Lời bình thể hiện một cách tiếp nhận văn học

Một phần của tài liệu Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn (Trang 91)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2.1.Lời bình thể hiện một cách tiếp nhận văn học

Tiếp nhận văn học luôn mang tính chủ quan. Phê bình cũng là một hình thức tiếp nhận, do vậy, ý kiến của người phê bình không phải lúc nào cũng thống nhất với quan điểm của người sáng tác nên tác phẩm đó. Nếu những lời bình ở cuối các thiên truyện trong Truyền kỳ mạn lục do một người khác sống cùng thời hoặc sau Nguyễn Dữ viết ra thì chúng cho thấy đó là một nhà nho chính thống. Người bình luận đã đứng trên lập trường Nho giáo để đánh giá các nhân vật bằng “ba thước gươm không tư vị”, ca ngợi, đề cao những nhân vật hành xử phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức đã được xác lập trong xã hội luân thường, phê phán, đả kích những nhân vật dám làm trái lễ giáo, và không quên nêu lên bài học đạo đức cần rút ra khi đọc tác phẩm – một nội dung thường thấy trong rất nhiều bài tựa, bạt thời trung đại. Người bình luận này có xu hướng hiểu khác chủ đề mà Nguyễn Dữ nêu lên ở một số truyện như Chuyện nàng Tuý Tiêu, Chuyện Lệ Nương…, cũng như có thái độ hoàn toàn khác nhà văn đối với vấn đề phụ nữ, tình yêu, người ẩn dật. Sự không thống nhất về quan điểm của người tiếp nhận và người sáng tác, cũng như sự khác nhau về quan điểm của nhiều người tiếp nhận với cùng một tác phẩm vốn dĩ là một điều bình thường. Nếu lời bình cuối truyện Chuyện người con gái Nam Xương và bài thơ đề ở miếu Vũ nương của vua Lê Thánh Tông đều khá thống nhất với khuynh hướng tư tưởng của Nguyễn Dữ ở phần chính văn là xót thương cho người thiếu phụ mệnh bạc và phê phán người chồng hồ đồ, phũ phàng, thì Nguyễn Công Trứ trong bài Vịnh Nam Xương liệt nữ có thái độ ngược lại:

Đọc đến truyện Nam Xương liệt nữ Dẫu tình ngay song lý cũng là gian Thực cùng chồng chi nỡ dối cùng con Gương nữ tắc trông vào chưa phải lẽ Đã có ngọn đèn chơi với trẻ

92

Tiếng phũ phàng chi nỡ trách đàn ông Trong mờ tối đèn ai nấy rạng

Bước chân ra chưa hề trông bóng thoáng Bến Hoàng Giang ai khéo hẹn hò cùng Mà gieo mình xuống chốn Long Cung Ngàn năm dầu đục dầu trong không bàn Dẫu tình ngay song lý vẫn gian

Rõ ràng, Nguyễn Công Trứ có ý khẳng định chính Vũ nương đã tự đẩy mình đến bi kịch vì hành động “tình ngay lý gian” đó, còn sự ghen tuông mù quáng của Trương sinh dường như lại được ông mặc nhiên coi là chuyện thường tình. Qua đây, có thể thấy, nếu những lời bình ở Truyền kỳ mạn lục không phải do Nguyễn Dữ viết ra, thì những nhận xét nhiều khi mâu thuẫn với phần chính văn ở tác phẩm này là một điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn (Trang 91)