8 Xem Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam
2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các CTCK niêm yết
Từ quý II năm 2009, cùng với sự hồi phục tương đối nhanh của TTCK, hoạt động kinh doanh của các CTCK được cải thiện, đến cuối năm 2009 các CTCK đều có lãi.
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 của các CTCK niêm yết (Đvt: tỷđồng)
TT Mã CK Vốn
góp VCSH Tổng TS DOANH
THU
LN THUẦN
TỪ HĐKD LNTT LNST ROS ROA ROE
1 BVS 722 1.241 1.776 292 174 174 174 59,6% 9,8% 14,0% 2 HPC 310 396 465 110 13 13 13 11,8% 2,8% 3,3% 3 KLS 1.000 1.508 2.342 435 363 353 352 80,9% 15,0% 23,3% 4 SSI 1.533 4.849 7.077 1.122 882 956 804 71,7% 11,4% 16,6% 5 AGR 1.200 1.355 10.630 518 180 180 154 29,7% 1,4% 11,4% 6 CTS 790 852 1.120 284 121 120 103 36,3% 9,2% 12,1% 7 HCM 395 1.548 2.089 506 322 336 278 54,9% 13,3% 18,0% 8 SHS 411 470 613 197 101 102 85 43,1% 13,9% 18,1% 9 VIX 302 335 471 93 44 43 36 38,7% 7,6% 10,7% 10 WSS 366 402 442 103 76 81 67 65,0% 15,2% 16,7% Nguồn: BCTC các CTCK 2.2.2.1 Các chỉ tiêu sinh lời
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu sinh lời của CTCK năm 2009
Nguồn: BCTC của các CTCK
TT Mã CK ROS ROA ROE
1 BVS 59,6% 9,8% 14,0% 2 HPC 11,8% 2,8% 3,3% 3 KLS 80,9% 15,0% 23,3% 4 SSI 71,7% 11,4% 16,6% 5 Bình quân 4 CTCK 56,0% 9,7% 14,3% 6 Bình quân các CTCK niêm yết còn lại 44,6% 10,1% 14,5% 7 Bình quân các CTCK niêm yết 49,18% 9,96% 14,41%
Trong 4 CTCK quan sát, KLS có sức sinh lời lớn nhất, với ROS, ROA và ROE lần lượt là 80,9%, 15% và 23,3%. KLS và SSI có các chỉ số sinh lời cao hơn mức trung bình, trong khi BVSC xấp xỉ mức trung bình và kém nhất là HPSC. Đặc biệt, ROS bình quân của 4 công ty này là 56%, cao hơn đáng kể so với ROS bình quân các CTCK niêm yết còn lại và ROS ngành. Tuy nhiên, ROA và ROE của 4 CTCK chỉ còn xấp xỉ
với mức bình quân của ngành. Điều này cho thấy, nhóm 4 CTCK đã không tiếp tục sử
dụng tài sản và vốn chủ sở hữu của mình hiệu quả vượt trội hơn các CTCK khác.
Bảng 2.5 Tỷ lệ chi phí trên doanh thu của các CTCK năm 2009
Chỉ tiê u BVS HPC KLS SSI
Tỷ lệ CP HĐKD CK trên DTT 0,18 0,75 0,17 0,21 Tỷ lệ CP quản lý doanh nghiệp
trên DTT 0,22 0,13 0,02 0,01
Nguồn: BCTC của các CTCK
Đối chiếu trong nhóm, chi phí đã chiếm tỷ trọng quá cao trong doanh thu thuần của HPSC (88%). Đặc biệt, tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp của BVSC và HPSC cao hơn KLS và SSI gấp nhiều lần. Chính gánh nặng chi phí này đã làm giảm LNST, kéo sức sinh lời trên đồng vốn của HPSC và BVSC xuống thấp hơn 2 công ty kia.
2.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu khác có liên quan đến hiệu quả hoạt động
Các hệ số thanh toán
Đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ nguồn tài sản ngắn hạn theo mức độ thanh khoản tăng dần của tài sản lưu động, qua các chỉ tiêu hệ số
Bảng 2.6 Hệ số thanh toán của các CTCK TT CTCK HSTT hiện thời HSTT nhanh HSTT tiền mặt 1 BVSC 2,37 2,36 0,89 2 HPSC 4,82 4,72 1,04 3 KLS 2,44 2,43 1,62 4 SSI 2,51 2,51 1,42 5 Bình quân 4 CTCK 3,04 3,01 1,24 6 Bình quân các CTCK niêm yết còn lại 3,78 3,77 1,02 7 Bình quân các CTCK niêm yết 3,48 3,47 1,11 Nguồn: BCTC của các CTCK
Nhìn chung hệ số thanh toán của các 4 CTCK: BVSC, HPSC, KLS và SSI thấp hơn trung bình ngành. Điều này không có nghĩa 4 CTCK này có khả năng thanh khoản kém. Với hệ số thanh toán hiện thời bình quân đạt trên 3, một đồng nợ ngắn hạn được
đảm bảo thanh toán bằng 3 đồng tài sản ngắn hạn; hệ số thanh toán tiền mặt trên 1, một
đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1 đồng tiền mặt, thể hiện tình hình thanh khoản của các CTCK rất mạnh, nhưng mặt trái cũng cho thấy lượng tiền mặt dồi dào nghĩa là các CTCK đã chưa tận dụng hết khả năng sinh lợi của đầu tư.
Chỉ tiêu đánh giá thay đổi về nguồn vốn
Trái với sự suy giảm mạnh vào cuối năm 2008 so với cuối năm 2007, vốn chủ sở hữu cuối năm của các CTCK đều tăng mạnh với mức trung bình đến 44%, làm cho tổng nguồn vốn cũng tăng mạnh (+ 51%).
Bảng 2.7 Thay đổi tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu năm 2009 của các CTCK 2008 2009 Thay đổi (%) 2008 2009 Thay đổi (%) 1 BVSC 1.439 1.776 23,4% 1.068 1.241 16,2% 2 HPSC 447 465 4,0% 385 396 2,9% 3 KLS 917 2.342 155,4% 685 1.508 120,1% 4 SSI 5.621 7.077 25,9% 3.896 4.849 24,5% 5 Bình quân 4 CTCK 2.106 2.915 38,4% 1.509 1.999 32,5% 6 Bình quân các CTCK niêm yết còn lại 1.821 2.561 40,7% 612 827 35,1% 7 Bình quân ngành 1.935 2.703 51,0% 971 1.296 44,0% TT Tổng Nguồn vốn Vốn chủ sở hữu CTCK Nguồn: BCTC của các CTCK
Mức thay đổi vốn chủ sở hữu của nhóm CTCK quan sát thấp hơn trung bình ngành, bình quân nhóm tăng 32,5% so với bình quân ngành là 44%. Mức tăng cao nhất thuộc về CTCK Kim Long, gấp 3 lần mức trung bình ngành.
Lý do của sự gia tăng nguồn vốn: TTCK năm 2009 hồi phục tương đối nhanh tạo điều kiện cho CTCK hoạt động có lãi, các khoản hoàn nhập dự phòng gián tiếp góp phần gia tăng lợi nhuận giữ lại, cộng với các đợt huy động vốn ngay khi điều kiện thị trường thuận lợi. Liên tục trong năm 2008 - 2009, SSI đã tăng vốn điều lệ từ 1.200 tỷ lên 1.533 tỷ; KLS tăng vốn điều lệ từ 315 lên 1.000 tỷđồng. Nhìn vào các chỉ số bình quân ngành, tăng vốn đã là xu hướng chung của các CTCK, nhằm nâng cao năng lực tài chính đểđẩy mạnh các hoạt động đầu tư tự doanh, tăng cường năng lực bảo lãnh phát hành, gia tăng thị phần môi giới. Như vậy, xét về dài hạn, tăng vốn sẽ tăng doanh thu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của CTCK.
Mức độ tăng doanh thu
Xét mức độ tăng giảm doanh thu của từng nghiệp vụ của CTCK của năm 2009 so với năm 2008, có đối chiếu đến tốc độ tăng giá trị giao dịch của toàn thị trường.
Bảng 2.8 Mức độ tăng/giảm doanh thu trên từng nghiệp vụ năm 2009/2008 so toàn thị trường
CTCK
Mức độ tăng (giảm) doanh thu của từng nghiệp vụ năm 2009/2008 Mức độ tăng (giảm) tổng giá trị giao dịch năm 2009/2008 Bảo lãnh phát hành Tư vấn Tự doanh Môi giới Sàn HSX Sàn HNX Cả 2 sàn BVSC - -57.0% 93.6% 57.5% 183.5% 245.5% 200.4% HPSC - 309.7% 178.0% 74.5% KLS -100.0% -14.0% 74.9% 125.7% SSI 6.8% 431.9% -14.2% 69.5% Nguồn: BCTC của các CTCK, HSX, HNX
Các CTCK đã bắt nhịp cùng với sự hồi phục về giá trị giao dịch của toàn thị trường. So với mức tăng giao dịch tổng 2 sàn HSX và HNX là 200.4%, mức tăng doanh thu môi giới vẫn còn ở mức thấp. Mức tăng cao nhất thuộc về môi giới KLS, kém nhất là BVSC; mức tăng doanh thu tự doanh đáng ghi nhận sự vượt lên của HPSC. Khi thị
trường sôi động trở lại vào năm 2009, hoạt động bảo lãnh phát hành và tư vấn đã “ấm” lên thì SSI là công ty đã tận dụng rất tốt cơ hội này với mức tăng ấn tượng 431,9% doanh thu tư vấn và 6,8% doanh thu bảo lãnh phát hành.
Chỉ tiêu chi phí hoạt động
Bảng 2.9 Mức tăng (giảm) chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán
CTCK Mức tăng (giảm) tổng doanh thu
Mức tăng (giảm) chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán
BVSC 36.7% -91.0%
HPSC 61.4% -53.2%
KLS 65.1% -88.1%
SSI 6.3% -68.5%
Trái ngược với tốc độ tăng doanh thu nhanh như trên, chi phí hoạt động kinh doanh của các CTCK năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008.
Lý do chính: theo quy định mới về hạch toán kế toán9, các khoản hoàn nhập dự phòng
được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ. Chính các khoản hoàn nhập dự
phòng quá lớn (từ dự phòng giảm giá chứng khoán cuối năm 2008) đã làm cho chi phí hoạt động năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008, góp phần tăng lợi nhuận sau thuế, gián tiếp nâng cao hiệu suất sinh lời cho CTCK.
Chỉ tiêu về số trích dự phòng giảm giá chứng khoán
Tính cả năm 2009, VN-Index tăng 57%, các khoản đầu tư tài chính ngắn và dài hạn của các CTCK nhìn chung tăng giá trị. So với năm 2008, trong năm 2009 tỷ lệ trích dự
phòng giảm giá đầu tư tài chính trên nguồn vốn và vốn chủ sở hữu giảm mạnh, điều này thể hiện chất lượng tốt của các khoản đầu tư và mức độ bù đắp rủi ro của nguồn vốn cho các khoản đầu tư này ở mức an toàn cao.
Bảng 2.10 Tỷ lệ dự phòng giảm giá đầu tư tài chính trên nguồn vốn và VCSH Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2009 Tỷ lệ dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dài hạn trên tổng nguồn vốn 9,60% 0,46% 2,77% 0,75% 0,43% 0,00% 0,32% 0,03% Tỷ lệ dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dài hạn trên VCSH 17,42% 0,94% 5,20% 1,03% 0,77% 0,00% 0,66% 0,06% Chỉ tiê u BVS HPC KLS SSI Nguồn: BCTC của các CTCK 2.2.2.3 Đánh giá Từ kết quả quan sát, có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhóm 4 CTCK như sau:
9 Xem Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 V/v hướng dẫn kế toán áp dụng đối với CTCK, thay thếQĐ số 99/2000/QĐ-BTC ngày 13/6/2000. QĐ số 99/2000/QĐ-BTC ngày 13/6/2000.
Xét về sức sinh lời:
Tuy nhóm CTCK quan sát có ROS cao hơn bình quân ngành đáng kể, ROA và ROE của nhóm chỉ xấp xỉ với bình quân ngành. Điều này đặt ra vấn đề cho các CTCK tiếp tục nâng cao sức sinh lời trên tài sản và vốn chủ sở hữu, thông qua việc hạ thấp tỷ
trọng chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán và đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp.
Xét về mức độ bền vững của sức sinh lời:
Khả năng thanh khoản:
Các CTCK đều có tính thanh khoản rất cao, khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn có thể đảm bảo hoàn toàn bằng tiền mặt. Điều này có được do các CTCK chú trọng sử
dụng nguồn vốn chủ sở hữu của mình thay vì vốn vay bên ngoài. Lượng tiền mặt dồi dào cũng đặt ra vấn đề về khai thác hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Hoạt động:
Mức độ tăng doanh thu nhanh nhất của CTCK là doanh thu môi giới và tự doanh. Tuy tốc độ tăng doanh thu chưa bằng tốc độ tăng của toàn thị trường nhưng do chi phí giảm mạnh, các CTCK đã thu được lợi nhuận cao.
Từ năm 2008 đến nay, hầu hết các CTCK đều tận dụng thời cơ TTCK đi lên để tiến hành tăng vốn. Đây là xu hướng chung của các CTCK nhằm tăng cường năng lực tài chính phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh, tạo cơ sở bền vững cho sức sinh lời (hay hiệu quả hoạt động) của các CTCK trong tương lai.