Lời bình hợp lý hoá việc lưu truyền tác phẩm

Một phần của tài liệu Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn (Trang 92)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2.2. Lời bình hợp lý hoá việc lưu truyền tác phẩm

Vẫn biết rằng “những chuyện huyền hoặc Tề Hài, những lời ngụ ngôn Trang Chu, người quân tử vốn chẳng nên ham chuộng”, nhưng cũng giống như Lăng Vân Hàn khi đề tựa cho Tiễn đăng tân thoại, Trương Quang Khải khi nhận xét Tiễn đăng dư thoại, Vũ Quỳnh, Kiều Phú khi đề tựa cho Lĩnh Nam chích quái, Ngô Thì Hoàng, Trần Danh Lưu, Tín Như Thị khi đề tựa cho Lan Trì kiến văn lục và nhiều nhà nho khác khi viết tựa, bạt, bình cho truyện kỳ ảo nói riêng, tác phẩm tiểu thuyết nói chung, người viết lời bình trong Truyền kỳ mạn lục đã khẳng định tập truyền kỳ của Nguyễn Dữ dù viết về chuyện quái đản nhưng vẫn “quan hệ đến luân thường, là lời ký ngụ ý khuyên giới”, do đó, “chép ra và truyền lại, có hại gì đâu” (Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào). Lời bình này dường như không chỉ có ý thanh minh cho việc một nhà nho sáng tác truyện thần quái, mà còn bao biện cho chính bản thân mình khi ham chuộng, sao chép và lưu truyền những câu chuyện kỳ ảo vốn dĩ là “ngoại thư” theo quan điểm của Nho gia. Đánh giá các nhân vật theo quan điểm đạo đức

93

phong kiến, thu hẹp nội dung tác phẩm của Nguyễn Dữ vào phạm vi của sự khuyến trừng, giáo hoá, người viết lời bình đã cho thấy Truyền kỳ mạn lục không hề vượt ra ngoài các quy phạm chính thống, những nhân vật si tình, sống một cách bản năng đều là những tấm gương xấu được Nguyễn Dữ dựng lên để răn bảo mọi người. Trong trường hợp này, bài tựa của Hà Thiện Hán cũng có thể coi là có cùng mục đích với người viết lời bình khi ông khẳng định Truyền kỳ mạn lục có ích đối với nhân tâm thế đạo hơn là Tiễn đăng tân thoại – một tác phẩm vì có nhiều yếu tố sắc dục nên bị coi là dâm thư và bị cấm lưu hành. Nhấn mạnh giá trị nội dung của tác phẩm, cả Hà Thiện Hán và người viết lời bình đều đưa tập truyện kỳ ảo này trở về ngang hàng với những sáng tác thực hiện đúng chức năng “tải đạo” mà tiên nho đã ấn định cho văn học. Không những thế, một số lời bình dường như có ý “đánh lạc hướng” độc giả, đẩy sự quan tâm của họ sang một ngả khác. Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi NaChuyện bữa tiệc đêm ở Đà giang đều là những tác phẩm mang ý đồ phúng thích chính trị, dù bối cảnh câu chuyện là vào thời Trần, Hồ, song “kẻ cầm quyền tối cao dù không phải là người có năng lực văn chương cao nhất trong xã hội khi đó nhưng lại là người đủ nhạy cảm hoặc có một bộ máy sai phái đủ nhạy cảm để “đọc” ra cảm hứng chủ đạo trong mỗi tác phẩm” [36, tr.174] vẫn có thể nhận biết đối tượng chính của sự đả kích, phê phán là ai. Thế nhưng nhà Mạc vẫn cho phép khắc in tác phẩm này vào năm 1547. Phải chăng bộ máy lãnh đạo bấy giờ không cảm thấy thái độ bất mãn của Nguyễn Dữ - người đã “vì nguỵ Mạc thoán đạt, thề không đi làm quan nữa, ở làng dạy học, không đặt chân đến chốn thị thành” (Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục)? Hay chính là bởi những dòng bình luận ở cuối hai tác phẩm này thay vì tiếp tục lời phê phán chính sự thối nát của hai loài cáo, vượn và người tiều phu núi Na, đã khẳng định rằng đó chỉ là lời của “giống yêu quái ở trong loài vật” hay “nói nhiều may ra thì tin” của một người chẳng phải thánh nhân mà thôi? Đồng thời, người bình luận khéo léo hướng độc giả - chính là “kẻ làm vua chúa” như tác giả lời bình đã chỉ rõ – tới việc “lấy sự chính lòng mình để làm cái gốc chính triều đình, chính trăm quan, chính muôn dân” thay vì phán xét lời bàn ra nói vào của xử sĩ (Câu

94

chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na). Bằng sự che chắn, rào đón kĩ lưỡng mọi mặt đó, nhà bình luận đã khiến Truyền kỳ mạn lục trở nên “lành mạnh”, “vô trùng” trước sự “kiểm dịch” gắt gao của chế độ chuyên chế.

Tiểu kết:

Các văn bản Truyền kỳ mạn lục và những ghi chép của các nhà khảo cứu thời trung đại hiện còn không cho phép người nghiên cứu đưa ra bất cứ một nhận định chắc chắn nào về việc ai là tác giả của 19 lời bình trong tác phẩm này. Đặt Truyền kỳ mạn lục trong quá trình phát triển của truyện kỳ ảo trung đại, trong mối quan hệ với những tác phẩm có dấu hiệu phi chính thống khác, so sánh với cách thức tiếp nhận văn học của nhà nho, chúng tôi sơ bộ đưa ra bốn giả thuyết về vai trò của hệ thống lời bình ở tập truyền kỳ này: lời bình củng cố thêm ý đồ giáo huấn đạo đức mà tác giả Nguyễn Dữ đã gửi gắm ở phần chính văn, hoặc được chính nhà văn sử dụng như một thủ đoạn né tránh những cấm kị trong văn học và tạo cho tác phẩm của mình một vỏ bọc hợp pháp để tồn tại, hoặc chỉ là cách tiếp nhận văn học của một nhà nho chính thống sống cùng thời hoặc sau Nguyễn Dữ, lại cũng có thể là một phương thức hợp lý hoá tác phẩm nhằm giúp cho nó không bị mai một, thất truyền. Những giả thuyết này đều có cơ sở để tồn tại, và chỉ có thể loại trừ khi có những cứ liệu xác tín hơn để xác định được tác giả đích thực của 19 lời bình đó.

95

KẾT LUẬN

Hệ thống lời bình ở tác phẩm Truyền kỳ mạn lục cùng mối quan hệ của chúng với phần chính văn từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến, tuy nhiên, các ý kiến đưa ra khá trái chiều, và cho đến nay, chưa thể nói là vấn đề đã được giải quyết một cách thấu đáo. Phần vì sự phức tạp về mặt văn bản của tác phẩm, phần vì những ghi chép của các nhà khảo cứu thời cổ về vấn đề này hiện còn đều rất sơ sài, các nhà nghiên cứu hầu hết mới dừng lại ở những gợi ý, định hướng. Kế thừa thành quả của những người đi trước, luận văn của chúng tôi đi vào tìm hiểu hệ thống lời bình ở

Truyền kỳ mạn lục trong mối quan hệ với phần chính văn. Sơ bộ có thể kết luận:

1. Nhìn chung, phê bình văn học Việt Nam thời trung đại chưa phát triển thành một lĩnh vực chuyên biệt như thời hiện đại mà mới dừng lại ở những ý kiến cá nhân về một tác phẩm văn học, tồn tại dưới hình thức các bài tựa, bạt, bình với dung lượng tương đối ngắn. Được nhà nho viết ra và lưu truyền giữa các nhà nho với nhau, phê bình văn học Việt Nam thời kỳ này mang những nét đặc thù của cộng đồng đó. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm “văn dĩ tải đạo”, nhà nho có xu hướng đề cao chức năng giáo dục của văn học hơn là chức năng thẩm mỹ hay chức năng giải trí, nhiệt tình ca ngợi thứ văn chương hợp lễ giáo, ôn nhu đôn hậu, có tác dụng đối với luân thường, thế giáo, và lên án, chỉ trích các biểu hiện phi lễ, trái với các quy chuẩn đạo đức đã được xác lập. Lối phê bình quyền uy đó đã khiến cho không ít tác phẩm văn học chứa đựng những tiếng nói nhân văn bị kết tội là “ngoại thư”, có hại cho nhân tâm, thế đạo và thậm chí còn bị cấm lưu hành, trong đó có nhiều tiểu thuyết và truyền kỳ. Nhưng trên thực tế, tiểu thuyết và truyền kỳ lại được đón nhận và say mê bởi một bộ phận không nhỏ trí thức thời trung đại. Song cũng vì lẽ đó mà tiểu thuyết và truyền kỳ, trong quá trình phát triển của mình, đã phải viện đến nhiều cách thức khác nhau để có thể tồn tại một cách hợp pháp giữa sự sàng lọc, kiểm dịch khắt khe của chính quyền cũng như các nhà nho chính thống.

96

2. So sánh khuynh hướng tư tưởng ở phần chính văn và phần lời bình trong

Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi nhận thấy hầu hết các truyện trong tập truyền kỳ này đều có sự thống nhất giữa hai bộ phận đó. Thái độ của người sáng tác và người viết lời bình đối với các nội dung khuyến thiện trừng ác, yêu cầu về đạo đức của kẻ sĩ và phẩm chất của người cầm quyền cũng như đối với các tôn giáo, tín ngưỡng khác Nho giáo tương đối giống nhau. Tuy nhiên, những truyện còn lại lại có sự mâu thuẫn khá rõ nét trong thái độ của nhà văn và của người bình luận đối với tình yêu nam nữ và người ẩn dật. Sự không đồng nhất về khuynh hướng tư tưởng ở chính văn và lời bình trong ¼ số truyện của Truyền kỳ mạn lục khiến người tìm hiểu phải đặt ra nghi vấn về việc ai đã viết những dòng bình luận đó.

3. Xem xét những ghi chép về Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục cũng như các văn bản tác phẩm hiện còn, người nghiên cứu chưa thể khẳng định rõ ràng rằng Nguyễn Dữ hay một người nào khác là tác giả của 19 lời bình. Việc xác định vai trò thực chất của những dòng bình luận đó lại có liên quan đến chuyện ai là người viết nên chúng. Trong khả năng của mình, chúng tôi đã đưa ra bốn giả thuyết về vấn đề này: 1 - Nếu Nguyễn Dữ là tác giả của các lời bình thì có thể đó mới chính là thông điệp đạo đức mà nhà văn muốn gửi gắm tới người đọc. 2 – Cũng có thể những lời bình đó được Nguyễn Dữ sử dụng như một thủ đoạn né tránh những cấm kị trong văn học và sự kiểm duyệt của bộ máy chính quyền, tạo cho tác phẩm vốn dĩ đã chứa đựng tiếng nói bất mãn với chế độ và chống đối lễ giáo phong kiến của mình một vỏ bọc tồn tại hợp pháp. 3 – Nếu những lời bình luận đó do một người khác viết nên thì đó có thể là cách tiếp nhận tác phẩm của một nhà nho chính thống nào đó. Sự khác nhau trong quan điểm của người này và Nguyễn Dữ đã dẫn đến sự không đồng nhất về thái độ đối với một số vấn đề ở chính văn và lời bình. 4 – Một người sống cùng thời hoặc sau Nguyễn Dữ đã giúp Truyền kỳ mạn lục được lưu truyền bằng những lời bình luận có khuynh hướng vãn hồi tính chính thống cho tác phẩm.

Tuy nhiên, dù những lời bình luận đó được Nguyễn Dữ hay một người nào khác viết ra với mục đích gì, vẫn không thể phủ nhận được giá trị của tập truyền kỳ này

97

trong văn học trung đại Việt Nam. Là một tác phẩm cải biên xuất sắc, Truyền kỳ mạn lục không chỉ đánh dấu một bước phát triển mới của truyện kỳ ảo, mà còn có ý nghĩa mở đầu cho thể truyền kỳ trong văn học viết dân tộc thời kỳ thứ nhất. Đồng thời, những yếu tố chính thống và phi chính thống ở Truyền kỳ mạn lục khiến tác phẩm này hiện diện như một bước quá độ từ một giai đoạn văn học đề cao mẫu hình thánh nhân quân tử sang một giai đoạn văn học đề cao mẫu hình con người trần thế.

Trong khi tìm hiểu hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi nhận thấy vấn đề này không chỉ liên quan tới hoạt động sáng tác, tiếp nhận thời trung đại mà còn liên quan đến những luật lệ văn học và thiết chế văn hoá của bộ máy cầm quyền. Do đó, đề tài còn có thể và nên được triển khai một cách rộng hơn với sự tìm hiểu kĩ càng những sinh hoạt văn chương, các cấm kị trong/ngoài văn học cũng như những hình thức đối phó với cấm kị của văn nhân ở thời kỳ này. Không khảo sát các vấn đề một cách đầy đủ, chúng tôi ý thức được những kết luận đưa ra không tránh khỏi sự phiến diện. Những hạn chế, thiếu sót ở luận văn này, chúng tôi xin được khắc phục ở những công trình sau với sự nỗ lực nhiều hơn.

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tác phẩm

1. Cù Hựu, Nguyễn Dữ (1999), Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục, NXB Văn học – Trung tâm Văn hoá và Ngôn ngữ Đông Tây, H.

2. Nguyễn Dữ (2001), Truyền kỳ mạn lục giải âm, Nguyễn Thế Nghi dịch từ nguyên tác chữ Hán sang văn Nôm, Nguyễn Quang Hồng phiên âm và chú giải, NXB Khoa học xã hội, H.

3. Nguyễn Dữ (2013), Truyền kỳ mạn lục, Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch, NXB Trẻ - NXB Hồng Bàng, Tp. HCM.

4. Kim Thời Tập (2004), Kim Ngao tân thoại, Toàn Huệ Khanh – Lý Xuân Chung dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.

5. Trần Nghĩa chủ biên (1997), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam (4 tập), NXB Thế giới, H.

6. Trần Thế Pháp (2013), Lĩnh Nam chích quái, Vũ Quỳnh – Kiều Phú nhuận chính, Đinh Gia Khánh – Nguyễn Ngọc San phiên dịch, NXB Trẻ - NXB Hồng Bàng, Tp. HCM.

7. Bùi Duy Tân chủ biên (1997), Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 6, NXB Khoa học xã hội, H.

8. Thi Nại Am (2011), Thuỷ hử (2 tập), Á Nam Trần Tuấn Khải dịch, NXB Văn học, H.

9. Vũ Trinh (2013), Lan Trì kiến văn lục, Hoàng Văn Lâu dịch, NXB Hồng Bàng, Gia Lai.

10. Tư Mã Thiên (2010), Sử ký, Phan Ngọc dịch, NXB Thời đại, H.

11. Lý Tế Xuyên (2012), Việt điện u linh, Trịnh Đình Rư dịch, Đinh Gia Khánh hiệu đính, NXB Hồng Bàng, Gia Lai.

12. 阮璵,傳奇傳錄, Bản chép tay, Thư viện Quốc gia, ký hiệu R.1624.

13. 阮嶼,傳奇漫錄, Bản in năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763), Thư viện Quốc gia, ký hiệu R.109.

14. 阮嶼,傳奇漫錄, Bản in năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774), Thư viện Viện Văn học, ký hiệu HN 257 – 258.

B. Bài viết, công trình nghiên cứu

15. Trần Thị An (2003), Quan niệm về thần và việc văn bản hoá truyền thuyết trong truyện văn xuôi trung đại, Tạp chí Văn học, số 3, tr. 35-44.

16. Nguyễn Thị Lam Anh (2013), Thể loại tự sự trong văn học cổ điển Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam qua khái niệm “tiểu thuyết”, “vật ngữ/monogatari”, “truyện”, Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á, Đoàn Lê Giang, Nhật Chiêu, Trần Thị Phương Phương tuyển chọn, NXB Văn hoá – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM, tr. 318-333.

99

17. Phạm Tú Châu (1987), Về mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại

Truyền kỳ mạn lục, Tạp chí Văn học, số 3, tr. 71-78.

18. Phạm Tú Châu (1999), Vài suy nghĩ về tiểu thuyết tình dục chữ Hán của Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, số 3, tr. 38-45.

19. Nguyễn Huệ Chi (2013), Tìm hiểu các dạng truyện kỳ ảo trong văn học trung đại và cận đại Đông Tây, Văn học cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hoá đến các mã nghệ thuật, NXB Giáo dục Việt Nam, H, tr. 1096-1116.

20. Ngô Thì Chí (1981), Bình bài phú Mộng Thiên Thai, Phạm Thị Tú dịch, Tạp chí Văn học, số 6, tr. 132-133.

21. Chung Vinh (2007), Thi phẩm tập bình, Nguyễn Đình Phức – Lê Quang Trường tuyển dịch, NXB Văn nghệ, Tp. HCM.

22. Phạm Nguyễn Du (1981), Đề tựa tập Tây Hỗ mạn hứng của Ninh Hy Chí, Đỗ Văn Hỷ dịch, Tạp chí Văn học, số 5, tr. 152, 159.

23. Trương Đăng Dung, Những giới hạn của phê bình văn học, http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=243

Cập nhật ngày 16/04/2012.

24. Trương Đăng Dung, Những giới hạn của cộng đồng diễn giải, http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=199

Cập nhật ngày 15/04/2012.

25. Lê Đạt (1996), Nhân Thánh Thán bình thơ Đường, Tạp chí Thơ, số 8, tr. 6-16.

26. Trịnh Bá Đĩnh chủ biên (2013), Lịch sử lý luận, phê bình văn học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H.

27. Lê Quý Đôn (2007), Kiến văn tiểu lục, Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, NXB Văn hóa thông tin, H.

28. Đoàn Lê Giang (2009), Bài tựa Vũ nguyệt vật ngữ và lời nguyền về hư cấu của tiểu thuyết, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9, tr. 109-111.

29. Đoàn Lê Giang (2010), Vũ nguyệt vật ngữ của Ueda Akinari và Truyền

Một phần của tài liệu Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)