Tận dụng điểm mạnh để chiến thắng thách thức (ST)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH một thành viên Máy văn phòng Việt Com (Trang 65)

110 2/ 2W / MF1212NF 450.000 350.000 10 CB435A HP Laserjet P1005/1006 450.000 350

3.2.2. Tận dụng điểm mạnh để chiến thắng thách thức (ST)

 Sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các đại lý sẽ giúp cho việc đối thủ cạnh tranh khó có thể xâm nhập vào chi phối thành viên kênh để phân phối sản phẩm ngoài luồng, dù sản phẩm mới có đa dạng nhưng hệ thống kênh vẫn phân phối sản phẩm của công ty chặt chẽ sẽ khiến sản phẩm ngoài khó tràn vào thị trường nội địa để phát triển được. Nên việc có nhiều nhà cung ứng mực in cả trong và ngoài nước, khiến cho lượng mực in nhiều dẫn đến cung vượt quá cầu là khó xảy ra khi mà hãng mực in khác không phân phối được sản phẩm đối với thị trường của công ty.

 Các trung gian trong kênh làm tốt chức năng và vai trò của mình, công ty có những chính sách khuyến khích các thành viên kênh tạo động lực làm việc trong kênh, tạo sự gắn bó của thành viên với kênh, khi đối thủ mới tham gia thị trường phân phối mực in khó có thể phá vỡ liên kết kênh có sẵn từ trước của công ty.

Công ty thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của các trung gian và có hướng giúp đỡ giải quyết.

Đại lý Điều kiện tài

chính Khả năng quản lý Quy mô Khả năng bao phủ thị trường Sức mạnh bán hàng

 Trợ giúp về dòng sản phẩm: nhà sản xuất đảm bảo cung cấp cho các thành viên kênh dòng sản phẩm tốt nhất, có khả năng bán được với doanh số cao, đạt được lợi nhuận cao.

 Trợ giúp về quảng cáo và xúc tiến bán hàng. Một chiến dịch quảng cáo là cách lôi cuốn tốt nhất đối với người tiêu dùng vì khi đó họ sẽ biết đến sản phẩm, biết đến công ty và khi đó cơ hội bán hàng sẽ tăng lên.

 Sự trợ giúp về quản lý: công ty nên đào tạo một lực lượng nhân viên bán hàng để họ có khả năng trong việc phân tích và xúc tiến thị trường.

Ngoài các biện pháp trên, công ty còn giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn về sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh, về sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Công ty thấy được rằng các trung gian chính là khách hàng của mình.Và khi đó việc thoả mãn nhu cầu, ước muốn của các trung gian là vô cùng cần thiết.

Công ty luôn tìm hiểu về những nhu cầu cũng như mong muốn của các thành viên khi tham gia kênh. Các trung gian là những tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh độc lập, có chiến lược phát triển và kinh doanh riêng, có thị trường độc lập, có sức mạnh và khả năng cạnh tranh khác nhau. Họ là những người mua hàng cho khách hàng của họ, cụ thể là họ mua hàng với những số lượng, khối lượng lớn và bán ra cho khách hàng có nhu cầu mua nhiều mặt hàng nhưng với số lượng nhỏ hơn, nỗ lực bán hàng để đạt được những mức doanh thu cao nhằm tối đa hóa lợi nhuận và đem đến những lợi ích cho cả nhà sản xuất lẫn khách hàng. Do đó cần tìm hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ để có thể đồng thời đáp ứng và giảm thiểu những tổn hại mà nhà sản xuất phải chịu khi đáp ứng những điều đó. Đạt được những điều này sẽ tạo nên những động lực to lớn, thúc đẩy những thành viên tham gia kênh làm việc hiểu quả và năng suất hơn.

Để tạo ra những mối quan hệ chặt chẽ trong kênh, các nhà sản xuất nói chung và công ty TNHH MTV Máy Văn Phòng Việt Com nói riêng thường sử dụng để khuyến khích các thành viên trong kênh bằng ba phương pháp phổ biến là hợp tác, thiết lập mối quan hệ thành viên và xây dựng chương trình phân phối.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH một thành viên Máy văn phòng Việt Com (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)