Các hoạt động khai mỏ của ngƣời Hoa tại miền bắc Việt Nam có tác động không nhỏ tới đời sống chính trị - xã hội trong nƣớc, trực tiếp hay gián tiếp gây ra sự mất ổn định tại khu vực biên giới Việt - Trung.
Có thế thấy rằng, suốt chiều dài lịch sử, từ thời kỳ bắt đầu hình thành các nhà nƣớc sơ khai ở khu vực miền bắc Việt Nam cũng nhƣ miền nam Trung Quốc, các nhóm cƣ dân ở khu vực hai bên biên giới vẫn không nhừng phát triển và đƣợc quản lý một cách gián tiếp thông qua các thủ lĩnh địa phƣơng trong đó thái độ chính trị và vai trò của các thủ lĩnh địa phƣơng có tính chất quan trọng ảnh hƣởng đến hình thái khu vực biên giới cũng nhƣ có tác động nhất định đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Các chính quyền phong kiến của cả Việt Nam và Trung Quốc đều thực hiện chính sách vỗ về, ban tƣớc, phong thƣởng, chia sẻ các quyền lợi về kinh tế cho các thủ lĩnh cộng đồng cƣ dân vùng biên, biến họ trở thành chỗ dựa tin cậy, đảm bảo các vấn đề quốc phòng an ninh. Tuy nhiên quan hệ này lại tuỳ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử và cũng tuỳ vào sức mạnh của chính quyền ƣơng của cả hai phía. Trong một số thời điểm, các chính quyền phong kiến của Việt Nam và Trung Quốc đều tìm cách kiềm chế và hạn chế bớt các quyền lực của các thủ lĩnh địa phƣơng. Mối quan hệ phức tạp này đã diễn ra suốt một thời gian dài và hầu nhƣ các chính quyền phong kiến dù đã tìm nhiều phƣơng án khác nhau song chƣa bao giờ có thể trực tiếp kiểm soát toàn bộ khu vực biên giới một cách toàn diện và đầy đủ. Đó cũng là lý do để các nhóm ngƣời lao động và thƣơng nhân hai nƣớc có thể dễ dàng qua lại biên giới và thực hiện các hoạt động giao thƣơng hay khai thác tài nguyên ở bên kia biên giới.
Các Hoa thƣơng có gốc gác từ vùng Vân Nam hay từ các vùng mỏ khác ở biên giới đã tìm cách vƣợt biên mỗi khi việc thiết lập cơ sở tại Việt Nam gặp điều kiện dễ dàng. Mối liên hệ giữa các hoạt động khai mỏ, nguồn lợi khai mỏ và các mối quan hệ chính trị đƣợc phản ánh trong báo cáo của một quan lại ở Thái Nguyên vào năm 1739: “Hai châu Cảm Hoá và Bạch Thông tiếp giáp vào khoảng Lạng Sơn, Cao Bằng và Bảo Lạc, trƣớc đây không có đồn ải. Bọn dân ngoài giáo hoá của triều đình đi lại tự do. Phiên thần thì tự tiện vào kinh sƣ cầu may làm việc riêng tƣ mà việc tuần phòng canh giữ đều bê trễ, vì vậy xin lập đồn ở những đƣờng hiểm yếu để đóng giữ” [151, tr. 154]. Lời điều trần của của Bùi Sĩ Tiêm lên chúa Trịnh Doanh
81
còn cảnh báo mối nguy hại về anh ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ từ việc để ngƣời Hoa tràn ngập các mỏ ở miền Bắc Việt Nam: “núi sông chỗ hiểm chỗ bằng, đƣờng đi lối ngang lối tắt, núi cao đèo dốc, thung lũng sâu kín, hết thảy đều bị ngƣời nƣớc ngoài biết rõ và giữ lấy làm nơi nƣơng tựa” [15, tr. 263].
Các vƣơng triều Việt Nam thời kỳ này đều nhận thức đƣợc rằng nguồn gốc của sự bất ổn xã hội là do khủng hoảng về chính trị, sự ổn định về chính trị chính là cơ sở để khôi phục kỷ cƣơng xã hội. Do sự phức tạp về chính trị, xã hội của vùng thƣợng du phía Bắc, trong đó có vai trò không nhỏ của các thổ tù, quan lại địa phƣơng, các thƣơng nhân, lao động ngƣời Hoa sinh sống rộng khắp các tỉnh vùng biên, chính quyền Lê - Trịnh phải thực thi nhiều biện pháp vừa mềm dẻo vừa cƣơng quyết với các thế lực vùng biên viễn và chính quyền phƣơng Bắc [71, tr. 17]. Sau cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, để yên lòng dân vùng biên giới, chiêu nạp các thủ lĩnh địa phƣơng đồng thời để chấm dứt tình trạng “khi theo Lào, lúc phụ về Trung Quốc”, chúa Trịnh đã “tha tội cho các tù trƣởng và vẫn cho làm các thổ tù; tha các hạng thuế về năm ấy cho các châu thuộc Hƣng Hóa và cả ngƣời Nùng cùng các dân Mán, Xá. Lại miễn cho những tiền thuế đã bỏ thiếu từ trƣớc; cấm không đƣợc tự tiện mua hàng hóa của nƣớc ngoài. Còn dân châu Mộc, châu Việt đã di cƣ sang Trung Quốc, cho trở về thuộc quyền quan trấn cai quản. Các thổ binh thì ƣớc tính các suất, chia ra từng hiệu quân để tự coi giữ lấy. Cấm dân các châu Lai, châu Luân, châu Chiêu Tấn, châu Quỳnh Nhai không đƣợc ăn mặc lối Trung Quốc và nộp thuế cho Trung Quốc” [14, tr. 167]. Trên thực tế, chính quyền Lê - Trịnh đã phải dùng nhiều biện pháp chính trị, quân sự, ngoại giao để giữ yên vùng biên giới. [71, tr. 17].
Sách Hưng Hóa phong thổ lục do Đại Nam Nhất thống chí dẫn lại viết rằng hai động Phong Thu (Phong Thổ) và Bình Lƣ của châu Chiêu Tấn và động Hòa Lai của Lai Châu đã từng bị quan lại biên giới nƣớc Thanh ép mỗi động hàng năm phải nộp 220 lạng bạc. Ở nhiều vùng biên giới, nhân dân phải thƣờng xuyên “nộp thuế hai nơi”, tức là cho cả chính quyền Trung Quốc [71, tr. 18]. Trong các mối quan hệ chính trị, xã hội phức tạp, để duy trì sự ổn định ở vùng biên, chính quyền Lê - Trịnh đã cấm các thổ tù không đƣợc cƣớp bóc, gây mối thù hận. Tuy luôn tỏ thái độ tôn trọng “quyền tự trị” của các thủ lĩnh địa phƣơng nhƣng trong không ít trƣờng hợp, để thể hiện uy lực của chính quyền trung ƣơng, triều đình Thăng Long cũng quy định nếu không có sự chấp thuận của triều đình thì không đƣợc tự ý chuyển quyền lực cho con... Nhƣ vậy, bằng các biện pháp chính trị, chính quyền Lê - Trịnh đã có
82
thể chi phối truyền thống thế tập của các dòng họ lớn đồng thời là các thế lực vùng biên viễn. Với các biện pháp này, “từ đó, trấn Hƣng Hóa đƣợc yên” [14, tr. 167].
Thực tế cho thấy, từ giữa thế kỷ XVII đến những thập niên đầu thế kỷ XVIII, tình hình chính trị, xã hội Đàng Ngoài khá ổn định và phát triển, chứng tỏ tính hiệu quả của một số chính sách xã hội để đối phó với sự phức tạp của các vùng biên viễn, nơi diễn ra các hoạt động khai khoáng với sự tham gia đông đảo của các lực lƣợng ngƣời Hoa. Tuy nhiên, sự ổn định đó chỉ có tính chất tạm thời, vì trên thực tiễn, nhiều chính sách tỏ ra bất cập, nhất là những chính sách đƣợc ban bố từ giữa thế kỷ XVIII. Ngay cả những chính sách trƣớc đó đã từng mang lại kết quả nhƣng về sau, khi triều đình dần đi vào khủng hoảng và suy yếu, bộ máy hành chính không còn đủ sức mạnh, trong khi đó xã hội Việt Nam có những thay đổi mạnh mẽ đã làm cho những chính sách đó trở nên không còn phù hợp trong tình hình mới. Ví dụ nhƣ “phép đoàn kết” đƣợc đặt ra đầu thế kỷ XVIII, sau một thời gian đã dẫn đến tình trạng: “Đảng dân tụ họp, cƣớp bóc ban ngày càng dữ…Triều đình buộc phải bãi bỏ lệnh chỉ đã ban hành và bắt dân nộp vũ khí” [151, tr.158]. Đến năm 1772, Trịnh Sâm ra lệnh: trừ các dân ở biên trấn, còn tất cả dân chúng đều bị cấm tàng trữ binh khí [155, tr.702].
Sau khi phải đối phó với nhiều cuộc nổi loạn hay thanh toán lẫn nhau của các bè đảng hay của các phu mỏ Trung Quốc trong các hầm mỏ hay các khu vực rừng sâu, núi cao mà nhà nƣớc khó bề kiểm soát chặt chẽ, chính quyền Lê - Trịnh đã phải tăng cƣờng chính sách đồng hoá và kiểm soát ngƣời Hoa nhập cƣ, đƣa ra những chính sách khắt khe mang tính bắt buộc nhƣ ngƣời Hoa di cƣ sống thƣờng xuyên tại Việt Nam phải theo luật lệ, lối sống thậm chí cả cách ăn mặc của ngƣời Việt Nam “Nếu có ngƣời nào tình nguyện ở lại nƣớc ta, thì phải để tóc và đổi y phục, nhập tịch làm dân nƣớc ta, mới cho đƣợc cùng với ngƣời Nùng Hóa vi đào mỏ chịu thuế” [15, tr. 264]. Bên cạnh đó, triều đình Lê - Trịnh cũng đánh thuế cáo và không cho phép kinh doanh, truyền bá sách báo, văn hoá phẩm Trung Hoa tại Việt Nam.
Sang nửa đầu thế kỷ XIX, do chính sách quản lý chặt chẽ của triều đình nhà Nguyễn, nhiều mỏ khai thác không có hiệu quả thƣờng phải đóng cửa. Việc một mỏ bị đóng cửa đồng nghĩa với việc hàng trăm công nhân vốn chỉ quen với việc khai khoáng không có việc làm và trở thành những ngƣời phiêu tán, cƣớp bóc để kiếm sống. Có thể kể đến cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân. Vị thủ lĩnh ngƣời Tày này đã chiêu mộ nghĩa quân gồm nhiều ngƣời Thổ, Mán sở tại và ngƣời Thanh ở các mỏ vàng, mỏ bạc, mỏ sắt đã kéo đến tỉnh thành Thái Nguyên gây rối, năm 1833. Cũng
83
trong thời gian ấy, Lê Văn Khoa là em của Nông Văn Vân đã chiêu mộ phủ mỏ hơn 3000 ngƣời đều là ngƣời Thanh và liên kết với thổ ti Lạng Sơn dụ dỗ dân địa phƣơng đi theo. Đến năm 1834, tình hình bất ổn đến nỗi Tổng đốc Hải An là Nguyễn Công Trứ phải kêu lên rằng: “ngƣời Thanh làm mỏ mỗi nới tụ tập sinh sống đến bảy tám trăm ngƣời và giặc Vân đi đến đâu chém giết bừa bãi đến đấy đều do bọn này kết đảng giúp nó” và đề nghi đóng lấp các mỏ và đuổi ngƣời Hoa về nƣớc. Những sự việc này cho thấy những tác động tiêu cực của hoạt động khai mỏ, trong đó có sự tham gia của lao động ngƣời Hoa, đối với đời sống kinh tế và tình hình chính trị khu vực biên giới phía bắc Việt Nam dƣới triều Nguyễn.
Đề cập đến những bất ổn do ngƣời Hoa gây ra đối với an ninh và chủ quyền lãnh thổ, không thể không nói tới mƣu đồ thôn tính lãnh thổ Đại Việt của các thế lực bành trƣớng phƣơng Bắc. Có lẽ sức hấp dẫn của các mỏ kim loại ở Tụ Long là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc tranh chấp quyền kiểm soát khu vực này giữa chính quyền nhà Thanh và chính quyền Đại Việt. Mỏ đồng Tụ Long giàu có của trấn Tuyên Quang vốn là một “kho của” trên cƣơng vực Việt Nam. Mỏ ở các vùng biên giới có quá nhiều ngƣời Hoa (Triều Châu) sang khai thác làm mất ổn định trật tự địa phƣơng và thất thoát tài nguyên không kể xiết. Theo
Lịch Triều Tạp kỷ của Ngô Cao Lãng, năm 1688 đời vua Lê Hy Tông và chúa Trịnh Căn – thổ quan phủ Khai Hóa thuộc tỉnh Vân Nam bên Trung Quốc xâm lấn 3 châu Vị Xuyên, Thủy Vĩ và Bảo Lạc thuộc xứ Tuyên Quang của ta. Họ cho đặt sở tuần ty để thu thuế ở các châu nói trên, trong đó có mỏ đồng Tụ Long. Bấy giờ, nƣớc ta đã nhiều lần đem việc ấy phi tấu lên vua nhà Thanh. Nhƣng viên quan do vua nhà Thanh sai đến để khám xét, lại bênh vực và bào chữa cho thổ quan phủ Khai Hóa, phụ họa cái thuyết cho rằng nƣớc ta xâm lấn nội địa Trung Quốc. Ngƣời Thanh tự lập mốc ở Đồng xƣởng tức mỏ đồng Tụ Long, xây dựng cửa ải, đắp bờ đƣờng ngăn biên giới hai nƣớc. Nƣớc ta bị mất đất đai vùng mỏ đồng Tụ Long khoảng 40 dặm ta. Chính quyền Lê - Trịnh phải nhiều lần đem binh phản kháng việc ngƣời Thanh chiếm đóng vùng Tụ Long của ta và đƣa thƣ sang nhà Thanh để tranh luận về biên giới giữa trấn Tuyên Quang nƣớc ta và phủ Khai Hóa của Trung Quốc. Sau nhiều lần hội đàm tranh biện cuối cùng vào năm 1728, chính quyền nhà Thanh buộc phải thừa nhận chủ quyền của Đại Việt ở khu vực Tụ Long.