Công tác quản lý:

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 29)

I. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MẠNH, YẾU CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

1. Công tác quản lý:

1.1. Mặt được:

+ Đã hình thành tổ chức quản lý chuyên ngành về ATTP ở Việt Nam:

- Tại Bộ Y tế: đã thành lập Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Quyết định số 14/1999/QĐ-TTg ngày 04/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ). Tại Bộ Thủy sản cũng đã thành lập Cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.

- Các Bộ Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thông tin, Công an...và các địa phương tuy chưa có tổ chức quản lý chuyên trách nhưng cũng đã được giao nhiệm vụ kiêm nhiệm công tác quản lý ATTP.

+ Về chỉ đạo: Tại trung ương đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chỉ thị số 08/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có 54/64 tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo.

+ Đã xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm:

- Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm: năm 2003 - Nghị định hướng dẫn: năm 2004

- Các thông tư liên Bộ

• Y tế - Nông nghiệp

• Y tế - Thủy sản

• Y tế - Công nghiệp

• Y tế - Thương mại

• Y tế - Văn hóa thông tin

Nhờ có các văn bản này, mà người sản xuất kinh doanh thực phẩm đã có những hướng dẫn về phương pháp và tiêu chuẩn để hoạt động, các cơ quan quản lý đã có hành lang pháp lý để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm và có những chuẩn mực để kiểm tra, thanh tra cũng như đã tạo ra niềm tin cho người tiêu dùng. Đồng thời sự phân công trách nhiệm quản lý ATTP của các Bộ, ngành và chính quyền các cấp rõ ràng, cụ thể hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan cũng đã ban hành nhiều quyết định hướng dẫn chi tiết Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực Bộ ngành quản lý từ thực phẩm sản xuất trong nước đến thực phẩm nhập khẩu, từ việc kinh doanh thực phẩm đến tiêu dùng thực phẩm...đều có các quy định đảm bảo ATTP.

+ Chính phủ cũng đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm VSATTP đến năm 2010 (Quyết định số 43/2006/QĐ-TTg ngày 20/02/2006), trong đó đã xác định các mục tiêu và giải pháp cho các hoạt động đảm bảo ATTP ở nước ta để tiến tới có một thị trường thực phẩm an toàn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Do Việt Nam mới thiết lập hệ thống quản lý ATTP nên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý. Bởi vậy nhiều mô hình về ATTP được xây dựng để đúc rút kinh nghiệm và xây dựng các quy định, tiêu chuẩn phục vụ cho công tác quản lý. Ví dụ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy định mô hình trồng rau an toàn, Bộ Y tế đã xây dựng các mô hình phòng chống ngộ độc do cá nóc ở Bình Thuận, mô hình truyền thông cộng đồng, xây dựng đời sống văn hóa sức khỏe, phòng chống NĐTP ở 9 tỉnh và mô hình bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố ở 8 thành phố trọng điểm (Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh). Bộ Y tế phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công nghiệp xây dựng các mô hình áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến HACCP. Đến nay đã có trên 200 doanh nghiệp (không kể thủy sản) áp dụng HACCP.

Có thể nói, đến 2006 đã hình thành được hành lang pháp lý để kiểm soát ATTP từ “trang trại đến bàn ăn” và bước đầu đã xây dựng được hệ thống lý luận khoa học cho công tác quản lý ATTP ở Việt Nam hài hòa với khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, với yêu cầu hiện nay, rất cần thiết ban hành Luật thực phẩm ở Việt Nam để có đủ sức mạnh về pháp lý để kiểm soát thực phẩm ở Việt Nam.

+ Trong công tác quản lý, việc quản lý an toàn các sản phẩm thực phẩm cũng rất quan trọng:

- Bộ Y tế đã liên tục nghiên cứu, soát xét, sửa đổi các quy định về quản lý sản phẩm cho phù hợp với các quy định pháp luật và thông lệ quốc tế như việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm, việc kiểm soát thực phẩm nhập khẩu và quản lý thực phẩm chức năng. Từ 2001-2006 đã có 21.899 sản phẩm thuộc 17 nhóm thực phẩm và 2.400 sản phẩm thực phẩm chức năng được công bố tiêu chuẩn.

- Đối với thực phẩm nhập khẩu, đã chỉ định được 9 cơ quan và đang thẩm định 3 cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu trên phạm vi toàn quốc.

1.2. Hạn chế, tồn tại:

+ Hạn chế trước tiên là tổ chức hệ thống quản lý, thanh tra chuyên ngành và kiểm nghiệm ATTP chưa đầy đủ và thiếu thốn. Đây là điều kiện để triển khai các hoạt động đảm bảo ATTP cũng như là điều kiện để giúp Ủy ban Nhân dân (UBND) các cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP trên địa bàn. Không có tổ chức hợp lý và đủ biên chế thì rất khó triển khai các hoạt động đảm bảo ATTP từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá đến hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng chống NĐTP; quản lý và phát triển hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm; quản lý việc công bố tiêu chuẩn và chứng nhận đủ điều kiện VSATTP; nghiên cứu khoa học và công nghệ chế biến thực phẩm an toàn; đào tạo bồi dưỡng, tuyên truyền giáo dục và thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vi phạm, tố cáo về ATTP...

+ Hạn chế thứ hai trong công tác quản lý ATTP là việc đưa các quy định pháp luật vào thực tế sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn chậm trễ và thiếu kiên quyết. Các quy đinịh về điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm, quy định về ATTP của các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, quán ăn, về phòng chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm...đều đã được ban hành đầy đủ, song các cơ quan có trách nhiệm thực thi pháp luật như UBND các cấp, Ban quản lý, Ban giám đốc các khu công nghiệp chế xuất, các trường học, chợ, cảng, các xã phường, khu du lịch, lễ hội...chưa thật sự kiên quyết chỉ đạo thực hiện đầy đủ các quy định này.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w