Thực trang về trồng trọt và chăn nuôi, chế biến thực phẩm:

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 41)

II. HẬU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATTP HIỆN NAY:

4.Thực trang về trồng trọt và chăn nuôi, chế biến thực phẩm:

+ Về trồng trọt: do đặc điểm ngành trồng trọt ở nước ta là nhỏ lẻ, cá thể, canh

tác còn lạc hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường còn nặng nề nên chưa kiểm soát được môi trường trồng trọt, kỹ thuật canh tác và việc sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật cũng như phương pháp sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp thực phẩm. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) tỷ lệ các mẫu rau xanh còn dư lượng HCBVTV chiếm tỷ lệ rất cao. Năm 2000, với rau cải là 54,5%, năm 224 là 63,9%, năm 2005 là 12,96%. Với rau muống, năm 2000 là 29,4%, năm 2004 là 31,9% và năm 2005 là 11,11%. Với đậu đỗ, dưa chuột, cà chua, đến năm 2004, tỷ lệ các mẫu còn dư lượng HCBVTV vẫn còn từ 26-37%, trong đó 3-11% dư lượng vượt giới hạn cho phép.

+ Về chăn nuôi : chưa kiểm soát được chăn nuôi ở các hộ gia đình, đặc biệt

chưa kiểm soát được thức ăn chăn nuôi, thuốc tăng trọng và giết mổ gia súc, gia cầm. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) có 64,5% các cơ sở giết mổ nằm trong các khu dân cư ; 35,5% nằm trong các chợ, trong đó mới chỉ có 67,7% các cơ sở giết mổ tập trung gia súc được kiểm soát thú y và 27% các cơ sở giết mổ gia cầm được kiểm soát thú y. Các cơ sở giết mổ chỉ có 45% thực hiện được vệ sinh tiêu độc. Vì thế tỷ lệ số mẫu ô nhiễm vi sinh vật còn chiếm tới 57%.

+ Về chăn nuôi thủy sản : cũng chưa kiểm soát được vùng nuôi, quá trình sơ

chế, vận chuyển thủy sản. Tình trạng chứa tạp chất và dư lượng kháng sinh, hóa chất trong sản phẩm thủy sản còn khá phổ biến, ảnh hưởng tới xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

+ Các vụ NĐTP do sản phẩm nông nghiệp và thủy sản còn chiếm tỷ lệ rất cao. Theo thống kế từ năm 200-2006 :

- NĐTP do thủy sản : 271 vụ với 5.230 người mắc và 141 người chết. - NĐTP do cá nóc : 125 vụ với 726 người mắc và 120 người chết. - NĐTP do rau, củ, quả : 168 vụ với 3.082 người mắc và 16 người chết. - NĐTP do HCBVTV : 113 vụ với 2.615 người mắc và 6 người chết. - NĐTP do nấm độc : 99 vụ với 473 người mắc và 81 người chết.

+ Về chế biến thực phẩm: ở nước ta việc chế biến thực phẩm chủ yếu là hộ

gia đình, cá thể (chiếm tới 85,6%). Điều kiện VSATTP ở các cơ sở hộ gia đình, đặc biệt ở các làng nghề tỷ lệ không đạt yêu cầu tới 86,7%, trong đó chủ yếu là điều kiện về cơ sở và con người. Đặc biệt tình hình chế biến thực phẩm ở các bếp ăn tập thể, dịch vụ thức ăn đường phố còn vi phạm rất nghiêm trọng về ATTP.

- Tỷ lệ bốc thức ăn bằng tay : 67,3%. - Tỷ lệ không rửa tay : 46,1%

- Tỷ lệ bàn tay nhiễm E.Coli (ô nhiễm phân) : 50-90% tùy địa phương. - Tỷ lệ giò, chả có hàn the : 30-70%

+ Tình hình hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng về ATTP còn khá phổ biến. Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (năm 2006) cho thấy : số vụ

lục 4), trong đó chủ yếu là rượu giả, mì chính giả, đồ hộp quá hạn, bánh kẹo kém chất lượng.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 41)