Tác động mạnh đến ngành công nghiệp khai mỏ của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác mỏ của người Hoa ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Trang 78)

Kỹ nghệ, kinh nghiệm trong phƣơng thức quản lý và khai thác khoáng sản trong hoạt động khai mỏ của ngƣời Hoa đã khiến họ chi phối và lũng đoạn ngành khai mỏ ở Việt Nam. Vì vậy, hoạt động khai mỏ của ngƣời Hoa mặc dù góp phần tạo ra các hình thức sản xuất tập trung công trƣờng với quy mô lớn nhƣng đồng thời vì thế cũng chiếm mất ƣu thế của ngƣời Việt trong cuộc cạnh tranh lợi nhuận.

Những thợ mỏ Trung Quốc có tay nghề cao, có kinh nghiệm khai thác và làm việc theo phƣơng thức khai thác tiến bộ hơn: ''Có sự phân công, hợp tác giản đơn trong từng khâu của quá trình khai thác. Chính vì vậy mà năng suất lao động trong các mỏ này cao hơn hẳn so với các mỏ của ngƣời Việt" [153, tr.221]. Ngành khai thác mỏ đã có sự du nhập phƣơng thức sản xuất mới khá tiến bộ, thể hiện trong một vài cơ sở sản xuất, ở đây đã có sự hợp tác đơn giản. Những yếu tố này, tuy chƣa

79

đƣợc phổ biến song ít nhiều có ảnh hƣởng đến trình độ tổ chức và kỹ thuật khai thác mỏ nói chung ở Việt Nam thời kỳ này và cả những giai đoạn sau đó.

Theo luật pháp Việt Nam đƣợc triều Nguyễn ban hành ở nửa đầu thế kỷ XIX, thì ngƣời Trung Quốc đến Việt Nam định cƣ, sinh sống đƣợc nhà chức trách triều Nguyễn cho miễn tất cả các loại thuế trong ba năm đầu. Họ đƣợc hoạt động ở tất cả các ngành kinh tế, trong đó có hai ngành kinh tế quan trọng là kinh doanh đồn điền và khai thác mỏ. Đặc biệt, trong hoạt động khai mỏ, họ đƣợc phép tuyển chọn và thuê nhân công. Nhà Nguyễn tích cực sử dụng ngƣời Hoa để phát triển các nghề đúc đồng, luyện thép, lọc đãi vàng, làm gốm sứ… [38, tr. 32-37]. Xét ở mặt tích cực, việc này cũng tạo điều kiện để những ngƣời thợ Việt Nam học hỏi thêm nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm. Nhờ vậy, các nghề thủ công dƣới triều Nguyễn nhƣ đúc tiền, luyện gang, làm gốm và đúc đồng rất phát triển. Đó cũng là sự thành công của sự vận dụng chính sách “Lai bách công” (thu hút trăm nghề đến với mình) của triều Nguyễn [41, tr. 68] và [40]. Đây cũng chính là lý do khuyến khích Hoa thƣơng, đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn, kinh nghiệm và các mối quan hệ bạn hàng, tạo ra tầng lớp nhà buôn, nhà thầu khoán Hoa kiều ở các giai đoạn tiếp theo của lịch sử Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều sử liệu rõ ràng đã phản ánh một thực tế là phần lớn các mỏ ở Việt Nam thế kỷ XIX đều do tƣ nhân khai thác trong đó quan trọng nhất là những ngƣời khai mỏ ngƣời Hoa. Năm 1838, trong một bài dụ về việc khai mỏ Tống Tinh, vua Minh Mệnh đã phải thừa nhận các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Hƣng Hoá có nhiều mỏ vàng mỏ bạc và từ trƣớc đến nay đều do ngƣời Trung Quốc lĩnh trƣng. Nhìn chung các mỏ của ngƣời Hoa lĩnh trƣng đều có quy mô khá lớn, tập hợp một lực lƣợng đông đảo công nhân. Năm 1834, Tổng đốc Hải An là Nguyễn Công Trứ trong tập thỉnh an gửi lên vua Minh Mệnh đã thông báo một thực trạng là: “ngƣời Thanh khai mỏ, mỗi nơi tụ tập đến trên dƣới bảy tám trăm ngƣời”. Điều đó cho thấy các thƣơng nhân và phu mỏ ngƣời Hoa đã ngày càng tiến đến vị trí chi phối và lũng đoạn các hoạt động khai mỏ ở vùng thƣợng du phía bắc Việt Nam. Cho đến trƣớc khi ngƣời Pháp xâm lƣợc Đông Dƣơng , ngƣời Hoa vẫn tiếp tục đóng vai trò này ngành khai mỏ ở Việt Nam . Sau khi Pháp vào Đông Dƣơng, mặc dù Hoa đƣợc ngƣời Pháp dà nh cho ngƣời Hoa phần nhiều ƣu ái nhƣng dẫu sao , ngƣời Pháp không bao giờ quên ho ̣ phải chiếm đô ̣c quyền trong hoạt động thƣơng mại và khai thác thuộc địa tại Việt Nam . Hoạt động khai mỏ của ngƣời Hoa tại Việt Nam chấm dứt để chuyển vào tay ngƣời Pháp.

80

3.2. Đối với lĩnh vực chính trị - xã hội

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác mỏ của người Hoa ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Trang 78)