Tình hình ngƣời Hoa ở miền Bắc Việt Nam cuối thế kỷ

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác mỏ của người Hoa ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Trang 31 - 37)

Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía Nam của Trung Quốc. Sự giao lƣu, tiếp xúc của ngƣời Việt với ngƣời Trung Hoa ở phƣơng Bắc đã đƣợc đề cập ở phần trên, ngay từ quá trình hình thành các nhà nƣớc sơ khai ở miền bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Theo các hiện vật khảo cổ học, ngƣời Hán đã từng đến và buôn

32

bán trao đổi với ngƣời Việt trên đất Việt Nam ngày nay từ thế kỷ XII trƣớc công nguyên [62, tr. 39]. Làn sóng di trú của ngƣời Hán xuống phía Nam gắn liền với cuộc mở rộng lãnh thổ của đế chế Trung Hoa bắt đầu từ nhà Tần (cuối thế kỷ III trc CN) với sự kiện Tần Thủy Hoàng đƣa gần nửa triệu quân xuống vùng lãnh thổ của các tộc ngƣời Việt, năm 214. Kế đó, năm 111 trc.CN, nhà Hán tiến hành chinh phục nƣớc Âu Lạc. Sau đó suốt hơn 10 thế kỷ, miền Bắc Việt Nam trở thành nơi trú ngụ của dân tị nạn, dân di cƣ tự do, lính đồn trú, các thƣơng gia, quan lại, nho sĩ bất bình với triều đình. Qua nhiều thế hệ, một bộ phận trong số họ đã hòa nhập vào xã hội ngƣời Việt.

Theo tổng kết của Đỗ Ngọc Toàn thì ngƣời Hoa đại lục di cƣ xuống Đông Nam Á bởi 4 nguyên nhân chính là di trú sinh thái, di trú thƣơng mại, di trú chính trị và chiến tranh, di trú lao động… Qúa trình di cƣ và các dạng di trú này khiến ngƣời Hoa chiếm hơn 5% dân số trong khu vực Đông Nam Á [135, tr. 14-22]. Nếu tính trên bình diện số lƣợng Hoa kiều trên thế giới thì con số này là hơn 100 triệu ngƣời. [2, tr. 24]. Theo thống kê của Lê Văn Khuê thì trong số cộng đồng ngƣời Hoa đến Việt Nam trong các thời kỳ, ngƣời Hoa gốc Quảng Châu chiếm tỷ lệ cao nhất, bên cạnh cộng đồng ngƣời Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu, ngƣời Hẹ và Hải Nam [63, tr. 10]. Trong khi đó, Charles Fourniau lại cho rằng phần lớn ngƣời Hoa ở Bắc Kỳ có nguồn gốc ở vùng Quảng Đông hay tỉnh Phúc Kiến [31, số 255, tr. 69].

Từ thế kỷ X, ngƣời Trung Hoa tiếp tục nhập cƣ vào Việt Nam với quy mô, thành phần xã hội đa dạng, đặc biệt là dân tị nạn và thƣơng nhân. Giữa thế kỷ XIII, khi quân Nguyên – Mông đánh Nam Tống và thiết lập ách cai trị Trung Quốc, đã có hàng chục vạn ngƣời Hán phải lánh nạn ra nƣớc ngoài. Năm 1257, nhiều quân nhân Trung Quốc bỏ chạy sang Đại Việt, đƣợc vua Trần Thánh Tông cho phép tị nạn và định cƣ ở Thăng Long. Năm 1276, khi Hàng Châu thất thủ, đã có 30 chiến thuyền của Nam Tống vƣợt biển bỏ chạy sang các nƣớc Đông Nam Á, trong đó có nhiều thuyền đến Đại Việt. Vua Trần tiếp tục cho phép họ định cƣ tại Thăng Long [93, tr. 108] và [36, tr. 20]. Những di dân ngƣời Hoa có học thức đƣợc nhà Trần trọng dụng [62, tr. 40].

Cuộc xâm lƣợc của nhà Minh đối với Việt Nam thế kỷ XV cũng tạo ra đợt di cƣ mới. Lực lƣợng đồn trú Trung Quốc thực hiện chính sách đồng hóa cao độ trong đó có việc tiêu hủy các di sản văn hóa của ngƣời Việt và gia tăng truyền bá văn hóa Hán. Sau khi giành lại độc lập, nhà Lê đã đề ra một số chính sách kiểm duyệt khắt khe với ngƣời Trung Hoa di trú, làm chậm quá trình hình thành cộng đồng ngƣời

33

Hoa di trú nhƣ một thực thể tƣơng đối ổn định, thƣơng xuyên trong cơ cấu xã hội Việt Nam ở thế kỷ XV – XVI. Sau khi nhà Mãn Thanh lật đổ nhà Minh (1644), họ tiến hành các cuộc thanh trừng, tiêu diệt các lực lƣợng chống đối của nhà Minh ở phía Nam. Một lực lƣợng lớn quân trung thành với nhà Minh đã chạy xuống Đông Nam Á và Việt Nam, trong đó có sự kiện 3000 ngƣời với 50 chiến thuyền do Dƣơng ngạn Địch và Trần Thƣợng Xuyên chỉ huy đã vƣợt biển vào Đàng Trong Việt Nam (1679). Cũng thời kỳ này, nhóm tị nạn do Mạc Cửu dẫn đầu 400 quân đã chạy đến tận đất Hà Tiên xin Chúa Nguyễn cho trú chân, đến 1708 đƣợc chúa Nguyễn phong làm thống đốc Hà Tiên [35]. Cũng thời kỳ này, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn cũng khiến cả Đàng Ngoài và Đàng Trong cùng phải mở cửa giao thƣơng. Ngƣời Đàng Ngoài dù buôn bán với phƣơng Tây nhƣng vẫn giữ mối liên hệ mật thiết với thƣơng nhân Trung Quốc. Sản phẩm đƣợc ngƣời Việt mua nhiều chính là súng đạn phục vụ cuộc nội chiến. Khi chiến tranh kết thúc (1672) thì buôn bán cũng suy tàn, xung là lúc ngƣời Âu châu rút đi, để lại thƣơng trƣờng Đàng Ngoài cho thƣơng nhân ngƣời Hoa, lúc bấy giờ đã liên kết đƣợc với những cộng đồng ngƣời Hoa khác ở Đông Nam Á [104, tr. 104].

Cũng nhƣ ngƣời Hoa ở các nƣớc Đông Nam Á khác, ngƣời Hoa đến Việt Nam trải qua một quá trình sinh sống và buôn bán lâu dài, họ đã lập nên những làng, những phố của mình, hình thành nên những cộng đồng ngƣời Hoa ổn định và phát triển, trở thành một bộ phận cƣ dân của cộng đồng dân tộc Việt. Qúa trình hòa nhập vào xã hội Việt Nam ngày càng sâu và rộng của cộng đồng Hoa kiều khiến cƣ dân bản địa ngày càng có cái nhìn thiện cảm với họ, không chỉ xuất phát từ sự đóng góp của ngƣời Hoa mà khiến ngƣời Việt ngày càng nhận ra một điều rằng tiếp thu văn hóa Trung Quốc là một thái độ khôn ngoan và sáng suốt [62, tr. 39]..

Trong khoảng từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, cùng với sự hình thành các cộng đồng ngƣời Hoa, ở miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều đô thị, trung tâm thƣơng mại rất sầm uất với vai trò nổi bật của các Hoa thƣơng. Những đô thị này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều thế kỉ, nhƣ thƣơng cảng Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Cần Hải và Hội Thống (Nghệ An), Hội Triều (Thanh Hóa), Cửa Sót (Hà Tĩnh)… Họ đến các cảng này vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ và quay trở về Trung Quốc vào cuối mùa thu. Các Hoa thƣơng này chỉ đƣợc buôn bán trong phạm vi quy định, không đƣợc tự tiện đi lại những nơi không đƣợc nhà chức trách cho phép[163, tr. 50] và [22, tr. 31-48].

34

Trên bình diện khu vực, sau việc nhà Minh cử Trịnh Hòa thám hiểm khu vực Đông Nam Á và Nam Á đầu thế kỷ XV đã tạo cơ hội cho loại hình thƣơng mại phi quan phƣơng ở khu vực trở nên nhộn nhịp hơn. Những Hoa thƣơng có cơ hội nhiều hơn trong việc tự do buôn bán với khu vực Đông Nam Á sau sự kiện đoàn thuyền Trịnh Hòa đến khơi thông con đƣờng thông thƣơng trên biển, lập một số căn cứ quân sự và thƣơng mại quan trọng [56, tr. 72-73]. Năm 1527, triều Mạc (1527 – 1592) thay thế triều Lê, tuy không giữ đƣợc sự ổn định và thống nhất đất nƣớc, nhƣng chính sách kinh tế nhất là chính sách đối với thƣơng nghiệp của nhà Mạc tỏ ra cởi mở hơn triều Lê. Các hoạt động thƣơng mại phi quan phƣơng của các Hoa thƣơng trên đất Việt Nam vẫn diễn ra âm thầm và liên tục.

Mạng lƣới thƣơng mại của ngƣời Hoa đƣợc thiết lập khi kinh tế Trung Quốc phát triển khá nhanh sau khi họ tiến hành bình định xong vùng biển phía nam vào những năm 60 của thế kỷ XVII. Ngƣời Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hoạt động thƣơng mại biển (còn gọi là thƣơng mại triều cống với bản chất là một hệ thống mang tính chất chính trị đƣợc xây dựng trên nền tảng những giá trị của văn hóa Trung Quốc theo quan niệm Hoa - Di) với các quốc gia phía Nam khiến các Hoa thƣơng có nhiều lợi thế trong việc dần dần chiếm lĩnh toàn bộ các mạng lƣới ở vùng biển phía nam Trung Hoa [164, tr. 52 - 53]. Điều này khiến Đàng Ngoài của họ Trịnh có phần dè dặt và thận trọng đối với hoạt động buôn bán của Hoa thƣơng, chính quyền Trịnh tìm cách tách Hoa thƣơng khỏi ngƣời Việt. Nhƣng chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong lại có thái độ hoàn toàn khác, họ hiểu rằng cần phải có buôn bán nếu Đàng Trong muốn tồn tại lâu dài. Chính vì thế, ngƣời Nhật và ngƣời Hoa không những đƣợc tạo điều kiện thuận lợi cho sinh sống và buôn bán ở Đàng Trong mà còn đƣợc tham gia vào bộ máy chính quyền ở đây [55, tr. 42].

Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XVII trở đi, những kiều dân Trung Hoa đƣợc phép định cƣ ở những trung tâm kinh tế, đô thị, hải cảng của Việt Nam, đặc biệt là những vùng đất thuộc miền Trung và Nam Bộ ngày nay. Do đó, trong thời gian này, các cộng đồng ngƣời Hoa đã dần hình thành nên những phố chợ, trung tâm kinh tế tại nhiều nơi nhƣ Phố Hiến, Hội An, Chợ Lớn, Gia Định, Hà Tiên… Hội An, thƣơng cảng lớn nhất Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII, hầu nhƣ nằm trong tay thƣơng nhân Trung Hoa và Nhật Bản. Ngƣời Hoa cƣ ngụ ở khu phố gọi là Minh Hƣơng. Theo Lê Qúy Đôn, các Hoa thƣơng ở Hội An mua đồng thau và các vật dụng bằng đồng từ các thuyền buôn của ngƣời Âu châu và bán lại tại phố chợ Minh Hƣơng này [112, tr. 358]. Có tƣ liệu cho rằng vào thế kỷ XVIII, hầu nhƣ toàn bộ sản phẩm khai thác

35

ở các mỏ vàng thuộc khu vực miền Trung Việt Nam chủ yếu dành cho xuất khẩu và thông quan trung gian, môi giới ngƣời Hoa ở Hội An. Các Hoa thƣơng lập nên các hội đoàn nhằm ủng hộ cà về vật chất và tinh thần cho các hoạt động buôn bán bằng đƣờng biển [168, tr. 69]. Từ thế kỷ XVII, qua thế kỷ XVIII, đã hình thành các quần thể dân cƣ của ngƣời Hoa di trú tƣơng đối ổn định và thƣờng xuyên trong lãnh thổ Việt Nam. Đàng Trong trở thành nơi thu nhận phần lớn số ngƣời Hoa di cƣ với các trung tâm kinh tế mới nhƣ Trấn Biên (Biên Hòa), Phiên Trấn (Gia Định), Hà Tiên, Hội An, Thanh Hà (Huế). Tầng lớp nhà buôn ngƣời Hoa bắt đầu đƣợc hình thành với chức năng môi giới – buôn bán giữa Việt Nam với ngoại bang, giữa ngƣời sản xuất và tiêu dùng của cƣ dân bản địa. Cho dù miền Bắc Việt Nam nằm sát Trung Quốc về địa lý nhƣng vùng đất phía Nam của Việt Nam do chúa Nguyễn kiểm soát mới là nơi di dân Trung Hoa tìm đến. Nhƣ đã nói ở trên, tiếp nối chính sách kiểm soát gắt gao của nhà hậu Lê, chính quyền Lê Trịnh ở Đàng Ngoài (1598-1788) tiếp tục theo đuổi chính sách kiểm soát chặt chẽ đối với ngƣời Hoa di trú, đặc biệt trong thế kỷ XVII khi quan hệ Việt Nam và Trung Quốc không còn hữu hảo.

Sự nhập cƣ ồ ạt của ngƣời Hoa và sự hình thành các cộng đồng của họ nhƣ một thực thể dân cƣ tƣơng đối ổn định trong cơ cấu dân cƣ - dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XVII, một phần là kết quả của chính sách đón tiếp “nồng hậu” của chúa Nguyễn và sau đó là triều Nguyễn đối với những di dân ngƣời Trung Hoa. Ngƣời Trung Hoa không những đƣợc phép cƣ trú vĩnh viễn tại Việt Nam mà họ còn nhận đƣợc rất nhiều ƣu đãi từ phía chúa Nguyễn (1592 – 1771) và sau đó là triều đình Nguyễn (1802 – 1945) nhƣ đƣợc hƣởng quyền công dân nhƣ ngƣời Việt Nam (nếu có nguyện vọng sinh sống lâu dài), không phải làm nghĩa vụ quân dịch và lao động công ích, đƣợc trao quyền thu thuế đối với những ngƣời giỏi nghề buôn bán và giao dịch, họ còn đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi khác trong lĩnh vực kinh tế… Nhà Nguyễn cũng cho phép ngƣời Hoa đƣợc lập nên những Bang hội truyền thống của họ. Tổ chức đồng hƣơng (Bang) của ngƣời Hoa đầu tiên đƣợc thành lập ở Việt Nam vào năm 1787. Vào năm 1814, dƣới thời vua Gia Long (1802 – 1819), tổ chức Bang đƣợc chính thức hóa về mặt pháp lý. Bang đƣợc thành lập dựa trên cơ sở đồng hƣơng, đồng phƣơng ngữ, nhằm mục đích bảo vệ sự an toàn tính mạng, của cải vật chất của ngƣời Trung Hoa di cƣ trên đất khách quê ngƣời. Mặt khác, thông qua các Bang, nhà Nguyễn có thể quản lý việc làm ăn, sinh hoạt và đi lại của ngƣời Hoa một cách dễ dàng hơn. Nhờ những chính sách của triều Nguyễn, rất nhiều ngƣời Trung Hoa di cƣ đã tạo dựng đƣợc cơ nghiệp một cách vững chắc ở Việt Nam. Điều

36

này đã thu hút thêm những làn sóng di cƣ mới của ngƣời Hoa đến nƣớc ta, công việc buôn bán phát đạt của ngƣời Hoa đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên những trung tâm buôn bán, những đô thị sầm uất ở những nơi họ sinh sống [53]; [39, tr. 55 - 60].

Trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế nhƣ kinh doanh đồn điền hay khai thác mỏ, Hoa thƣơng cũng nhận đƣợc sự ƣu ái đặc biệt của nhà Nguyễn. Theo luật pháp Việt Nam đƣợc ban hành ở nửa đầu thế kỷ XIX, thì ngƣời Trung Quốc đến Việt Nam định cƣ, sinh sống đƣợc nhà chức trách cho miễn tất cả các loại thuế trong ba năm đầu. Họ đƣợc hoạt động ở tất cả các ngành kinh tế, trong đó có hai ngành kinh tế quan trọng là kinh doanh đồn điền và khai thác mỏ. Đặc biệt, trong hoạt động khai mỏ, họ đƣợc phép tuyển chọn và thuê nhân công. Nhà Nguyễn tích cực sử dụng ngƣời Hoa để phát triển các nghề đúc đồng, luyện thép, lọc đãi vàng, làm gốm sứ… [38, tr. 32 - 37]. Việc này cũng tạo điều kiện để những ngƣời thợ Việt Nam học hỏi thêm nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm. Nhờ vậy, các nghề thủ công dƣới triều Nguyễn nhƣ đúc tiền, luyện gang, làm gốm và đúc đồng rất phát triển. Đó cũng là sự thành công của sự vận dụng chính sách “Lai bách công” (thu hút trăm nghề đến với mình) của triều Nguyễn [41, tr. 68] và [40]. Đây cũng chính là lý do khuyến khích Hoa thƣơng, đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn, kinh nghiệm và các mối quan hệ bạn hàng, tạo ra tầng lớp nhà buôn, nhà thầu khoán Hoa kiều ở các giai đoạn tiếp theo của lịch sử Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 1

Có thể nhận thấy rằng, với sự cuốn hút mạnh mẽ từ nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở Đàng Ngoài là động lực thúc đẩy sự phát triển ngành khai mỏ dƣới thời kỳ Lê - Trịnh. Chính sách ngoại thƣơng cởi mở của các triều đình phong kiến Việt Nam trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX, đã thu hút một lực lƣợng đông đảo thƣơng nhân và lao động ngƣời Hoa tìm cách vƣợt biên giới và tham gia khai thác các mỏ tài nguyên khoáng sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, sự nhập cƣ ồ ạt của ngƣời Hoa từ sau phong trào phản Thanh phục Minh và sự hình thành các cộng đồng của họ nhƣ một thực thể dân cƣ tƣơng đối ổn định trong cơ cấu dân cƣ - dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XVII kết hợp với những yếu tố thuận lợi về chính sách của ngƣời Việt đƣợc xem là cơ sở xuất hiện và hình thành các hoạt động khai mỏ với quy mô lớn ngƣời Hoa ở miền Bắc Việt Nam trong thời gian này.

37

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác mỏ của người Hoa ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Trang 31 - 37)