Tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán đang niêm yết (Trang 81)

- T ạp chí Finance Asia Nhà môi gi ới tốt nhất Việt Nam nă m

3.2.1Tiềm lực tài chính

14 Quyết định 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ

3.2.1Tiềm lực tài chính

Tăng vốn là nhu cầu tất yếu để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động, đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động cho CTCK. Hiện nay, CTCK có nhiều hình thức tăng vốn như phát hành chứng khoán ra công chúng, phát hành riêng lẻ; và đối tượng hướng đến cũng đa

dạng: đại chúng, cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước. Lựa chọn hình thức và đối tượng để tăng vốn, CTCK cần căn cứ trên tình hình kinh tế, thị

trường và đặc điểm của công ty, cũng như những cân nhắc thiệt hơn giữa các hình thức. Một yêu cầu quan trọng đối với phương án tăng vốn là tính hiệu quả và khả thi của phương án, bởi vì nếu không tính đến hai yếu tố đó, việc tăng vốn có thể trở thành gánh nặng cho hoạt động kinh doanh, dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động cho CTCK.

CTCK có thể linh hoạt lựa chọn hình thức phát hành: cổ phiếu, trái phiếu và/hoặctrái phiếu chuyển đổi

Trong thời gian qua rất ít CTCK thực hiện phát hành trái phiếu, hầu hết các CTCK đều

ưa chọn hình thức phát hành cổ phiếu. Hiện tại với cơ cấu nguồn vốn có tỷ lệ nợ thấp, CTCK có thể phát hành trái phiếu mà vẫn đảm bảo mức độ an toàn tài chính cho phép vừa có thể tận dụng được lợi thế của tấm chắn thuế khi ưu đãi về thuế dành cho CTCK

đã hết.

Ngoài ra, phát hành trái phiếu chuyển đổi cũng là lựa chọn tốt cho CTCK vừa tận dụng

ưu thế của trái phiếu và cổ phiếu. Trái phiếu chuyển đổi không còn là một khái niệm xa lạ, SSI là CTCK tiên phong và thành công trong 2 lần phát hành trái phiếu chuyển đổi (ra công chúng và riêng lẻ).

CTCK cần linh hoạt lựa chọn đối tượng tăng vốn

CTCK đang niêm yết có lợi thế về thành phần cổđông là đại chúng, nguồn vốn cực lớn nên phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu thường thành công khi thị trường có những diễn biến tích cực. Nhưng nếu lạm dụng phương thức này trong hoàn cảnh thị

trường chưa thực sự tăng trưởng bền vững thì khả năng thành công của phương án sẽ

thấp.

Một cách huy động nguồn vốn chủ sở hữu khác là dựa vào tiềm lực tài chính của những cổđông lớn và cổđông chiến lược.

Chọn ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác làm cổđông chiến lược: Phương án này mang lại lợi ích cho cả hai bên. Về phía CTCK, họ đảm bảo được các gói dịch vụ cho nhà đầu tư về quản lý tài chính, hạn mức tín dụng; tận dụng được ưu thế về vốn, công nghệ, mạng lưới hoạt động và kinh nghiệm quản lý tài chính; có nguồn khách hàng doanh nghiệp tiềm năng sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính cùng nhiều tiện ích khác. Thực tế cho thấy trong số 20 CTCK có vốn điều lệ lớn nhất, có đến 60% công ty là công ty con của ngân hàng, bảo hiểm hay quỹ phát triển.

Chọn hướng hợp tác với cổđông chiến lược nước ngoài, ưu tiên trong ngành tài chính chứng khoán:

Sự tham gia góp vốn của các tổ chức tài chính lớn trên thế giới sẽ tăng cường năng lực quản lý, kinh nghiệm hoạt động, tính chuyên nghiệp và khả năng cạnh tranh. Sự góp vốn mang tính chiến lược này mang tính bền vững bởi họ đầu tư vào để kinh doanh chứ không phải mua đi bán lại. Tuy nhiên, khi hợp tác với các đối tác nước ngoài, các CTCK trong nước cần cân nhắc về nhiều mặt như quyền kiểm soát, khả năng theo đuổi chiến lược dài hạn, vì họ luôn hoạt động chuyên nghiệp và chịu đầu tư hơn các công ty Việt Nam.

Xét trong nhóm CTCK nghiên cứu, SSI là công ty đã phát huy được lợi thế hợp tác với cổ đông chiến lược là Daiwa Securities Group Inc. (DSGI). Với SSI, DSGI là đối tác có mục tiêu và giá trị tương đồng. Việc kết hợp với DSGI cũng sẽ góp phần quảng bá hình ảnh SSI tại thị trường Nhật Bản, một nền kinh tế mạnh nhất Châu Á, và cũng là

đất nước có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời SSI sẽ nhanh chóng tiếp cận và đưa vào sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại cũng như các giải pháp quản trị

tiêu biểu trên thế giới. Sự chú trọng hợp tác và đầu tư đã mang lại hiệu quả cho SSI trong mảng môi giới cho nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và cho nước ngoài nói chung. Liên tiếp 2 năm 2008 và 2009, SSI dẫn đầu thị phần môi giới nước ngoài về cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, thứ hai về trái phiếu; dẫn đầu thị trường về số lượng tài khoản cá

nhân và tổ chức nước ngoài. Đây là bài học kinh nghiệm cho các CTCK khác vận dụng vào bối cảnh đặc thù của mình.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán đang niêm yết (Trang 81)