0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Chính sách quản lý đối với hoạt động khai mỏ của chính quyền Lê Trịnh

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ CỦA NGƯỜI HOA Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX (Trang 37 -37 )

dƣới thời kỳ Lê – Trịnh thế kỷ XVII - XVIII

2.1.1. Chính sách quản lý đối với hoạt động khai mỏ của chính quyền Lê - Trịnh Trịnh

Ở Đại Việt, năm 1527, nhà Lê sơ sụp đổ, nhà Mạc lên nắm quyền. Năm 1592 họ Trịnh đánh đổ họ Mạc, chiếm lại Thăng Long và đƣa vua Lê trở về kinh thành. Đây là năm mở đầu cho thời kỳ đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam: thời kỳ Vua Lê - Chúa Trịnh mà chúng ta thƣờng gọi là thời kỳ Lê - Trịnh (1592-1789). Sự mâu thuẫn giữa hai cận thần của nhà Lê Trung hƣng là Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng đã mở đầu cho sự phân chia hai miền đất nƣớc thành hai miền lãnh thổ với hai chính quyền riêng biệt. Các chúa Trịnh nắm quyền ở Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Vua Lê chỉ có danh vị Hoàng đế trên danh nghĩa [153, tr. 17-62]. Thời kỳ Đại Việt chia đôi Đàng Ngoài và Đàng Trong cũng là thời kỳ hoạt động thƣơng mại sôi động khi cả hai Đàng đều tham gia vào hệ thống thƣơng mại thế giới bởi các thƣơng nhân Châu Âu, Nhật Bản, Trung Hoa đến Đại Việt buôn bán. Trong suốt gần nửa thế kỷ (1627-1672), với 7 lần giao tranh không phân thắng bại, nhà Trịnh phải lui về phía bắc sông Gianh (vĩ tuyến 17) đóng bản doanh và lấy dòng sông này làm giới tuyến. Trong lịch sử Việt Nam, tính từ năm 1672 một thế cục phân cát kéo dài giữa hai miền đã xuất hiện (1672-1789). Không dừng lại ở đó, vào cuối thế kỷ XVIII xã hội Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra những biến động lớn bởi sự xâm lƣợc của nhà Thanh (1788-1789), rồi phong trào Tây Sơn nổi lên từ Bình Định đánh đuổi quân Thanh ở phía Bắc, diệt trừ quân Xiêm ở phía Nam đồng thời đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nƣớc.

Trong quan hệ bang giao với Trung Hoa, chính quyền Lê - Trịnh thực hiện chính sách giao hảo với nhà Minh, sau này là nhà Thanh. Khi khi nhà Minh sụp đổ, chính quyền Lê - Trịnh tiếp tục cử sứ giả sang Trung Hoa xin nộp lễ cống hàng năm. [155, tr. 296]. Do chính sách đối ngoại nhu nhƣợc với nhà Thanh, trong suốt gần hai thế kỷ cầm quyền, chính quyền Lê - Trịnh đã để mất một số đất đai ở biên giới phía Bắc vào tay bọn quan lại thổ ty nhà Thanh.

38

Mặt khác, do chính sách quản lý lỏng lẻo các miền phiên trấn của chính quyền Lê - Trịnh chỉ cho cac quan ở nội trấn hay triều thần ở kinh đô đứng ra cai quản, đã là cơ hội tốt cho những quan quân nhà Minh ở vùng biên giới tiến sang xâm lấn, cƣớp phá. Thêm vào đó là những lực lƣợng đối lập với nhà Lê - Trịnh nhƣ những dƣ đảng của họ Mạc hoặc họ Vũ ở Cao Bằng cũng đang ráo riết hoạt động ở biên giới dựa vào thế lực của nhà Thanh để quấy rối” [153, tr. 106]. Nhiều vùng đất của Việt Nam bị thổ ty ngƣời Thanh xâm chiếm có những nơi có nhiều khoáng sản quý hiếm. Phải đến năm 1728, triều đình Lê - Trịnh mới đòi lại đƣợc một phần đất đai, trong đó có mỏ đồng Tụ Long, “lập mốc giới, lấy sông Đổ Chú làm ranh giới” [155, tr. 467]. Từ đó tình hình trong nƣớc mới tạm yên ổn.

Trong phát triển kinh tế, trên cơ sở những biến chuyển từ thời Mạc và những tác động từ môi trƣờng kinh tế quốc tế, vào thế kỷ XVI-XVII, chính quyền Lê - Trịnh cũng đã sớm nhận thức đƣợc những nguồn lợi từ kinh tế công thƣơng và có những biện pháp tƣơng đối tích cực khuyến khích các ngành kinh tế này phát triển. Tuy nhiên do những sức ép chính trị liên tục từ phƣơng Bắc, sự gắn kết quá sâu với đồng đất, với tƣ duy nông nghiệp, với hệ tƣ tƣởng Nho giáo… nên chính quyền Lê - Trịnh đã không thể đƣa xã hội Đàng Ngoài đến những thay đổi về chất, thực sự tạo nên những chuyển biến căn bản trong lịch sử Việt Nam [65]. Một số chính sách nhằm phát triển các ngành thủ công nghiệp, trong đó có công nghiệp khai khoáng, của chính quyền Lê - Trịnh đã đƣợc luận văn đề cập chi tiết ở chƣơng một, phần này chỉ đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội của Đàng Ngoài nói chung.

Tại Trung Hoa, năm 1644 ngai vàng của nhà Minh sụp đổ. Quân Mãn Thanh đƣợc hậu thuẫn của một số phần tử ngƣời Hán vào xâm lƣợc Trung Quốc. Ở phía Nam Trung Quốc, những quan lại cũ của triều Minh lập phong trào phản Thanh phục Minh nhƣng rồi thất bại. Năm 1662, vị vua cuối cùng của triều Minh lánh nạn ra nƣớc ngoài rồi bị bắt, kết thúc triều đại nhà Minh. Triều Thanh thành thành lập, tuy làm chủ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc nhƣng liên tục phải đối phó với phong trào nổi dậy của nhân dân Trung Quốc chống ách thống trị của phong kiến ngoại tộc, vì vậy chƣa thể thực hiện các âm mƣu bành trƣớng xuống phía Nam. Để vỗ về Đại Việt, ngay từ khi mới lên nắm quyền, nhà Thanh dã cho sứ giả mang bạc và lụa sang tặng cho Đại Việt [155, tr. 214 - 215]. Chính sách đối ngoại mang tính chất “vỗ về” với Đại Việt phần nào tác động tới các tình hình phát triển kinh tế và giao lƣu thƣơng mại giữa các địa phƣơng phía Nam Trung Hoa với Đàng Ngoài của Đại Việt.

39

Đề cập đến mối liên hệ kinh tế giữa vùng biên giới hai nƣớc, có thể nhận thấy đó là mối liên kết xuất phát từ nhu cầu chung của cả thƣơng nhân hai nƣớc: đó là việc trao đổi các nguồn nguyên liệu và tiền tệ. Ở Trung Quốc, thế kỷ XVIII đánh dấu một bƣớc phát triển vƣợt bậc của những mầm mống kinh tế tƣ bản chủ nghĩa trên nhiều khía cạnh của đời sống. Sự phát triển nền kinh tế hàng hoá kéo theo những yêu cầu cung ứng về nguồn nguyên liệu và tiền tệ trong khi nguồn cung là bạc và đồng bị hạn chế. Điều này đã thôi thúc các triều đại Trung Hoa đi tìm nguồn lợi từ các vùng đất phía nam, trong đó Vân Nam, khu vực giàu tài nguyên khoáng sản đã đóng góp một khối lƣợng thuế chiếm trung bình khoảng hơn 50% các khoản thuế đóng góp cho triều đình nhà Thanh từ các loại khoáng sản vàng, bạc, đồng và kẽm. Khác với số lƣợng các mỏ bạc tƣơng đối dồi dào thì số lƣợng các mỏ đồng ở miền bắc Trung Quốc là tƣơng đối ít ỏi, do đó trong các thời kỳ trƣớc, lƣợng tiền đồng lƣu thông trên thị trƣờng Trung Quốc phụ thuộc một cách đáng kể vào việc nhập khẩu tiền đồng từ Nhật. Một sự kiện ở Đại Việt cho biết rằng, năm 1774, nhà Trịnh đã tìm thấy hơn 300.000 quan tiền đồng trong kho của họ Nguyễn tại Huế mà theo Lê Qúy Đôn thì đó là những đồng tiền Trung Hoa thời Tống (960-1279). Nhƣng theo phân tích của Li Tana thì thực chất những đồng tiền này đƣợc đúc tại Nagasaki giữa các năm 1659 và 1684 và nhái lại đồng Shofu gempo của Nhật Bản, một trong những đồng tiền Nhật phổ biến nhất đƣợc đúc theo đồng tiền của Trung Hoa thời Tống và Minh [84, tr. 270]. Phát hiện này càng cho thấy sự phụ thuộc ngày càng lớn của Trung Hoa trong việc nhập khẩu tiền đồng từ Nhật Bản. Vào thế kỷ XVII, riêng số lƣợng đồng mà Trung Quốc nhập khẩu của Nhật Bản đã gấp đôi số lƣợng đồng của các thƣơng nhân châu Âu mua của Nhật Bản. Tuy nhiên, số lƣợng đồng nhập khẩu từ Nhật Bản lại không ổn định một phần là bởi chính quyền Nhật Bản lại giới hạn thƣơng mại Trung - Nhật chỉ còn 600.000 lạng bạc (1685). Năm 1679, chính quyền nhà Thanh ban hành một quy định mới nhằm khuyến khích các hoạt động khai mỏ trong đó nêu rõ nhân dân có thể tự do khai mỏ đồng và chì trong đó 20% sản lƣợng thu đƣợc sẽ đƣợc coi nhƣ là thuế đóng góp cho nhà nƣớc; còn lại 80% số sản phẩm thu đƣợc sẽ đƣợc bán tự do ra thị trƣờng tự do [90, tr. 29]. Chính sách này của nhà Thanh đã tạo ra một sự bùng nổ mạnh mẽ của hoạt động khai khoáng ở Vân Nam, nơi có một số lƣợng các mỏ đồng dồi dào chƣa đƣợc khai thác. Từ năm 1705, từ lúc mới chỉ có 15 mỏ đồng đầu tiên đƣợc khai thác thì đến những năm cuối của thế kỷ XVIII số lƣợng mỏ đồng đƣợc khai thác ở Vân Nam đã lên tới hơn 40 mỏ song đây là chỉ là những báo cáo từ các mỏ lớn, còn nếu

40

tính cả số lƣợng những mỏ nhỏ, theo những thống kê từ các tài liệu địa chí địa phƣơng thì con số này có thể lên tới 300 vào giai đoạn phát triển cao nhất dƣới thời Càn Long.

Trong khoảng từ năm 1740 đến 1810, số lƣợng đồng khai thác hàng năm ở Vân Nam đã lên tới 10 triệu cân mỗi năm. Hệ quả là chỉ trong một thời gian ngắn, nền công nghiệp khai mỏ đồng ở Vân Nam đã trở thành một miền đất hứa cho nhiều tầng lớp cƣ dân ngƣời Hán di cƣ. Sự phát triển của nền công nghiệp khai mỏ ở Vân Nam đã tạo ra những tác động thực sự đối với sự phát triển của vùng đất này cũng nhƣ đối với các khu vực phụ cận. Song ngƣợc lại cũng cần thấy rằng sự bùng phát của dân cƣ và khai mỏ ở Vân Nam cũng đã tạo ra những thách thức mới. Sự gia tăng của số lƣợng dân cƣ cũng nhƣ việc khai thác một cách quá mức đã khiến cho hoạt động khai thác đồng ở khu vƣc này dần không còn là một lĩnh vực hấp dẫn nữa nhất là khi giá cả lƣơng thực thực phẩm và lao động ngày càng tăng cao. Điều này cũng khiến những nhà đầu tƣ và ngƣời ngƣời khai mỏ Trung Quốc bắt đầu thâm nhập vào các vùng đất bên ngoài Trung Quốc, giáp với Vân Nam và cũng có nguồn tài nguyên giàu có tƣơng tự.

Trong khi đó ở Đại Việt, biện pháp lớn nhất của chính quyền Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII - XVIII là thực hiện chính sách “mở cửa”, thông thƣơng với các nƣớc, tạo đà cho việc kích thích các ngành thủ công nghiệp phát triển. Để phát triển công thƣơng nghiệp, các chúa Trịnh đã thực hiện chế độ giảm bớt các loại thuế dung, thuế điệu cho ngƣời sản xuất thủ công nghiệp. Đối với nghề khai thác mỏ, triều đình Lê - Trịnh thực hiện phƣơng thức quản lý và tổ chức sản xuất kết hợp giữa Nhà nƣớc, quan lại và cả thƣơng nhân nƣớc ngoài. Nhƣ đã nói ở trên, nghề khai mỏ là một trong những ngành kinh tế quan trọng và có lịch sử phát triển lâu đời ở nƣớc ta. Đàng Ngoài có tiềm năng khoáng sản phong phú, tập trung chủ yếu ở miền núi cao phía Bắc, dọc biên giới Việt - Trung.

Hàng loạt các mỏ kim loại, đặc biệt là đồng, đã đƣợc thăm dò khai thác trong thế kỷ XVII - XVIII. Đó là các mỏ đồng ở một số địa phƣơng nhƣ Tuyên Quang, Hƣng Hoá; mỏ vàng, kẽm, thiếc ở Thái Nguyên. Từ nửa đầu thế kỷ XVII, triều đình Lê - Trịnh đã chú ý đến việc khai thác mỏ để phục vụ chiến tranh và quốc dụng. Nhƣng do những điều kiện khách quan nhƣ cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài gây nên sự bất ổn ở khu vực miền núi, các thổ tù ở đây chỉ chịu sự ràng buộc lỏng lẻo nên triều đình không thể quản lý. Việc khai thác mỏ ở các khu phần lớn còn thả nổi cho tƣ nhân khai thác tự do rồi nộp một phần thuế cho

41

triều đình. Vì vậy dẫn đến tình trạng "thuế nộp mƣời phần chỉ đƣợc một phần" nhƣ nhà sử học Phan Huy Chú từng xót xa [15, tr. 262].

Từ nửa sau thế kỷ thứ XVII, tình hình chính trị tạm ổn định, Nhà nƣớc có điều kiện quan tâm thích đáng và chú ý vào công cuộc khai thác khoáng sản, hạn chế đƣợc những hiện tƣợng tiêu cực trong nghề khai thác. Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở Đàng Ngoài cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển về khai mỏ. Sang thế kỷ XVIII, Nhà nƣớc bắt đầu thi hành chính sách quản lý chặt chẽ các trƣờng mỏ từ khâu khai thác, sản xuất, vận chuyển đến mua bán. Chính quyền Đàng Ngoài cố gắng khẳng định độc quyền quản lý việc khai thác các mỏ. Điều này đƣợc thể hiện qua chế độ quản giám thực hiện từ năm 1760. Trong đó, thành phần các quản giám thuộc ba tầng lớp: các vƣơng hầu, quý tộc; các quan lại triều đình tự nguyện xin tổ chức khai khoáng và quan lại địa phƣơng. Theo quy định "mỗi viên quản giám một hoặc hai trƣờng mỏ, cho xuất vốn riêng mộ ngƣời đến khai thác". Nhà nƣớc cũng quy định: ngƣời muốn khai thác bất kỳ mỏ nào đều phải có đơn xin phép và đƣợc chính quyền chấp nhận mới đƣợc tiến hành hoạt động. Năm 1728, bằng đấu tranh ngoại giao kết hợp với quân sự, triều đình Lê - Trịnh mới đòi lại đƣợc mỏ đồng Tụ Long ở Tuyên Quang bị nhà Thanh chiếm vào những năm cuối thế kỷ XVII. Đây là mỏ đồng quý, có trữ lƣợng lớn nhất Đàng Ngoài lúc bấy giờ.

Một chính sách đáng chú ý của chính quyền Lê- Trịnh đối với ngành khai mỏ lúc bấy giờ là cho phép ngƣời chủ mỏ tự bỏ vốn ra thuê ngƣời khai thác. Điều này đã tạo điều kiện cho sự tham gia với tƣ cách tƣ nhân của các quan lại triều đình và thổ tù địa phƣơng. Đặc biệt, thƣơng nhân Trung Quốc cũng đƣợc phép đứng ra khai thác. Bởi những lực lƣợng này mới đủ vốn thuê nhân công cũng nhƣ trình độ, kinh nghiệm tổ chức các trƣờng mỏ. Đây có thể coi là một biện pháp khá táo bạo của chính quyền Đàng Ngoài nhằm phát triển ngành thai thác mỏ. Nhờ vậy, đông đảo di dân Trung Hoa có mặt ở khắp Việt Nam. Theo Ngô Thời Sĩ thì Hoa Kiều ở Đàng Ngoài có đến 5, 6 vạn, ở Hội An cũng đến 6000, ngoài ra ở các thành thị khác không kể hết [92, tr. 60-68]. Không có số liệu cụ thể về Hoa kiều ở vùng biên giới phía bắc nhƣng nếu theo Ngô Thời Sĩ thì trong số 5, 6 vạn ngƣời này, “phần lớn làm nghề khai mỏ”. Và đa số họ là thƣơng nhân và phu mỏ ở miền Vân Nam, Quảng Tây, Triều Châu, Thiều Châu qua biên giới đến ngụ ở sáu trấn Lạng, Thái, Tuyên, Hƣng, Cao, Quảng để “khai mỏ lấy của” [81, tr. 56]. Chính sách mở cửa của triều đình Việt Nam đối với Hoa thƣơng tuy dem lại khoản thuế không nhỏ cho nhà nƣớc nhƣng cũng mất rất nhiều vào tay thƣơng nhân Trung Quốc do trình độ quản lý hạn chế.

42

Sau một thời gian bị đình trệ, khoảng từ năm 1756 trở đi, các hoạt động khai mỏ đã đƣợc phục hồi ở Đàng Ngoài. Năm 1757, Biên thú châu Vị Xuyên là Hoàng Văn Kỳ xin khai lại mỏ đồng Tụ Long. Chúa Trịnh chuẩn uy và cử thêm quan giám đƣơng ở Hộ phiên và quan liêu thủ Tuyên Quang cùng trông nom việc khai thác ở đây. Cũng năm 1757, Huấn Trung hầu Nguyễn Đình Huấn xin khai mỏ đồng Xảng Mộc ở Thái Nguyên. Hai năm sau, ông lại xin khai thác hai mỏ đồng nữa ở Liêm Tuyền và Yên Hân cũng thuộc Thái Nguyên. Năm 1759, Hán Trung hầu Nguyễn Phƣơng Đỉnh xin khai mỏ đồng Trình Lạn ở Hƣng Hoá. Quan Đề lĩnh Nguyễn Danh Thƣởng xin khai mỏ đồng Hoài Viễn ở Lạng Sơn. Liêu thủ Bùi Thế khanh đứng ra xin khai thác ba mỏ trong ba năm: Năm 1756 xin khai mỏ kẽm ở Côn Minh, năm 1758 xin khai mỏ vàng ở Kim Mã và Tam Lộng, năm 1759 xin khai mỏ thiếc ở Vụ Nông. Năm 1762, Nhà nƣớc cho phép khai mỏ đồng, bạc, gang, diêm tiêu ở Thƣợng Giả (Thái Nguyên), Trình Lạm (hƣng Hoá), Tiên Nông (Phú Thọ). Kết quả là đến cuối thế kỷ XVIII, "ở Đàng Ngoài đã có tới 74 mỏ gồm 11 loại khoáng sản đƣợc khai thác" [166, tr.66].

Với sự cho phép của Triều đình phong kiến Việt Nam, tại một số mỏ do thƣơng nhân Trung Quốc đứng ra khai thác, nhân công lao động phần lớn là ngƣời Hoa. Những thợ mỏ Trung Quốc có tay nghề cao, có kinh nghiệm khai thác và làm việc theo phƣơng

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ CỦA NGƯỜI HOA Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX (Trang 37 -37 )

×