Thúc đẩy hoạt động buôn bán

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác mỏ của người Hoa ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Trang 73)

Sự phát triển của các hoạt động khai mỏ, trong đó có sự tham gia của ngƣời Hoa, ở khu vực biên giới phía bắc Việt Nam đã trở thành một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tiền tệ và nền kinh tế hàng hóa, thúc đẩy các quan hệ thƣơng mại, xuyên biên giới giữa Đàng Ngoài và Nam Trung Hoa, góp phần vào sự sôi động của các trung tâm kinh tế mới ở các thành thị Đàng Ngoài, cũng nhƣ tại các mỏ khoáng sản ở vùng thƣợng du phía Bắc Việt Nam.

Nhƣ đã đề cập ở các phần trƣớc, từ cuối thế kỷ XVII, sự gia tăng của số lƣợng dân cƣ cũng nhƣ việc khai thác tài nguyên một cách quá mức đã khiến cho hoạt động khai thác mỏ ở các khu vực Nam Trung Hoa đối diện với những thách thức mới. Nó khiến những nhà đầu tƣ và ngƣời ngƣời khai mỏ Trung Quốc buộc phải thâm nhập vào các vùng đất bên ngoài Trung Quốc, giáp với Vân Nam và cũng có nguồn tài nguyên giàu có. Cũng cần nhắc lại rằng, chính những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội từ giữa thế kỷ XVII ở Đàng Ngoài Đại Việt đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự bùng nổ của các hoạt động khai mỏ trên vùng biên giới các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, sự nhập cƣ ồ ạt của ngƣời Hoa từ sau phong trào phản Thanh phục Minh và sự hình thành các cộng đồng của họ nhƣ một thực thể dân cƣ tƣơng đối ổn định trong cơ cấu dân cƣ - dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XVII kết hợp với những yếu tố thuận lợi về chính sách của ngƣời Việt đƣợc xem là cơ sở xuất hiện và hình thành các hoạt động khai mỏ với quy mô lớn của ngƣời Hoa ở miền Bắc Việt Nam trong thời gian này. Có thể nhận định ngay rằng hoạt động khai mỏ của ngƣời Hoa đã có nhiều tác động đến nhiều mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Sự phát triển của các hoạt động khai mỏ ở khu vực biên giới phía bắc Việt Nam dù chỉ diễn ra với quy mô lớn trong thời gian gần hai thế kỷ, từ cuối thế kỷ XVII

74

đến giữa thế kỷ XIX, song nó đã trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đối với nền kinh tế và tiền tệ, sự bùng nổ các quan hệ thƣơng mại, xuyên biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa, sự xuất hiện của các trung tâm kinh tế mới. Ở Trung Hoa, năm 1567, nhà Minh nới lỏng lệnh cấm xuất dƣơng buôn bán. Tiếp đó, năm 1648, triều Thanh lại bãi bỏ lệnh cấm xuất dƣơng. Mặt khác, sau khi Nhật Bản thực hiện chế độ “toả quốc” (Sakaku) vào năm 1635 thì hầu nhƣ toàn bộ mạng lƣới thƣơng mại của ngƣời Nhật ở vùng Biển Đông đƣợc ngƣời Trung Quốc thay thế. Đồng thời, từ những năm 20 của thế kỷ XVII, ngƣời châu Âu, đặc biệt là ngƣời Hà Lan ở Đàng Ngoài đã khuyến khích ngƣời Hoa buôn bán. Thƣơng nhân Trung Quốc đóng vai trò trung gian trao đổi hàng hóa và tiếp nhận kỹ thuật phƣơng Tây.

Trong thời kỳ này, Hoa kiều có vai trò lớn trong kinh tế công thƣơng nghiệp của Đàng Ngoài. Ở miền núi, ngƣời Hoa nắm quyền khai thác lâm, khoáng sản; còn tại đồng bằng, “ngƣời Hoa là một lực lƣợng chính nắm giữ nền thƣơng mại” [19, tr. 85]. Thực tế diễn ra trong suốt thế kỷ XVI - XVIII, đã có một lƣợng không nhỏ ngƣời Trung Quốc di cƣ vào Đàng Ngoài và chủ yếu tụ cƣ tại những trung tâm đô thị và các khu mỏ khai khoáng. Ở Thăng Long, triều đình tập trung Hoa Kiều vào khu vực phía tây sông Tô Lịch, cho họ lập phƣờng Hà Khẩu [59, tr.158]. Các Hoa kiều khi đến Đại Việt đã cố gắng len lỏi để đƣợc cƣ trú và buôn bán ở Thăng Long - trung tâm công thƣơng nghiệp lớn nhất Đàng Ngoài. Tuy nhiên, phố Hiến mới là nơi cƣ trú chủ yếu của ngƣời Hoa, bởi các chúa Trịnh chủ chƣơng tập trung họ đến nơi này. Việc nhà nƣớc cho phép tiếp nhận ngƣời Hoa ở Đàng Ngoài làm cho mật độ Hoa kiều ở Phố Hiến tăng lên nhanh chóng. Khu phố Bắc Hòa xƣa kia đã đƣợc mở rộng thành 3 phố: Bắc Hòa Thƣợng, Bắc Hòa Trung, Bắc Hoà Hạ, chiếm hầu hết vùng đất của phố Hiến cũ, khiến nhiều nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng phố Hiến là “phố khách”, nghĩa là một đô thị của ngƣời Hoa. Theo Ngô Thì Sĩ, cuối thế kỷ XVII, ở Đàng Ngoài có khoảng 5 - 6 vạn ngƣời Hoa, họ cƣ trú tập trung nhiều nhất ở hai trung tâm Kẻ Chợ và Phố Hiến. Đây là một con số tƣơng đối, vì thời kỳ này việc điều tra dân số của Nhà nƣớc không đƣợc thực hiện một cách đầy đủ và chính xác. Hơn nữa, Ngô Thì Sĩ chủ yếu nói đến số cƣ ngụ trong vùng đô thị.

Khi nghiên cứu tình hình Hoa kiều thời kì này chúng ta không thể không tính tới số lƣợng ngƣời Trung Quốc cƣ trú dọc biên giới phía Bắc, đặc biệt là khu vực có các mỏ khoáng sản. Cho đến nay vẫn chƣa có tài liệu nào thống kê chính xác tổng số ngƣời Trung Quốc cƣ trú ở vùng giáp biên giới, nhƣng từ những tƣ liệu chúng ta có thể tiếp cận đƣợc thì rõ ràng con số đó là không nhỏ. Trong Kiến văn tiểu lục,

75

Quý Đôn cho rằng: “ở châu Quảng Lăng, ngƣời Trung Quốc đến định cƣ, khai mỏ chia thành 3 phố: Hồ Quảng, Quảng Tây và Khai Hoá;…ở châu Sơn La, có ngƣời Trung Quốc mở xƣởng khai mỏ vàng tại Yết Ong; ở xứ Tuyên Quang có ngƣời Nùng, ngƣời Hoá Thƣờng (sách Cƣơng mục ghi là Hoá Vi), ngƣời Thái, ngƣời Mông, ngƣời Ngô Ngàn, ngƣời Triều Châu đều từ Trung Quốc di cƣ sang; ở Tụ Long ƣớc ba bốn ngàn ngƣời đều là ngƣời Hồ Nam và Triều Châu gọi là “ngƣời Thuỷ Bi”… Họ ở trong các xƣởng khai đồng ƣớc tính 300 nhà, ở phố và chợ ƣớc ngàn nhà nữa” [32, tr.335]. Tác phẩm Lê hoàng triều kỷ cũng cho biết, đến giữa thế kỷ XVIII, chỉ riêng “số phu mỏ ngƣời Hoa ở xƣởng khoáng Tống Bình thuộc châu Bạch Thông xứ Thái Nguyên có lúc lên tới hàng vạn” [160, tr.70]. Với lực lƣợng đông đảo nhƣ vậy, ở các thành thị và miền núi, các nhóm thƣơng nhân và lao động ngƣời Hoa góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa ở Đàng Ngoài, cả ở thời kỳ Lê - Trịnh và thời kỳ nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Xét ở khía cạnh tích cực, các hoạt động khai mỏ nói chung và hoạt động khai mỏ có sự tham gia của thƣơng nhân và lao động ngƣời Hoa nói riêng cũng đem lại một nguồn thu đáng kể đóng góp vào nguồn ngân sách tài chính của đất nƣớc. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú từng khẳng định: “Mối lợi về hầm mỏ phần nhiều ở các xứ Tuyên Quang, Hƣng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Các mỏ vàng, bạc, đồng, thiếc, đáng giá không biết bao nhiêu của. Việc chi dụng của nhà nƣớc sở dĩ đƣợc dồi dào, là do ở thuế các mỏ nộp đầy đủ” [15, tr. 263]. Tuy nhiên, nguồn thuế từ các hoạt động khai mỏ này mang về cho chính quyền Đại Việt đƣợc bao nhiêu phần trăm lại là vấn đề khác.

Có thể thấy rằng ngành khai khoáng ở miền bắc Việt Nam đã giữ một vị trí quan trọng đối với các hoạt động tài chính - kinh tế của các nhà nƣớc phong kiến ở Việt Nam; đồng thời có những đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế ở miền nam Trung Hoa cũng nhƣ quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Nếu nhƣ ở Đàng Ngoài, nguồn thuế quan trọng từ các hoạt động khai mỏ đã từng bƣớc giúp đỡ chính quyền Lê - Trịnh từng bƣớc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII thì trên bình diện khu vực, nguồn đồng đỏ từ Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào việc bỉnh ổn giá tiền tệ của nền kinh tế Trung Quốc - một nhân tố quan trọng trong hệ thống kinh tế khu vực vào thế kỷ XVIII.

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác mỏ của người Hoa ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)