2.2.1. Chính sách quản lý đối với hoạt động khai mỏ của nhà Nguyễn
Triều Nguyễn nắm quyền điều hành đất nƣớc sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nguyễn Ánh tự đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn. Về đối nội, nhà Nguyễn củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng, suy vong. Năm 1831-1832, Minh Mạng đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính địa phƣơng, xóa bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh. Đối với vùng thƣợng du, Minh Mạng chủ trƣơng nhất thể hóa về mặt hành chính cùng với miền xuôi. Năm 1829, Nhà nƣớc bỏ lệ thế tập các thổ ti ở vùng dân tộc ít ngƣời, cho quan địa phƣơng chọn cử những “thổ ti, hào mục... thanh liêm, tài năng cần cán đƣợc dân tin phục “làm Thổ tri châu, Thổ tri huyện. Nhà Nguyễn cũng phân chia đất nƣớc thành các châu, huyện lớn nhỏ theo diện tích và đinh số. Vua Minh Mạng còn cho đặt chế độ lƣu quan ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, nhằm trực tiếp khống chế các thổ quan và tiến hành thu thuế các loại nhƣ miền xuôi. Về đối ngoại, trong quan hệ bang giao với Trung Quốc, sau khi đánh bại đƣợc triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh cử sứ đoàn sang
58
nhà Thanh xin cầu phong, quốc ấn và quốc hiệu. Về quan hệ với các nƣớc phƣơng Tây, nhà Nguyễn giữ quan hệ tốt với nƣớc Pháp, nhƣng lạnh nhạt dần với các nƣớc phƣơng Tây khác. Chủ trƣơng “đóng cửa”, cự tuyệt quan hệ với các nƣớc phƣơng Tây đƣợc duy trì cho đến lúc bùng nổ cuộc xâm lƣợc của thực dân Pháp.
Về kinh tế, việc trao đổi buôn bán với thƣơng nhân nƣớc ngoài dƣới triều Nguyễn suy giảm. Nhà Nguyễn chủ trƣơng “đóng cửa”, không buôn bán với các nƣớc phƣơng Tây. Khách thƣơng chủ yếu là ngƣời Hoa, Xiêm, Mã Lai. Các đô thị cũ nhƣ Hội An, Thanh Hà, Phố Hiến không có điều kiện hồi phục, chỉ còn xuất hiện một vài cửa hàng buôn của ngƣời Hoa. Bộ phận thủ công nghiệp nhà nƣớc thời Nguyễn giữ một vị trí quan trọng. Nó chịu trách nhiệm chế tạo mọi thứ cần dùng cho bộ máy vua quan, hoàng gia, đóng thuyền, đúc tiền, đúc súng v.v.. Năm 1803, Gia Long cho lập xƣởng đúc tiền ở Thăng Long gọi là Bắc Thành tiền cục. đến 1813 lại dời về chỗ mà bây giờ là phố Tràng Tiền, Hà Nội [134, tr. 47]. Từ 1812, nhà Nguyễn cho đúc thêm tiền kẽm bên cạnh tiền đồng.
Về chính sách với Hoa kiều, sự nhập cƣ ồ ạt của ngƣời Hoa và sự hình thành các cộng đồng của họ nhƣ một thực thể dân cƣ tƣơng đối ổn định trong cơ cấu dân cƣ - dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XVII, một phần là kết quả của chính sách đón tiếp “nồng hậu” của chúa Nguyễn và sau đó là triều Nguyễn đối với những di dân ngƣời Trung Hoa. Ngƣời Trung Hoa không những đƣợc phép cƣ trú vĩnh viễn tại Việt Nam mà họ còn nhận đƣợc rất nhiều ƣu đãi từ phía chúa Nguyễn (1592 – 1771) và sau đó là triều đình Nguyễn nhƣ đƣợc hƣởng quyền công dân nhƣ ngƣời Việt Nam (nếu có nguyện vọng sinh sống lâu dài), không phải làm nghĩa vụ quân dịch và lao động công ích, đƣợc trao quyền thu thuế đối với những ngƣời giỏi nghề buôn bán và giao dịch, họ còn đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi khác trong lĩnh vực kinh tế…
Nhà Nguyễn cũng cho phép ngƣời Hoa đƣợc lập nên những Bang hội truyền thống của họ. Tổ chức đồng hƣơng (Bang) của ngƣời Hoa đầu tiên đƣợc thành lập ở Việt Nam vào năm 1787. Vào năm 1814, dƣới thời vua Gia Long (1802 – 1819), tổ chức Bang đƣợc chính thức hóa về mặt pháp lý. Bang đƣợc thành lập dựa trên cơ sở đồng hƣơng, đồng phƣơng ngữ, nhằm mục đích bảo vệ sự an toàn tính mạng, của cải vật chất của ngƣời Trung Hoa di cƣ trên đất khách quê ngƣời. Mặt khác, thông qua các Bang, nhà Nguyễn có thể quản lý việc làm ăn, sinh hoạt và đi lại của ngƣời Hoa một cách dễ dàng hơn. Nhờ những chính sách tƣơng đối cởi mở của triều Nguyễn thời kỳ đầu nắm quyền, rất nhiều ngƣời Hoa di cƣ đã tạo dựng đƣợc cơ
59
nghiệp một cách vững chắc ở Việt Nam. Điều này đã thu hút thêm những làn sóng di cƣ mới của ngƣời Hoa đến Việt Nam, công việc buôn bán phát đạt của ngƣời Hoa đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên những trung tâm buôn bán, những đô thị sầm uất ở những nơi họ sinh sống [53]; [39, tr. 55 - 60].
Ngành công nghiệp quan trọng là khai mỏ do nhà nƣớc quản lí. Theo Đại Nam hội điển (Q.42) thì trong khoảng nửa đầu thế kỷ XIX, từ 1802 đến 1851, tổng số mỏ đƣợc khai là 124 mỏ. Trong đó có: 34 mỏ vàng, 29 mỏ sắt, 20 mỏ diêm tiêu, 14 mỏ bạc, 9 mỏ đồng, 7 mỏ kẽm, 4 mỏ chì, 3 mỏ gang (?), 2 mỏ lƣu hoàng, 1 mỏ thiếc, 1 mỏ châu sa. Theo thống kê, miền Tuyên, Hƣng, Thái, Lạng có đến 92 mỏ, chiếm 74% tổng số mỏ cả nƣớc thời bấy giờ [80, tr. 40-42].
Việc khai thác mỏ đƣợc phân thành bốn lực lƣợng:
- Loại mỏ do nhà nƣớc trực tiếp kinh doanh nhƣ mỏ vàng Chiên Đàn (Quảng Nam), Tiên Kiêu (Hà Tuyên), mỏ bạc Tống Tinh, Ngân Sơn (Bắc Cạn), mỏ chì Quán Triều (Thái Nguyên) v.v... Số lƣợng thợ rất đông, chẳng hạn, năm 1833 mỏ vàng Tiên Kiều có 3122 thợ, mỏ vàng Chiên Đàn có 1000 thợ... Số thợ này bao gồm binh lính, công tƣợng, dân phu làm việc theo chế độ lao dịch với tiền công thấp.
- Loại mỏ thứ hai do thƣơng nhân Hoa kiều lĩnh trƣng, hàng năm nộp thuế. Nhân công ở đây phần lớn là Hoa kiều, có trình độ chuyên môn. Việc khai thác mỏ đƣợc tổ chức theo công đoạn, mang tính chất tƣ bản chủ nghĩa.
- Loại mỏ thứ ba do thổ tù thiểu số lĩnh trƣng nhƣ mỏ đồng Tụ Long (Tuyên Quang), quy mô sản xuất lớn nhƣng phƣơng thức khai thác lạc hậu.
- Loại mỏ thứ tƣ do ngƣời Việt lĩnh trƣng, số này không nhiều, nổi bật có trƣờng hợp chủ mỏ Chu Danh Hổ (ngƣời Bắc Ninh). Năm 1835, ông bỏ vốn xin khai thác mỏ kẽm Bản Sơn (Thái Nguyên). Nhân công làm thuê tự do đƣợc trả công khá cao theo công việc khó dễ. Chẳng hạn ngƣời phụ trách lò nấu quặng đƣợc trả mỗi tháng 12 quan tiền, trong lúc thợ nhà nƣớc cùng loại chỉ đƣợc trả 5 quan và 1 phƣơng gạo. Đây là một phƣơng thức sản xuất mới, vốn đã có từ thế kỉ XVIII, nhƣng còn hạn hữu và không có điều kiện phát triển.
Trong quá trình thiết lập bộ máy chính quyền, triều đình nhà Nguyễn cũng không bỏ quên việc khai thác các loại khoáng sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của triều đình và ngân sách quốc gia. Ngay từ năm Gia Long thứ 1 (1802), triều đình đã cho khai mỏ đồng Mán Đỏ ở Hƣng Hóa, mỏ bạc ở Bông Ngân, Thái
60
Nguyên. Dƣới thời các vua Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883), nhà Nguyễn đẩy mạnh việc khai thác khoáng sản trên hầu khắp các địa phƣơng, đặc biệt là các địa phƣơng ở miền Bắc. Việc quản lý và điều hành các mỏ khoáng sản đƣợc giao cho bộ Hộ. Đây là cơ quan chủ quản phụ trách nền tài chính quốc gia.
Đại Nam Điển lệ toát yếu đề cập đến chức năng của bộ Hộ nhƣ sau: “Những việc đinh điền thuế khóa, tiền tệ chuyển thông, kho tàng trừu tích, hóa vật đắt rẻ, nên giữ lại hay phát ra, nên chuẩn y hay bác bỏ những đề nghị về khoản nói trên, hết thảy đều là chức chƣởng của Bộ Hộ” [30, tr. 9]. Bên dƣới của bộ Hộ là hệ thống quan chức địa phƣơng đảm nhận việc quản lý đất đai của địa phƣơng. Nếu mỗi địa phƣơng khi phát hiện có mỏ khoáng sản, các quan quản lý địa hạt đó phải có trách nhiệm trình báo lên triều đình. Sau đó vua đƣơng nhiệm sẽ có tấu chỉ xem xét việc tổ chức khai mỏ. Có hai hình thức khai thác mỏ nhƣ sau:
- Một số cá nhân có đủ điều kiện có thể xin tự đứng ra khai thác mỏ khoáng sản, sau đó nộp thuế cho nhà nƣớc bằng chính khoáng sản khai thác theo số lƣợng đã định trƣớc hằng năm, hoặc nộp thuế bằng tiền.
- Một số mỏ khoáng sản lớn với nhiều khoáng sản quý hiếm nhƣ vàng, bạc, triều đình sẽ cử các quan đem theo binh lính hoặc mộ dân địa phƣơng khai thác các loại khoáng sản này. Chẳng hạn, vào năm Minh Mạng thứ 20 (1839), triều đình sai Biện lý Phan Thanh Giản đi Thái Nguyên khai mỏ bạc Tống Trinh (thuộc hạt phủ Thông Hóa). Hoặc năm Minh Mạng thứ 12 (1831), triều đình phái quan ở Kinh đem theo dân phu khai thác mỏ vàng ở nguồn Chiên Đàn (tỉnh Quảng Nam).
Những ngƣời dân phu đào mỏ và binh lính khai thác ở các mỏ đều đƣợc trả công. Một số địa phƣơng có mỏ khoáng sản, triều đình cho dân địa phƣơng khai thác và đánh thuế của làng căn cứ vào sổ nhân đinh. Ví dụ ở xã Kiêu Kị, huyện Gia Lâm có mỏ vàng lá. Hằng năm mỗi ngƣời dân ở xã đó nộp thuế 400 lá, ngƣời già nộp một nửa. Ở tỉnh Bắc Ninh, mỏ sắt ở Đồng Hóa, huyện Hiệp Hòa, hằng năm nộp sắt chín 300 cân, lại thuế riêng mỗi ngƣời hằng năm nộp 62 cân, ngƣời già và ngƣời ốm nộp một nửa. Mỏ đồng đỏ, đồng lá ở huyện Gia Bình, hằng năm nộp thuế 10 cân, ngƣời già và ngƣời ốm nộp một nửa. Đồng lá, hằng năm mỗi ngƣời nộp thuế 2 cân 8 lạng, ngƣời già và ngƣời ốm nộp một nửa [105, tr. 29].
Nhìn chung tất cả các hình thức khai thác mỏ đều phải nộp thuế. Việc đánh thuế khai thác căn cứ vào trữ lƣợng của các mỏ khoáng sản. Tuỳ theo trữ lƣợng
61
khoáng sản mà mức độ đánh thuế cao hay thấp. Đối với khoáng sản quý nhƣ vàng, ở các mỏ có trữ lƣợng thấp, hằng năm phải nộp từ 2 – 4 lạng vàng (nguyên chất), trữ lƣợng trung bình nộp từ 5 – 8 lạng, và các mỏ trữ lƣợng cao phải nộp đến 10 lạng vàng nhƣ mỏ vàng núi An Bảo (tỉnh Thái Nguyên), mỏ vàng Cổ Đao (Bằng Thành, Thái Nguyên), mỏ La Sơn ở Lạng Sơn. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), định lệ thuế các mỏ sắt và các hộ biệt nạp thuế sắt ở các địa phƣơng: các hộ làm sắt ở Quảng Nam nộp 30 cân sắt chín. Các hộ ở Bình Định 72 cân sắt chín mỗi năm. Mỏ sắt ở đầu nguồn Thuận Thành nộp 159 cân 4 lạng sắt chín... Các hộ làm sắt ở Thanh Hóa nộp 28 cân sắt chín. Ở Cao Bằng mỗi ngƣời nộp 24 cân sắt chín. Mỏ Đồng Hòa ở Bắc Ninh nộp 240 cân sắt chín... [105, tr. 29].
Nhìn chung các mỏ khoáng sản càng lớn thì mức độ nộp thuế càng cao. Việc thu thuế đƣợc triều đình thực hiện rất triệt để. Vì vậy rất nhiều trƣờng hợp chủ mỏ không nộp thuế đủ, triều đình có tấu chỉ vợ, con, ngƣời bảo lãnh, hoặc quan địa phƣơng bị truy thu thuế cho đủ hạn mức đã quy định. Nguồn thuế khoáng sản thu đƣợc phục vụ cho nhu cầu sử dụng của triều đình và ngân sách quốc gia. Vì vậy mỗi khi Kinh kho bị cạn kiệt bất kỳ nguồn khoáng sản nào, triều đình sẽ cho gấp rút tổ chức khai mỏ. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ có ghi lại: “Lần ấy, chì chứa ở kho hiện đã hết sạch, và trấn Quảng Nam nguyên có mỏ chì, trƣớc đã niêm phong đóng lại; nay cho tức khắc khai thác để giúp việc cần dùng...”.
Hầu hết các khoáng sản nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhà nƣớc, do đó tất cả các hình thức khai thác, mua bán không có sự đồng ý của triều đình đều bị xử phạt rất nặng. Các loại khoáng sản quý hiếm nhƣ dây đồng đỏ, khối đồng đỏ, khối kẽm trắng đều bị nghiêm cấm buôn bán và vận chuyển. Dân địa phƣơng tự tiện khai thác mỏ sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.
Với quan niệm “vàng bạc là của báu của đất đai, sinh ra cốt để cung cấp cho chi dụng của nhà nƣớc nếu giao cho ngƣời lĩnh trƣng để họ tự ý cắt xén thì của cải của trời đất sinh ra không khỏi bị bọn thƣơng nhân giảo hoạt vơ vét bỏ túi”, chính sách chung của các vị vua triều Nguyễn là tăng cƣờng vai trò của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý và khai thác các mỏ khoáng sản.
Dƣới thời Minh Mệnh, triều Nguyễn bắt đầu lấy lại một số mỏ do tƣ nhân lĩnh trƣng trƣớc đây để khai thác và trong quá trình khai thác hễ thấy lợi thì tiến hành, thấy lỗ thì đình chỉ chứ không quan tâm đến việc cải tiến phƣơng thức canh tác để thúc đẩy sự phát triển. Trên thực tế, chế độ cƣỡng bức lao dịch ở các công
62
trƣờng nhà nƣớc đã khiến năng lực quản lý và khai thác của các mỏ nhà nƣớc hoàn toàn thua kém các mỏ tƣ nhân để rồi phần lớn các công trƣờng khai mỏ phải đóng cửa trong một thời gian ngắn và giao lại cho tƣ nhân lĩnh trƣng và đóng thuế. Điển hình cho thực trạng này là các mỏ bạc Tống Tinh và Nhân Sơn ở tỉnh Thái Nguyên. Vốn từng là một trung tâm khai thác bạc lớn vào cuối thế kỷ XVIII với hàng vạn công nhân, năm 1803 triều Nguyễn đã cho một thƣơng nhân ngƣời Hoa là Trƣơng Xƣơng Chức lĩnh trƣng hàng năm nộp một mức thuế là 105 lạng bạc. Tuy nhiên, đến năm 1839, vua Minh Mệnh khi xem kinh sao của nhà Thanh nói rằng mỏ bạc nƣớc ta phong phú và mỗi năm ngƣời Hoa khai thác và chở về nƣớc hàng vạn lạng bạc bèn lập tức sai quan lại đi điều tra sau đó nắm quyền khai thác.
Tháng 6 năm 1839, triều đình Huế cử Phan Thanh Giản cùng một khoản vốn là 4-5 nghìn quan để tiến hành mở công trƣờng khai thác. Tình trạng thƣơng tự cũng diễn ra ở mỏ Ngân Sơn, vốn là một mỏ do tƣ nhân lĩnh trƣng với khoảng 300 công nhân làm việc. Nhƣng chỉ sau hai đợt khai thác tổng số bạc mà nhà nƣớc khai thác đƣợc chỉ là 8 lạng 7 đồng cân ở mỏ Tống Tinh và 10 lạng 5 đồng cân ở mỏ Ngân Sơn và nhƣ thế nhà nƣớc đã lỗ tới hơn 100 quan tiền chỉ trong một thời gian ngắn. Trƣớc kết quả thảm hại nhƣ vậy, vua Minh Mạng đành phải đình chỉ cả hai trƣờng mở trên và giao cho tƣ nhân lĩnh trƣng nhƣ cũ.
2.2.2. Hoạt động khai mỏ của ngƣời Hoa
Các ghi chép từ sử liệu cho thấy, triều Nguyễn đã huy động rất nhiều nhân lực phục vụ việc khai thác khoáng sản, trong đó lực lƣợng thƣơng nhân và nhân công Hoa kiều. Nếu dƣới thời kỳ Lê - Trịnh, ngƣời Hoa đã tham gia một cách mạnh mẽ vào quá trình khai thác khoáng sản ở Đàng Ngoài, thì dƣới triều Nguyễn, lực lƣợng này tiếp tục tham gia quá trình này một cách công khai, chủ động hơn. Thậm chí cả triều đình Bắc Kinh cũng dành sự quan tâm tới nguồn lợi này ở Đại Việt. Sự việc này đƣợc Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ ghi lại: “Về mỏ Tống Trinh, trƣớc đây trẫm có xem tờ sao ở kinh đô nƣớc Thanh, thấy viên tổng đốc trực lệ nƣớc ấy là Kỳ Thiện tâu nói: Mỏ bạc ở xƣởng Tống Trinh nƣớc ta rất thịnh vƣợng, nƣớc ta chỉ thu thuế buôn, cho đƣa về nƣớc Thanh...” [158, tr. 282]. Nắm bắt thấy trữ lƣợng khoáng sản ở miền bắc Việt Nam rất lớn, ngay từ đầu thời Nguyễn, nhiều ngƣời Hoa đã tìm cách tiếp cận nguồn tài nguyên này. Họ tham gia vào nhiều công đoạn khác nhau trong quá trình khai thác dƣới sự bảo lãnh của quan lại địa phƣơng ngƣời Việt với việc đứng ra xin lĩnh trƣng các mỏ để khai thác.
63
Ngay từ dƣới thời Gia Long, năm Gia Long thứ 12 (1813), ngƣời Hoa đã xin khai mỏ sắt ở La Bôn Biên Hòa, mộ dân địa phƣơng và thành lập đội Thiết Trƣờng mỗi năm khai thác và nộp thuế 50 cân; ngƣời Thanh khai mỏ đồng đỏ Trình Lạn (châu Thủy Vỹ, trấn Hƣng Hóa). Minh Mạng thứ 11 (1830) ngƣời Hoa đã xin khai mỏ đồng ở châu Long Chánh, trấn Thanh Hoa; lãnh trƣng mỏ vàng núi Phú Bác,