hoạt động ATTP:

Các hoạt động kiểm soát ATTP phải đảm bảo từ “trang trại đến bàn ăn” theo khuyến cáo của WHO và FAO, tức là phải đảm bảo ATTP ngay từ khi nuôi, trồng, chăm sóc, thu hoạch đến khi chế biến, phân phối, lưu thông và tiêu dùng. Do đó, điều hành các hoạt động này phải do Chính phủ và chính quyền các cấp. Cơ quan quản lý chuyên ngành ATTP là giúp Chính phủ và cơ quan điều hành và điều phối các hoạt động ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm cho xã hội.

Thực trạng hiện nay cho thấy những bất cập trong việc điều hành các hoạt động ATTP của chính quyền các cấp, các Bộ, ngành, các cơ quan quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm như sau:

+ Các quy định pháp lý (gọi chung là hành lang pháp lý) về quản lý ATTP cơ bản là đầy đủ, song biến các quy định này thành thực tế là còn rất hạn chế. Ví dụ, theo chỉ đạo của Chính phủ, các tỉnh phải tổng kết công tác ATTP giai đoạn 2001- 2005 và xây dựng kế hoạch 2006-2010, nhưng đến nay mới chỉ có 22/64 tỉnh, thành phố có tổng kết, có báo cáo và kế hoạch do lãnh đạo UBND ký. Còn lại là chưa thực hiện được hoặc là giao cho Sở Y tế thực hiện. Trên toàn quốc có 10.876 xã, phường thì đến hết 2006 mới có 5.950 xã, phường có Ban chỉ đạo ATTP (chiếm 54,6%) và mới chỉ có 30-40% số xã, phường có kế hoạch và chỉ đạo các hoạt động ATTP ở xã phường mình. Như vậy cho thấy, ngay ở tuyến cơ sở, không có sự chỉ đạo về ATTP thì chắc chắn không thể có thực phẩm an toàn từ trang trại được (xem phụ lục 2).

+ Hoặc theo Pháp lệnh VSATTP, xác định kinh doanh thực phẩm là kinh doanh có điều kiện (Điều 4 – Pháp lệnh VSATTP). Trong Điều 4 của Nghị định số 163/2004/NĐ-CP đã xác định 3 nhóm điều kiện VSATTP để đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Điều 14 của Nghị định số 163/2004?NĐ-CP quy định 10 nhóm thực phẩm có nguy cơ cao phải cấp giấy phép đủ điều kiện VSATTP và Điều 15 thủ tục và Điều 16 quy định thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện. Các quy định này hoàn toàn phù hợp với quốc tế. Tuy nhiên các nước trên thế giới thực hiện việc cấp giấy phép chặt chẽ hơn, bắt buộc tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đều phải có giấy phép (như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan...). Ở Việt Nam mới chỉ quy định có 10 nhóm có nguy cơ cao, song việc triển khai mới chỉ thực hiện được ở ngành thủy sản với cơ sở xuất khẩu, còn ở các ngành khác, các địa phương mới thực hiện lác đác được một số cơ sở. Nhiều cơ sở phục vụ bữa ăn tập thể chưa được cấp giấy phép đủ điều kiện VSATTP vẫn hoạt động, nên dẫn tới các vụ NĐTP hàng loạt như ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam...

+ Các biện pháp phòng ngừa và khắc phục NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm đã được quy định ở Điều 36 và 37 của Pháp lệnh VSATTP. Các hướng dẫn cụ thể đã được Bộ Y tế ban hành đầy đủ. Song, triển khai trong thực tế chưa làm được bao nhiêu do thiếu sự chỉ đạo kiểm tra của chính quyền, thiếu điều kiện chính quyền điều hành các hoạt động trong đó quan trọng nhất là tổ chức chuyên trách và biên chế con người và trang thiết bị đủ khả năng thực thi nhiệm vụ.

+ Các quy định về tiêu chuẩn điều kiện VSATTP cho các loại hình sản xuất, kinh doanh đã được Bộ Y tế và các Bộ, ngành ban hành đầy đủ, cũng như quy định trách nhiệm cho chính quyền các cấp, người quản lý, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Song phổ biến hiện nay là không thực hiện được các quy định pháp luật mà vẫn để cho sự việc tiếp diễn ngày này qua ngày khác như để xảy ra các vụ NĐTP hàng loạt tại các cơ sở bếp ăn trường học, các khu công nghiệp, các chợ kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm bất

hợp phát như chợ Kim Biên (thành phố Hồ Chí Minh) hoặc các cơ sở dịch vụ thức ăn đường phố vi phạm các điều kiện VSATTP còn rất phổ biến ở các khu đô thị, các khu du lịch, lễ hội nhưng Ban quản lý và chính quyền sở tại không hề có biện pháp xử lý thích hợp.

+ Việc phân công trách nhiệm quản lý ATTP theo nguyên tắc về bảo đảm phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế. Song thực tế còn một số bất cập dẫn đến triển khai công việc còn chồng chéo. Ví dụ: về sản phẩm thực phẩm luôn bị chi phối bởi từ 2 văn bản pháp luật trở lên như Pháp lệnh VSATTP, Luật chất lượng hàng hóa và Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Từ đó dẫn tới sự chồng chéo hoặc bỏ ngỏ như sau:

- Việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm ở cấp tỉnh nhiều doanh nghiệp phải thực hiện cả tại Sở Y tế và tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

- Việc kiểm tra sản phẩm, doanh nghiệp phải chịu cả cơ quan quản lý ATTP và cơ quan quản lý chất lượng.

- Quản lý nhà nước về ATTP là Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Vì thế dẫn tới việc ban hành tiêu chuẩn về thực phẩm lại không phải do Bộ chuyên ngành ban hành cũng như muốn ban hành quy chuẩn kỹ thuật phải trình Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định mà thời gian thẩm định tới 60 ngày. Thực tế đòi hỏi có tới vài ngàn tiêu chuẩn về thực phẩm, song đến nay mới ban hành được 717 tiêu chuẩn Việt Nam, trong đó chỉ có 184 TCVN (27,1%) có yêu cầu kỹ thuật, 396 TCVN (55,6%) có phương pháp thử, chỉ có 78 TCVN có yêu cầu kỹ thuật phù hợp (chiếm khoảng 10% tổng số TCVN về thực phẩm hiện có).

Từ thực tế này kiến nghị:

- Bộ Khoa học và Công nghệ cần có chiến lược nhanh chóng ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn về thực phẩm để phục vụ cho công tác quản lý ATTP để được tốt hơn.

- Liên quan đến thực phẩm chỉ nên để một văn bản pháp luật điều chỉnh.

Những vấn đề trên đã tạo cơ hội cho NĐTP vẫn thường xuyên xảy ra, gây nỗi lo ngại và ám ảnh không những cho Chính phủ mà cho tất cả các tầng lớp nhân dân. Theo thống kê Tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm từ năm 2000-2006, đã có 174 vụ NĐTP tại bếp ăn tập thể với 14.653 người mắc; 97 vụ NĐTP tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với 9.898 người mắc; 58 vụ NĐTP trong các trường học với 3.790 cháu bị NĐTP và 2 cháu bị chết; 161 vụ NĐTP do thức ăn đường phố với 3.759 người mắc và 7 người chết. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có 113 vụ NĐTP với 7.688 người mắc và 7 người chết. Tại Hà Nội, có 37 vụ với 370 người mắc và 2 người chết.

Tổng số các vụ NĐTP thống kê được trong giai đoạn này là 1.358 vụ với 34.411 người mắc và 379 người chết. Chỉ thống kê với 5 bệnh truyền qua thực phẩm (tả, lỵ trực tràng, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn) đã có 6.091.039 người mắc và 115 người chết.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w