7. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Truyền kỳ
Tên gọi “truyền kỳ” dường như được khai sinh từ tập tiểu thuyết Truyền kỳ của Bùi Hình đời Vãn Đường, nhưng những tác phẩm mang màu sắc truyền kỳ đã có từ đời Sơ Đường. Trải qua một thời gian dài, nó trở thành tên gọi chung để chỉ các sáng tác lấy cái “kỳ” làm hạt nhân cơ bản. Nhưng không chỉ ghi những việc kỳ lạ, khác thường như chí quái, truyền kỳ còn biểu hiện ý thức làm tiểu thuyết của văn nhân, nghĩa là người sáng tác chủ động sử dụng cái “kỳ” như một phương tiện để thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Mô thức sáng tác truyền kỳ có thể là bạn bè gặp nhau,
Tâm – ý thức được rằng “Tố Tâm ra đời chắc có độc giả tự hỏi rằng người ta viết một quyển tiểu thuyết tất phải có một chút mục đích gì về luân lý, vậy thì tâm lý tiểu thuyết có liên lạc gì với đạo xử thế, cách làm người và câu chuyện là chuyện thuộc về ái tình, biết đã bổ ích gì cho giáo dục, đang lúc này bạn thiếu niên ta cần đem hết tâm hồn thờ một chủ nghĩa thiêng liêng về tương lai chủng tộc?” nên đã dành khá nhiều lời để bảo vệ tác phẩm này: “Độc giả xem quyển Tố Tâm xin nhớ là một quyển tâm lý tiểu thuyết, không phải là một tấm gương đúc sẵn cho người ta theo. Quyển Tố Tâm chỉ tách bạch ra những điều éo le phiền phức của một thứ ái tình, ái tình viển vông khuất khúc, làm cho đôi lứa thiếu niên kia phải nhầm lỗi, nhầm lỗi mà không tự biết, để đến lụy mình mà phiền cho gia đình xã hội. Nhầm lỗi những gì, nguyên nhân, năng lực kết quả ra làm sao, tác giả bày tỏ ra rất rõ. Tác giả đã chịu khó thăm dò ở đáy con sông tình kia mà cắm biển, nhắn cùng những bạn thiếu niên đương lảng vảng trên bờ sông, trong khi cần phải để tâm vào những chủ nghĩa cao xa khác, mấy chữ rằng: ĐÂY LÀ GHỀNH CAO, VỰC THẲM! Ấy đó là công tác giả chép lại chuyện, mà chính đó là nơi độc giả phải lưu tâm”.
40
“đêm ngày bàn luận, lần lượt kể chuyện lạ mình biết” (Nhâm thị truyện), hoặc “gặp ở quán khách, đêm nghe chuyện lạ, kể hết những gì được biết” (Lư giang Phùng ảo truyện), sau đó, câu chuyện được hoàn thiện hóa về mặt nghệ thuật, đồng thời hư cấu thêm nhiều tình tiết, sắp đặt lời thoại, khắc họa nội tâm nhân vật…, nghĩa là được tái sáng tác một cách có mục đích, để trở thành một tác phẩm nghệ thuật đan xen giữa thực và ảo, chân và ngụy. Vậy nên, truyền kỳ đã hấp dẫn không ít tác giả, khiến việc sáng tác truyền kỳ trở thành một trào lưu và đạt được nhiều thành tựu dưới thời Đường. Đến giai đoạn Minh – Thanh, truyền kỳ tiếp tục phát triển với hàng loạt nhà văn như Sái Vũ, Tống Mậu Trừng, Vương Hiến Định, Vương Chước, Trần Đỉnh, Vương Sĩ Trinh, và đặc biệt là Bồ Tùng Linh với tập truyện Liêu trai chí dị - một tác phẩm đỉnh cao và nhanh chóng trở thành điển phạm cho những tác giả sau đó mô phỏng, học tập. Không chỉ được yêu thích bởi sĩ đại phu Trung Quốc, truyền kỳ còn được đón nhận bởi độc giả nước ngoài. Theo Trương Tiến truyện ở Đường thư, những sách của Trương Sác như Du tiên quật, Triều dã kiểm tái, Long cân phượng thủy phán đều được các sứ bộ Tân La (Triều Tiên) và Nhật Bản đem vàng bạc châu báu ra mua (Dẫn theo [81 III, tr.301]). Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu đã sớm du nhập vào Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, lưu truyền trong một số trí thức thời ấy và đã tạo được sự hâm mộ nhất định, rồi được các văn nhân phỏng tác thành những tập truyền kỳ mới như Truyền kỳ mạn lục (Việt Nam), Kim Ngao tân thoại (Triều Tiên),
Cà tỳ tử, Vũ nguyệt vật ngữ (Nhật Bản)...
Thuộc lĩnh vực tiểu thuyết nên truyền kỳ đương nhiên cũng chịu chung sự coi thường của nhà nho đối với thể loại này. Song bản thân nguồn gốc và đặc trưng của truyền kỳ lại càng khiến nó trở thành “ngoại thư” theo quan điểm Nho gia. Vốn xuất phát từ những câu chuyện lưu hành trong dân gian, truyền kỳ nói riêng và truyện kỳ ảo nói chung đã tự liệt mình vào hàng những lời “thất đức” như quan niệm của Khổng tử (Luận ngữ). Bên cạnh đó, với hạt nhân là cái kỳ ảo, truyền kỳ cũng như truyện kỳ ảo nói chung đã đi ngược lại truyền thống “Tử bất ngữ: quái, lực, loạn, thần” của Nho gia. Vốn coi trọng sự thực lịch sử, sùng bái sử học, coi đó là sự thể
41
hiện trực tiếp của “đạo”, nên ngay cả với các tiểu thuyết giảng sử có bảy phần thực, ba phần hư như Tam Quốc diễn nghĩa, nhà nho vẫn bày tỏ mối ác cảm vì nó chứa đựng hư cấu nghệ thuật, vẫn là “niết tạo không thuyết” (đặt điều vô căn - Lê Quý Đôn), huống hồ là những tác phẩm vừa nói đến chuyện quỷ thần, vừa lấy cái “kỳ” làm cốt tử để hấp dẫn người đọc như chí quái, truyền kỳ. Vậy nên, mặc dù Vũ Quỳnh hiệu đính Lĩnh Nam chích quái bằng quan điểm của một nhà sử học nghiêm cẩn, nhưng Đặng Minh Khiêm khi đánh giá về Vũ Quỳnh vẫn đề cao ông trong tư cách tác giả của tập Việt giám thông sử chứ không phải là tư cách người viết truyện chí quái: “Việt giám nhất thiên chân khả pháp/ Hưu ngôn chích quái hựu truyền kỳ” (Một thiên
Việt giám thực đáng làm mẫu mực/ Đừng nói đến chích quái với truyền kỳ) (Việt giám vịnh sử thi tập) (Dẫn theo Vũ Thanh, [112, tr.756]). Còn Tiễn đăng tân thoại, vì là “chuyện quái dị, tô điểm bằng những lời nói vô căn cứ”, khiến cho “không chỉ có bọn lêu lổng đường chợ đua tranh nhau đọc mà đến cả nho sĩ học kinh điển cũng sao nhãng việc học hành, ngày đêm không ngớt đàm luận” mà bị xếp vào loại “tà thuyết dị đoan”, “làm cho nhân dân bị mê hoặc rối loạn” và đã bị đốt và cấm khắc in, lưu hành dưới thời Minh Anh Tông13, đến khi truyền sang Hàn Quốc, lại tiếp tục bị sĩ đại phu nước này phê phán: “Thơ văn từ hoa lệ còn không nên đọc, huống hồ những sách như Tiễn đăng tân thoại, Thái bình quảng ký… có thể làm tâm chí con người mê loạn. Từ khi Thánh thượng biết sách ấy mê lầm mà ra lệnh cấm đoán, thực đã có công lớn trong việc hồi chuyển phong khí văn chương vậy. Lại tấu rằng: (…) Tiễn đăng tân thoại là sách đáng chỉ trích nhất, thế nhưng Hiệu thư quán lại tự ý cung cấp tư liệu, dẫn đến có bản khắc trong thiên hạ, điều này khiến bậc chí sĩ không khỏi đau lòng, không ít người muốn dẹp bỏ bản khắc của nó, nhưng nó vẫn lưu hành liên tục trong thiên hạ cho đến tận ngày nay, chốn dân gian người ta tranh nhau khắc bán, trong đó những chuyện nam nữ gặp nhau làm chuyện dâm loạn, những chuyện thần
13 Bản tấu của Lý Thời Miễn, Minh Anh Tông thực lục, tháng 3 năm Chính Thống 7 (1442), dẫn theo [70, tr.85].
42
quái thực không ít” (Triều Tiên vương triều thực lục)14. Phỏng theo Tiễn đăng tân thoại, Lý Trinh sáng tác Tiễn đăng dư thoại, nhưng tập truyền kỳ này đã khiến ông không được đưa vào miếu thờ các bậc hiền sĩ ở làng (Theo Cô thụ bao đàm – Lý Mặc, Thiếu thất sơn phòng bút tùng – Hồ Ứng Lân…), thậm chí như bức thư gửi bạn của Thẩm Quang Dụ, “một triều thần đưa sách này ra nơi họp mặt chung cũng bị đồng liêu khinh bỉ”. Sự phê phán kịch liệt của tác giả bức thư trên đối với Tiễn đăng dư thoại có thể đại diện cho thái độ phủ định của nhà nho đối với thể truyền kỳ nói chung: “Nay sách khắc in bừa bãi, nhiều đến trăm lần hơn những kẻ vẽ mây, hình tích của nó như trò trẻ con, tầm nhìn của nó chỉ nhằm mưu lợi, tội của nó là làm hại đến nhân tâm và phong hóa của kẻ sĩ, họa không thể nào mà nói hết được”15.
Thái độ đó của nhà nho đã dẫn đến việc khi sáng tác truyền kỳ cũng như truyện kỳ ảo, để tăng cường tính chính thống cho tác phẩm, một số tác giả hoặc cố gắng tạo cho tác phẩm của mình màu sắc của sử học bằng cách trích dẫn hoặc lấy tư liệu từ những nguồn tài liệu có sẵn, khiến tác phẩm càng gần với sử càng tốt và coi đó như một sự bổ sung thiết yếu cho chính sử như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái
[112, tr.756-757]; hoặc tạo cho tác phẩm vẻ xác thực qua việc ghi rõ thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, hay chú thích rằng đó là chuyện chính bản thân mình chứng kiến hay nghe được từ ai đó, ghi lại lời kể của ai đó như một số truyện trong Vũ trung tùy bút, Vân nang tiểu sử; hoặc gia tăng yếu tố đạo đức ở tác phẩm, dùng hình thức kỳ ảo để ngụ ý khuyến thiện trừng ác như Tân truyền kỳ lục, Lan Trì kiến văn lục... Đồng thời, người viết tựa, bạt, bình cho các tác phẩm đó có xu hướng thanh minh cho việc nhà nho lại viết truyện thần ma, quái dị. Theo họ, những chuyện kỳ ảo diễn ra khắp mọi nơi, là một thực tế không thể phủ định được, có chăng chỉ là do con người không nhận thấy được điều đó mà thôi, vậy nên, những tác phẩm kỳ ảo có tác dụng
14 Mẫn Khoan Đông (1998), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ở Hàn Quốc, Học Lâm xuất bản xã, Thượng Hải, tr.353, dẫn theo [73].
15 Bức thư này được chép trong Lại cổ đường xích độc tân sao do Chu Lượng Công đời Thanh biên soạn, dẫn theo [70, tr.110].
43
rất lớn trong việc mở rộng kiến văn của mọi người, hơn nữa, lấy cái quái để nói cái thường, truyền kỳ vẫn có ích cho việc giáo hóa nhân tâm. Lời tựa của Trần Danh Lưu cho tác phẩm Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh) là minh chứng tiêu biểu cho lối thanh minh này: “Có người nói: Đức Khổng tử không nói đến chuyện quái đản, thế mà trong sách này thường có những chuyện không vào khuôn phép? Xin thưa: Giữa vòng trời đất, vũ trụ bao la, vật gì mà chẳng có. Những việc tai không được nghe, mắt không được nhìn mà cứ khăng khăng cãi hoặc không thì có được không? Thế mà sách của thầy lại là những điều tai mắt ngày nay được nghe, được thấy. Đường đời nguy hiểm, trộm cướp đầy đường, ma ác quỷ thiêng không phải là hư ảo. Mày râu chững chạc, thê thiếp yêu chiều, nữ biến thành nam, không phải là lạ! Truyện Ca kĩ họ Nguyễn, truyện Liên Hồ quận công thì phấn hồng tơi tả, bụi vàng vùi thân, đọc truyện khiến người ta thương xót, thở than cho người bạc mệnh. Truyện Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu thì nêu gương tiết nghĩa, bảo vệ cương thường, có thể trở thành lời dạy luân lý hàng ngày, đâu chỉ là thêm thắt câu chuyện cho vui miệng người đời!” [9, tr.22]. Người đề tựa cho Thánh Tông di thảo còn lấy chính những chuyện kỳ lạ trong sử sách để phản biện lại quan điểm truyền thống: “Khổng tử không bao giờ nói những chuyện quái dị, thần kỳ vì những chuyện ấy mắt không trông thấy, mọi người sinh ra ngờ vực. Nhưng thử nghĩ xem: trong bốn bể, biết bao núi thẳm, đầm to, thì những chuyện quái dị, thần kỳ kể sao hết được? Kìa như những truyện Bá Hữu nước Trịnh, khi chết hóa thành quỷ dữ, Hoàn công nước Tề trông thấy yêu quái trong núi, ông bạc đầu ăn thịt con trai con gái, không phải là truyện lạ hay sao? Lại như hải khách với chim âu, Đinh Lệnh Uy cưỡi hạc, gió của Liệt tử, bè của Trương Khiên, không phải là truyện dị thường hay sao? Nào nuốt trứng chim huyền điểu rồi sinh ra ông tổ nhà Thương, nào ướm chân vào vết chân lớn rồi sinh ra ông tổ nhà Chu, nào nằm mộng thấy đi lại với thần nhân rồi sinh ra ông tổ nhà Hán, những truyện ấy không phải là thần kỳ hay sao?” [5 II, tr.505]. Những việc làm trên, theo chúng tôi, một mặt cho thấy thái độ coi thường truyền kỳ nói riêng và truyện kỳ ảo nói chung của Nho gia có sức chi phối khá mạnh
44
mẽ đối với văn nhân, khiến họ bằng những hình thức khác nhau, cố gắng đưa tác phẩm của mình đến gần với thứ văn xuôi chính thống, hợp lễ giáo; mặt khác, lại chứng tỏ người sáng tác thời trung đại, trong khả năng của mình, đã vượt qua những “luật lệ văn học” để viết nên những “kỳ văn”, hấp dẫn người đọc bằng cả “văn tài và tư tưởng” (Lỗ Tấn).
Tiểu kết:
Trong chương 1, chúng tôi đã phác hoạ một cách sơ lược hoạt động phê bình văn học ở Việt Nam thời trung đại và đặc điểm của thể loại tiểu thuyết và thể truyền kỳ trong thời kỳ này. Có thể thấy, quan niệm về mối quan hệ giữa văn và đạo, về tính chừng mực, trung hậu của cảm xúc, ngôn từ, về sự cao quý của văn chương cũng như yêu cầu tránh xa những truyện dân gian “thất đức” lưu hành nơi đầu đường xó chợ, chứa đầy yếu tố kỳ ảo làm mê hoặc lòng người của Nho gia đã tồn tại với tư cách của những luật lệ, thiết chế văn học trong một thời gian dài, chi phối khá sâu sắc tới đường hướng phát triển của văn học nói chung, tiểu thuyết và truyền kỳ nói riêng, đồng thời ảnh hưởng đến cách thức tiếp nhận tác phẩm văn học của nhà nho thời trung đại. Vốn dĩ là những kẻ ngoài lề, không thuộc hệ thống văn học chính thống, tiểu thuyết và truyền kỳ cũng như người viết ra chúng đã chịu không ít sự coi thường, bị cấm khắc in, lưu hành cùng những hình phạt khác từ phía chính quyền và dư luận. Tuy nhiên, dường như là vì sức hấp dẫn của cái cấm kị, cũng bởi những ưu thế riêng của thể loại mà truyền kỳ và tiểu thuyết vẫn được sáng tác và đón nhận trong một bộ phận nhà nho. Có điều, người viết nên những “ngoại thư” này dù ý thức hay vô thức vẫn cần đến một số thủ pháp để vượt qua sự kiềm tỏa của các thiết chế văn học.
45
Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA LỜI BÌNH VÀ CHÍNH VĂN TRONG TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
Khác với tác phẩm gốc Tiễn đăng tân thoại mà Nguyễn Dữ đã sử dụng để mô phỏng, cải biên, cuối mỗi thiên truyện trong Truyền kỳ mạn lục lại có một lời bình (trừ truyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa). 19 lời bình này đều khá ngắn, khoảng 100 – 150 chữ, mở đầu bằng hai chữ “Ô hô” (Than ôi!) và tập trung bàn về nội dung, giá trị của truyện. Người viết lời bình đứng trên lập trường Nho giáo để phán xét phẩm cách của các nhân vật, bàn luận về những vấn đề căn cốt của học thuyết tư tưởng này như “tu thân”, “tề gia”, “trị quốc”, qua đó nêu lên các bài học đạo đức dành cho “kẻ trị thiên hạ”, “những người làm quan”, “kẻ sĩ”, “những bậc quân tử sau này”, “kẻ làm vua chúa”…; ở một số truyện còn bày tỏ thái độ kỳ thị đối với đạo Phật và mong muốn dẹp bỏ hết những “tà thuyết dị đoan” đó; đồng thời khẳng định việc chép những chuyện quái đản, huyền hoặc mặc dù là trái với lời dạy của Khổng tử, nhưng nếu có ích cho luân thường thì vẫn thiết thực. Nhìn chung, nội dung của 19 lời bình trong Truyền kỳ mạn lục không có gì quá đặc biệt mà nằm trong khuynh hướng tiếp cận của nhà nho đối với tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm có yếu tố kỳ ảo nói riêng. Tuy nhiên, nếu đặt chúng bên cạnh phần chính văn, có thể thấy, ngoài những truyện có sự thống nhất giữa hai bộ phận này, ở một số truyện, “tác phẩm ca ngợi một vấn đề nào đó thì lời bình có thể lại là phê phán, hoặc bày tỏ một thái độ khác; ngược lại, tác phẩm phê phán một vấn đề nào đó thì lời bình có thể lại ngợi ca hoặc định hướng cho người đọc cảm thụ hình tượng theo một hướng khác” [92].