III. NGUYÊN NHÂN CỦA “VẤN ĐỀ” AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY.
2. Nguyên nhân chủ qua n: có nhiều nguyên nhân, song có 3 nguyên nhân cơ bản sau đây :
cơ bản sau đây :
(1) Những hạn chế và bất cập về mặt tổ chức và biên chế :
Chưa có tổ chức quản lý chuyên ngành ATTP ở tuyến tỉnh, tuyến huyện và xã. Theo kinh nghiệm các nước quản lý chuyên ngành thanh tra chuyên ngành và kiểm nghiệm thực phẩm cần phải được tổ chức đến tuyến huyện.
+ Nhân lực (biên chế) cho lực lượng quản lý, thanh tra và kinh nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu. Theo khuyến cáo của WHO, mỗi tỉnh cần có 10 – 15 cán bộ làm công tác quản lý ATTP, mỗi huyện cần có 5 – 10 cán bộ quản lý ATTP và tổ chức biên chế thanh tra chuyên ngành ATTP nên tổ chức thuộc các cơ quan quản lý ATTP với biên chế đảm bảo : 1 thanh tra chuyên ngành/10.000 dân, và nên được tổ chức đến tuyến huyện
Chính do thiếu tổ chức và biên chế, nên các hoạt động quản lý ATTP không thực hiện được. Ví dụ : đến năm 2006 :
+ Mới có 54,6% số xã, 85,7% số huyện và 93,8% số tỉnh có Ban chỉ đạo VSATTP.
+ Mới có 47,8% số xã, 82,1% số huyện và 96,8% số tỉnh xây dựng được kế hoạch đảm bảo ATTP cho địa phương.
+ Chỉ có 43/64 tỉnh có kế hoạch hành động bảo đảm VSATTP của tỉnh đến năm 2010 do lãnh đạo UBND ký. Các tỉnh chưa bàn kế hoạch hành động do lãnh đạo UBND ký là : Lai Châu, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu.
+ Mới có 22/64 tỉnh có tổng kết công tác 5 năm 2001 – 2005 và xây dựng kế hoạch 2006 – 2010 do lãnh đạo UBND ký.
+ Tình hình thực hiện các quy định báo cáo NĐTP, điều tra NĐTP và báo cáo vệ sinh an toàn thực phẩm mới chỉ thực hiện được ở một số tỉnh, còn đa số tuyến xã, tuyến huyện chưa thực hiện được.
+ Sau hơn 3 năm Pháp lệnh VSATTP có hiệu lực, Thành phố Hà Nội mới thực hiện được việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP theo quy định Điều 4, 28 của Pháp lệnh VSATTP và Điều 4, 14, 15, 16 của Nghị định 163/2004/NĐ-CP cho 526 cơ sở ; thành phố Lâm Đồng cấp cho 567 cơ sở ; các tỉnh và thành phố khác hầu như chưa thực hiện, trong khi đó toàn quốc có số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có giấy phép kinh doanh là 352,777. Như vậy số được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện mới đạt 0,3% còn 99,7% các cơ sở sản xuất kinh doanh còn chưa kiểm soát được hoặc kiểm soát được 1 phần và thả nổi, đó là còn chưa kể trên 500.000 cơ sở thực phẩm nhỏ, hộ gia đình, cá thể và dịch vụ ăn uống.
+ Công tác kiểm tra, thanh tra chưa đủ độ bao phủ được các hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm : trung bình mỗi năm mỗi xã chỉ có 0,2% lượt đoàn kiểm tra, thanh tra ; cấp huyện 0,4 lượt đoàn và cấp tỉnh 1,07 lượt đoàn. Như vậy, không thể giám sát, duy trì và phát hiện xử lý được sự vi phạm của gần 1.000.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm diễn ra cả ngày lẫn đêm ở khắp mọi miền đất nước.
+ Trong công tác quản lý, vấn đề đầu tư còn quá hạn chế, mức bình quân cho 1 người/năm mới khoảng 500 đồng, so với của một số nước trong khu vực là 1 USD/người/năm ta mới chỉ đạt 3,1%. Từ vấn đề đầu tư hạn chế, cũng ảnh hưởng đến các hoạt động đảm bảo ATTP.
(2) Trách nhiệm của các cơ quan và của bộ lãnh đạo, quản lý lĩnh vực ATTP chưa thực sự nêu cao trách nhiệm với công việc, còn nhận thức chưa đầy đủ
về ATTP nên thiếu sự chỉ đạo mạnh mẽ, chưa tham gia các cuộc họp của Ban chỉ đạo liên ngành cũng như hội nghị triển khai công tác nên chưa nắm được các vấn đề về ATTP. Lý do vì phải kiêm nhiệm và quá nhiều việc nên thiếu sự đầu tư cho các hoạt động đảm bảo ATTP. Đồng thời các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý ATTP như UBND các cấp, các Bộ, ngành, các ban quản lý, ban giám đốc chưa thực sự chú trọng tới việc chỉ đạo công tác ATTP. Thực tế cho thấy tất cả các vụ NĐTP xảy ra là do các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được kiểm soát về điều kiện VSATTP theo Pháp luật (chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP nhưng vẫn cứ hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm).
(3) Về nhận thức : mặc dù trong 5 năm qua, công tác giáo dục tuyên truyền
đã có nhiều cố gắng, đã tăng tỷ lệ nhận thức đúng về ATTP cho người sản xuất lên được 9,7%, của người kinh doanh thực phẩm tăng được 6,8% và người tiêu dùng trăng được 15,7%, song thực tế về nhận thức chung của tất cả các nhóm đối tượng này chưa đạt 50% yêu cầu, còn quá nửa đang thiếu hụt kiến thức về ATTP. Đó là nguyên nhân dẫn đến xấp xỉ gần 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm hiện nay còn vi phạm các quy định về điều kiện VSATTP cũng như các quy định
về ATTP. Cũng do nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề VSATTP nên mặc dù kinh phí chuyển về các tỉnh so với yêu cầu còn quá thấp, song vẫn có nhiều tỉnh cắt giảm số kinh phí quá ít ỏi của Chương trình ATTP để chuyển sang các hoạt động khác : năm 2001 : 25 tỉnh ; năm 2002 : 39 tỉnh ; năm 2003 : 39 tỉnh ; năm 2004 : 17 tỉnh ; năm 2005 : 19 tỉnh.