Ngoài
Từ thế kỷ XI, sự phát triển của thƣơng mại đã giúp cho Đại Việt ngày càng khẳng định đƣợc sức mạnh và đẩy nhanh quá trình tập trung hóa quyền lực và kiểm soát lãnh thổ. Những thay đổi này đã đƣa tới quá trình xác lập lại biên giới kéo dài suốt từ sau khi quân đội nhà Tống rút quân khỏi lãnh thổ Đại Việt cho đến khi lần đầu tiên đƣờng biên giới giữa Đại Việt và các đế chế Trung Hoa đƣợc xác định một cách chính thức bằng một thỏa thuận về biên giới năm 1084. Vào các thế kỷ XI - XIV, khu vực biên giới phía bắc Việt Nam đƣợc biết đến nhƣ là một vùng đất giàu có với nhiều loại tài nguyên đƣợc coi là quý giá thời bấy giờ. Theo thống kê của Momoki Shiro, trong các cống phẩm của Đại Việt đƣợc gửi đến Trung Hoa dƣới thời Tống, vàng bạc chiếm một vị trí quan trọng với 16 lần đƣợc nhắc tới trên tổng số quà tặng của 41 sứ bộ triều cống. Đặc biệt vào năm 1155, trong tổng số hàng cống phẩm, 1000 lạng vàng đã đƣợc nhà Lý gửi biếu cho triều Tống, trong khi tổng số vàng sản xuất của Trung Hoa chỉ bằng 15000 lạng mỗi năm trong năm 1049 đến 1054, và 6000 lạng mỗi năm từ năm 1064 đến 1067. Trong khi đó, tuyến biên giới giữa nhà Tống và Đại Việt dọc theo con đƣờng thủy lộ lấy sông Hồng làm trung tâm ở phía tây đã trở thành cầu nối cho sự liên lạc kinh tế - văn hóa giữa các quốc gia ở khu vực và cộng đồng các dân tộc vùng ngoại di phía tây nam Trung Quốc.
Trên bình diện quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn thế kỷ XV – XVII, các học giả Trung Quốc đã chỉ ra hai hình thức căn bản khi nghiên cứu quan hệ thƣơng mại biên giới Việt - Trung thời Minh đó là các hoạt động buôn bán chính thức thông qua các sứ đoàn ngoại giao và hình thức thứ hai là các loại hình mậu dịch dân gian diễn ra ở khu vực biên giới. Bên cạnh các nguồn sử liệu của Đại Việt, các sử liệu của nhà Minh cũng cho chúng ta một cái nhìn đa dạng hơn về các hoạt động trao đổi này. Chẳng hạn, “tháng 3 năm 1477, Tuần phủ Vân Nam Tả phó đô đốc Ngự sử là Vƣơng Thứ cho biết: “Gần đây nhận đƣợc tin An Nam sai ngƣời bí mật đến các xứ nhƣ Lâm An trinh sát tình hình, lại sai ngƣời đến thác Liên Hoa, huyện Mông Tự mua đồng để đúc binh khí” [132, tr. 99]. Năm 1481, các quan lại địa phƣơng của chính quyền nhà Minh tâu lên: “Mỏ đồng thuộc châu Lộ Nam (Vân Nam) thƣờng bị kẻ gian ăn cắp đồng đã luyện đem bán cho Giao Chỉ chế binh khí. Vì vậy, nay xin gửi công văn xuống ty sở tại để đóng cửa mỏ này, miễn đóng thuế năm, xin cấp chiếu chỉ trên bảng cấm chỉ; kẻ buôn bán đồng ra khỏi biên giới luận tội tử hình, gia thuộc bị đày đến nơi lam chƣớng sung quân [132, tr. 103-104].
27
Còn ở Đại Việt, cuộc xung đột vũ trang giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn bắt đầu diễn ra từ những năm 20 của thế kỷ XVII không phân thắng bại mà dẫn đất nƣớc đến chỗ chia cắt. Cuộc chiến Đàng Trong – Đàng Ngoài buộc cả hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn phải thay đổi chính sách ngoại thƣơng, mở cửa đối với thƣơng nhân nƣớc ngoài, nhất là đối với Hoa kiều. Từ đầu thế kỷ XVI, ruộng đất tƣ hữu phát triển mạnh mẽ và cùng với chế độ chiếm hữu lớn, tƣ nhân về ruộng đất đã làm cơ sở cho một cuộc biến động bùng nổ, chấm dứt thời kì thống trị của nhà Lê Sơ và sự thống nhất của cả nƣớc dƣới một chính quyền chuyên chế. Tiếp theo đó, hàng chục năm chiến tranh phong kiến liên miên ở các thế kỷ XVI - XVII không những tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế nông nghiệp mà còn là điều kiện thuận lợi cho bọn phong kiến, địa chủ địa phƣơng hoành hành, chấp chiếm ruộng đất. Chế độ sở hữu tƣ nhân còn phát triển mạnh hơn do sự thúc đẩy của những hoạt động công thƣơng nghiệp, sự ra đời của các đô thị, sự phổ cập hơn nữa của quan hệ hàng hoá - tiền tệ . Sau khi kết thúc chiến tranh với nhà Mạc, năm 1677, chính quyền Đàng Ngoài đã có phần nhƣợng bộ nhân dân trong các chính sách kinh tế, xã hội, nhƣ miễn thuế cho ruộng đất ẩn lậu, cho phép ruộng khai hoang trở thành ruộng tƣ, cấm quan lại không đƣợc quấy nhiễu, hạch sách nhân dân… Tình hình kinh tế - xã hội Đàng Ngoài tƣơng đối ổn định, kinh tế nông nghiệp có phần đƣợc phục hồi.
Trong kinh tế nông nghiệp, đối với chính sách phân cấp và quản lý ruộng đất, chính quyền Đàng Ngoài vẫn trực tiếp quả lý các bộ phận ruộng đất nhƣ ruộng do các bộ quản lý, ruộng quân, ao hồ, rừng núi. Ruộng cung tiến và thuộc điền cũng do triều đình trực tiếp quản lý. [108, tr.84]. Cũng năm 1724, chúa Trịnh Cƣơng cũng ban hành lại lệ cấp ruộng cho những ngƣời đi sứ. Theo quy định của Triều đình, "thời hạn đƣợc thƣởng số ruộng đó là 16 năm" [108, tr.88]. Trong quan hệ bang giao với Trung Quốc thời kỳ này thì, cứ 3 năm nhà Trịnh phải cử một đoàn phái bộ sang cống nộp hoặc trao đổi vấn đề quốc sự. Sự phát triển của chế độ tƣ hữu tƣ nhân về ruộng đất càng về sau càng tăng và trong tình hình của những thế kỷ XVII đã dẫn đến tình trạng phân tán. Lợi dụng sự kiểm soát yếu ớt của nhà nƣớc trung ƣơng, đặc biệt là trong những năm chiến tranh, bọn địa chủ phong kiến địa phƣơng mặc sức hoành hành, lấn chiếm ruộng đất, sông hồ đƣờng xá của chung, tự tiện thu thuế bến đò, đặt sở tuần ty để thu tiền của khách thƣơng qua lại. Những hành động ngang ngƣợc của bọn quan lại, địa chủ, cƣờng hào địa phƣơng chứng tỏ rằng, ở thế kỷ XVII, những quan hệ sản xuất phong kiến đã thống trị vững chắc ở nông
28
thôn và hình thành những xu hƣớng nâng cao quyền hành cá nhân của địa chủ phong kiến, đặc biệt trong phạm vi từng làng xã. Đến giữa thế kỷ XVIII, trƣớc tình trạng dân phiêu tán diễn ra ngày càng phổ biến đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc sản xuất. Để khắc phục tình trạng này, các chúa Trịnh đã áp dụng b iện pháp cho binh lính và dân phiêu tán khai hoang, lập đồn điền. Những biện pháp tích cực mà các chúa Trịnh cho thực hiện suốt hai thế kỷ XVII - XVIII đã phần nào đem lại sự ổn định và phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo cơ sở cho ổn định chính trị - xã hội trong thời kỳ này.
Đối với kinh tế công thƣơng nghiệp, thời kỳ này, chính quyền Lê - Trịnh vẫn duy trì hai hình thức kinh tế thủ công nghiệp: thủ công nghiệp Nhà nƣớc và thủ công nghiệp nhân dân. Tất cả đều do Bộ công, Công phiên và Hộ phiên trực tiếp quản lí. Trong thƣơng nghiệp, vai trò của Nhà nƣớc thể hiện ở các chính sách thuế, phƣơng thức đánh thuế cũng nhƣ thủ tục và cách thức quản lý. Các yếu tố này sẽ có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển của kinh tế thƣơng nghiệp. Đối với nội thƣơng, triều đình Lê - Trịnh thực hiện đánh ba loại thuế vào mỗi loại hàng hoá gồm: thuế thổ sản; thuế tuần ty, thuế đò và thuế chợ.
Theo Phan Huy Chú, năm 1724 Nhà nƣớc đã định ngạch thuế thổ sản cho 119 loại hàng hoá bao gồm: 10 loại kim loại; 15 loại gỗ và củi; 12 loại thuỷ hải sản; 2 loại than; 25 loại các vật dụng nhƣ muối, vải, sơn…; 31 loại thập vật nhƣ thuyền, giấy…; 24 loại vật thờ cúng [15, tr.80]. Trong đó các loại nhƣ thuế muối, quế và đồng, đã đƣợc định cụ thể. Chẳng hạn năm 1720, Triều đình định thuế muối nhƣ sau: ở nội trấn thì 100 cân nộp 1 tiền quý; ở ngoài trấn thì 100 cân nộp 3 tiền quý. Năm 1770 Triều đình lại có quy định: mỗi mẫu muối, ruộng công phải nộp 8 tiền; ruộng tƣ nộp 3 tiền; còn ruộng ngoài đê thì đƣợc giảm 2 tiền [15, tr.81]. Nhƣ vậy, số thuế sản vật đối với muối, ngƣời sản xuất phải đóng bằng tiền hoặc bằng muối thời kỳ này là khoảng 2/10 số muối làm ra. Bên cạnh đó, đối với thuế đồng: cứ 100 cân đồng đáng giá 100 quan thì phải nộp 4 tiền 36 đồng. Dƣới thời kỳ Lê - Trịnh, một điểm đáng chú ý là sự thay đổi trong cách nhận thức về hoạt động thƣơng nghiệp và thái độ đối với thƣơng nhân của Nhà nƣớc. Trong lúc kinh tế nông nghiệp đi xuống và do đó kéo theo sự sa sút của đời sống kinh tế nói chung, thì chính thƣơng nghiệp đã làm giảm nhẹ đƣợc tình hình căng thẳng về quan hệ cung cầu của sinh hoạt nhân dân. Trong lệ bãi bỏ thuế tuần ty (1743) chúa Trịnh Doanh đã nói: “ngày nay tài lực của nhân dân thiếu hẳn đi, chỉ còn trông vào bọn phú thƣơng chuyên chở lƣu thông chỗ có đến nơi không thì mới tạm đủ” [15, tr.85].
29
Rõ ràng từ chỗ coi nghề buôn là “mạt nghệ”, nay Nhà nƣớc đã công nhận vai trò quan trọng của nó trong cơ cấu kinh tế xã hội. Thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của hoạt động thƣơng nghiệp cũng tức là có sự đánh giá khác đi với tầng lớp thƣơng nhân. Alexander de Rhodes trong hồi ký của mình đã tả lại cảnh đăng quang của nhà vua, "trong đó đại biểu của phƣờng buôn và phƣờng thợ đƣợc thay mặt nhân dân Kinh đô vào chúc mừng “vị minh chủ” mới" [115, tr.42].
Đối với ngoại thƣơng, chính quyền Đàng Ngoài thi hành chính sách mở cửa về ngoại thƣơng. Thực hiện chính sách này một mặt là do nhu cầu của triều đình, mặt khác cũng do ảnh hƣởng của sự phát triển kinh tế hàng hoá ở trong nƣớc và công cuộc tìm kiếm thị trƣờng của các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây đã kích thích mạnh mẽ các hoạt động thƣơng nghiệp ở Đàng Ngoài. Sự mở rộng quan hệ trao đổi buôn bán với tất cả các nƣớc muốn đặt quan hệ thông thƣơng là thể hiện rõ nhất tính chất linh hoạt và tích cực trong các chính sách thƣơng nghiệp của chính quyền Đàng Ngoài ở thế kỷ XVII - XVIII. Chúng ta cần biết rằng mặc dù Nhà nƣớc tìm cách độc quyền trong công thƣơng nghiệp nhƣng không cấm lƣu thông bất cứ một loại hàng hoá nào nên hầu nhƣ tất cả các loại mặt hàng mà thƣơng nhân nƣớc ngoài cần thì họ đều có thể gom mua. Lúc này, hàng hóa mua vào thƣờng là: Súng, thuốc súng, giáo, gƣơm, diêm tiêu, lƣu huỳnh, lụa, là, gấm, vóc, thảm dệt, san hô, hổ phách, đồ trang sức bằng thuỷ tinh và pha lê, một số đồ vật quang học nhƣ đèn ảo đăng, ống nhòm, lăng trụ, ống xem hoa, đồ gỗ chạm trỗ vàng bạc, gốm sứ, gạch hoa, tiền đồng, bạc. Còn hàng hóa bán ra thƣờng là tơ, lụa, đƣờng, vàng, trầm hƣơng, quế, sơn, nhựa thông, xạ hƣơng, tê giác, bạch trĩ, hƣơu trắng, các loại hải sản, đồ gỗ sơn son thiếp vàng, gốm, sứ.
Các chúa Trịnh đã nhiều lần viết thƣ và gửi tặng phẩm cho ngƣời đứng đầu các công ty, thƣơng đoàn đến quan hệ buôn bán với Đàng Ngoài để bày tỏ nhiệt tình sẵn sàng tiếp đãi các khách buôn ngoại quốc. Trong thƣ gửi Phó toàn quyền Hà Lan ở Đài Loan, Trịnh Tráng viết: '' mong rằng tàu thuyền của ngài hàng năm đến mua và bán tuỳ sở thích" [166, tr.37]. Các phố khách, thƣơng điếm của thƣơng nhân ngoại quốc đƣợc phép lập nên tại một số trung tâm đô thị nhƣ Thăng Long - Kẻ Chợ, phố Hiến, Vạn Ninh… và hoạt động trong một thời gian dài đã phản ánh kết quả của chính sách mở cửa khá năng động của chính quyền Lê - Trịnh ở thế kỷ XVII - XVIII. [146, tr.54-63]. Triều đình Lê - Trịnh còn thực hiện một chính sách tổ chức quản lý và kiểm soát hết sức chặt chẽ. Tất cả các thuyền buôn nƣớc ngoài trƣớc khi đem hàng ra bán đều phải đƣợc kiểm tra tất cả các loại
30
mặt hàng. Sau đó chính quyền sẽ cấp giấy lƣu thông cho những hàng hoá đó và còn phải ''… trả tiền nhập cho các hàng hoá và tiền đỗ bến trƣớc khi có lệnh dỡ hàng" [163, tr.127]. Thực ra món gọi là ''tiền nhập cho các hàng hoá" không phải là thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Đó chỉ là điều kiện để có thể đƣợc buôn bán. Điều kiện đó là phải nộp cho vua chúa một số tiền đặt hàng trƣớc tuỳ theo sự điều đình giữa 2 bên. Các chúa đàng Ngoài ''thƣờng đòi khoảng 100 000 lạng bạc" [163, tr.28]. Chính quyền Lê - Trịnh chủ yếu chỉ cho phép thƣơng nhân nƣớc ngoài mua bán với Triều đình. Hay nói cách khác, cũng nhƣ chính sách trong nội thƣơng, nhà nƣớc cố gắng giành độc quyền mua bán. Chẳng hạn, ngƣời Hà Lan khi thông thƣơng với Đàng Ngoài ''thì cứ theo lệ cũ, mua 25000 lạng bạc tơ của chúa, 10000 lạng bạc tơ của thế tử và của một số đại thần" [107b, tr.176]. Có thể thấy rằng, việc độc quyền buôn bán của Nhà nƣớc trong ngoại thƣơng mang tính hai mặt, một mặt kìm hãm sự phát triển của thủ công nghiệp, mặt khác bảo đảm sự bình ổn của giá cả. Dù sao, những chính sách tích cực trong ngoại thƣơng đã góp phần làm cho kinh tế công thƣơng nghiệp Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII phát triển một bƣớc.
Đối với thủ công nghiệp nhà nƣớc, triều đình trực tiếp quản lí các ngành thủ công nghiệp nhƣ đóng tàu, đúc tiền, đúc súng…Trong thế kỷ XVII - XVIII, chính quyền Lê - Trịnh vẫn thực hiện chính sách công xƣởng, quan xƣởng. Đây là loại hình thủ công nghiệp Nhà nƣớc có từ thời Lý, nhằm đáp ứng nhu cầu về mọi mặt của triều đình nhƣ xây dựng các đền đài, cung điện, sản xuất vũ khí, khai thác mỏ, sản xuất các đồ dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của tầng lớp vua quan. Về cách thức tổ chức sản xuất đối với loại hình thủ công nghiệp này, chính quyền Lê - Trịnh vẫn duy trì chế độ cộng tƣợng. Trong đó, nhân công lao động trong các xƣởng sản xuất đƣợc huy động theo chế độ trƣng tập với những thời gian dài ngắn khác nhau. Trong những xƣởng thủ công của Nhà nƣớc, thợ đƣợc tổ chức thành đội ngũ nhƣ binh lính và sản xuất theo hình thức lao dịch, đƣợc cấp phát tiền, gạo nhƣ quân đội. Các xƣởng cũng đƣợc lập ở những nơi thuận tiện việc sản xuất: Xƣởng đóng tàu thuyền thì ở Bãi Cháy và Bến Thủy; Xƣởng đúc súng ở Kinh thành Thăng Long; Xƣởng đúc tiền thì đƣợc lập ở Nhật Chiêu và Cầu Giền trong Kinh thành. Từ năm 1753, do nhu cầu lớn về tiền tệ, Nhà nƣớc có cho phép trấn Sơn Tây mở thêm trƣờng đúc tiền. Sau đó, các trấn đua nhau đúc tiền gây nên nạn “tiền hoang”. Trƣớc tình hình đó, năm 1760, Nhà nƣớc đã bãi bỏ việc đúc tiền tại các trấn, chỉ để lại hai xƣởng đúc tiền trong Kinh kỳ. Các công xƣởng của Nhà nƣớc thời kỳ này, ngoài việc sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của Triều đình nhƣ trên còn đƣợc các chúa
31
Trịnh tổ chức để sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu thƣơng mại mà Triều đình nhận theo đơn đặt hàng của thƣơng nhân nƣớc ngoài.
Đối với thủ công nghiệp nhân dân, biện pháp lớn nhất của chính quyền Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII - XVIII là thực hiện chính sách “mở cửa”, thông thƣơng với các nƣớc. Chính sự phát triển thƣơng nghiệp đã kích thích các ngành thủ công nghiệp nhân dân phát triển theo. Hàng chục làng nghề thủ công đƣợc hình thành ở khắp các địa phƣơng mà tập trung nhất là tại Kinh kỳ - Kẻ Chợ và Phố Hiến đã phản ánh sinh động kết quả của các chính sách mở cửa. Triều đình còn thực hiện một số chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động thủ công nghiệp nhƣ cấp đất, cho phép mở các phƣờng thủ công để sản xuất hàng hóa. Nếu